MY' HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

10 thg 4, 2010

Tư vấn trong và ngoài công ty

Cũng giống như các nghề dịch vụ khác, nghề tư vấn được coi là nghề “làm dâu trăm họ”. Bao nhiêu khách hàng là bấy nhiêu vấn đề đặt ra buộc chúng ta phải dày công tìm hiểu và nghiên cứu. Trước tiên, có thể nói nghề tư vấn là một nghề hoạt động trong một môi trường năng động. Nó đòi hỏi cũng lắm công phu và chịu áp lực khá lớn từ phía khách hàng thuộc đủ mọi ngành nghề khác nhau. Thêm vào đó, những vấn đề cần được tư vấn lại luôn biến chuyển theo từng ngày. Chính điều này đã khiến các nhà tư vấn luôn phải căng hết đầu óc ra, vận dụng hết tất cả vốn tri thức và hiểu biết của mình để giải quyết từng vấn đề một. Do vậy mà đòi hỏi...

Doanh nghiệp được chẩn đoán như thế nào?

Mục đích chẩn đoán: Xác định những chỗ chưa hiệu quả trong hoạt động doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin cho việc đề xuất và thực hiện những biện pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động Phát hiện kịp thời những vấn đề tiềm ẩn trong hoạt động và hệ thống quản lý của doanh nghiệp, nhằm cải tiến và phòng ngừa, không để vấn đề bộc phát, gây tác động tiêu cực Các bước chẩn đoán Bước 1: Thiết kế khảo sát Nhà tư vấn cần tìm hiểu thông tin ban đầu về doanh nghiệp, tìm hiểu tình hình doanh nghiệp nhằm xác định các điểm chưa hài lòng và những mong đợi của doanh nghiệp. Xác định qui mô doanh nghiệp, phương thức...

Khám sức khoẻ cho doanh nghiệp

Thực ra, với nhiều doanh nghiệp, hằng năm hay theo những định kỳ, đều có những cuộc đánh giá, tổng kết. Nhưng những khi ấy, người ta thường chỉ quan tâm tới thành tích như thế nào, kế hoạch đạt được bao nhiêu phần trăm, lời lỗ hay cổ tức, chứ ít ai để tâm tới việc doanh nghiệp của mình đang có chỗ nào trục trặc, nguyên nhân do đâu để tìm cách khách phục. Lại cũng có tâm lý thông thường của người quản lý, tự cho rằng mình nắm chắc mọi vấn đề của (doanh nghiệp) mình. Chưa kể có nhiều người cũng "ngại" khám kỹ quá sẽ bộc lộ nhiều điều bất lợi (cho cá nhân) mình. Những lý do phải khám sức khoẻ cho doanh nghiệp Lý do đơn giản...

7 căn bệnh lớn về quản trị doanh nghiệp Việt Nam

Ngày 13/11, Hội Marketing Việt Nam (VMA) đã tổ chức buổi thuyết trình và giao lưu với các doanh nghiệp phía Nam với chủ đề “Chẩn bệnh quản trị doanh nghiệp Việt Nam”. Hai chuyên viên tư vấn của VMA đã đưa ra 7 căn bệnh phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp, đồng thời “kê toa” những căn bệnh cụ thể của các doanh nghiệp. Ông Võ Văn Thành Nghĩa, Phó chủ tịch VMA kiêm Trưởng ban tư vấn doanh nghiệp (ông Nghĩa còn được biết đến như một nhà tư vấn-chuyên viên tư vấn thương hiệu cao cấp) cho biết, trong hơn 2 năm qua, VMA đã “chẩn bệnh” (tư vấn) cho 50 doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần và cả doanh nghiệp Nhà nước....

10 viên gạch xây nên bức tường chiến lược

Thông thường, những người chịu trách nhiệm soạn thảo chiến lược cho công ty luôn cho rằng công tác hoạch định chiến lược là một quá trình phức tạp. Thật ra, đó là do họ đã không nắm bắt được sự đơn giản và rõ ràng của các khái niệm về chiến lược, cũng như không biết chính xác đâu là những nhân tố chính để đạt được thành công. Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược có uy tín nhất trên thế giới, đã đi nhiều nơi để thuyết trình về vấn đề này. Chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết 10 yếu tố cơ bản, rõ ràng và dễ hiểu nhất của Michael Porter về các “vật liệu” cần thiết để xây dựng chiến lược. 1. Đừng cố giành vị trí thứ nhất...

Quản trị chiến lược là gì?

Một công ty cho dù có nguồn tài chính phong phú đến đâu, máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng sẽ trở nên vô ích nếu phương thức quản lý không phù hợp. Chính những phương thức quản lý hiệu quả sẽ tạo ra bộ mặt của công ty, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi thay cho sự căng thẳng, u ám trong công ty.Và quản lý chiến lược là một trong số đó. Quản lý chiến lược đề cập tới nghệ thuật hoạch định kế hoạch kinh doanh tại mức cao nhất và hiệu quả nhất có thể. Đó là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo trong công ty. Quản lý chiến lược tập trung vào việc xây dựng một cấu trúc nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của công ty, theo đó các vấn đề mới không ngừng được bổ sung thông qua những nỗ lực phối kết hợp của các nhân viên trong công ty. Quản lý chiến lược có mối liên hệ mật thiết...

Quản trị chiến lược ngày nay

Với sự tăng nhẹ của thị trường chứng khoán và lợi nhuận, các nhà quản trị tập đoàn lại có thể "dám" ngước mắt nhìn về tương lai. “Cầm cự” thành công qua những thời khắc khó khăn bằng cách cắt giảm chi phí và từ bỏ sự xa hoa, thừa mứa, giờ đây họ lại say sưa nói về chiến lược tăng trưởng. Các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản rầm rộ tiến hành khai trương nhà máy mới ở Bắc Mỹ. Một số Hãng Hàng không như EasyJet và Airtran mua thêm lượng lớn máy bay. Hơn thế nữa, các vụ mua lại và sáp nhập đang tái xuất hiện, một dấu hiệu chắc chắn của chủ nghĩa cơ hội. Trong ngành công nghiệp phần mềm, Oracle ra sức mua lại Peopleson, ngay trong tuần này, Arvinmeritor đã mua nhà sản xuất phụ tùng xe hơi Dana, Hãng Alcan thì "về với" Pechiney, một động thái có khả năng làm bùng nổ xu thế hợp nhất trong ngành...

Các chiến lược kinh doanh!

Chiến lược kinh doanh trên bàn cờ Bạn đừng bao giờ cảm thấy hài lòng với sự thành công hiện tại của cty mình, bởi trên thương trường trận chiến không bao giờ có kết thúc. Bạn cố gắng vượt qua các đối thủ hiện có để giành thị trường, thì chẳng bao lâu sau sẽ có những địch thủ mới lên cũng sẽ tìm mọi cách để "qua mặt" bạn. Cách tốt nhất là phải luôn bền bỉ, lúc nào cũng phải có ý chí quyết tâm giành chiến thắng. Korsak Chairasmisak -Giám đốc Cty C.P 7- Eleven tại Thái Lan, chuyên bán lẻ hàng tạp hóa, cho rằng thực hiện chiến lược kinh doanh giống như việc đánh cờ: "Bạn không phải chỉ đơn thuần cố gắng để giành một trận thắng, nếu như vậy bạn có thể trở thành người thua cuộc khi kết thúc cuộc chơi". Bắt đầu hoạt động tại Thái Lan từ năm 1989 sau khi mua thương hiệu 7-Eleven của...

Thách thức các thương hiệu lớn: Cá bé nuốt cá lớn, tại sao không?

Bạn có bao giờ nghĩ một ngày nào đó doanh nghiệp (DN) sản xuất nước giải khát bé nhỏ của bạn sẽ chiến thắng một Coca-Cola lẫy lừng trên chính sân nhà của mình? Dường như đã có một trật tự không thể thay đổi. Nhưng vì sao bạn không thử làm một cuộc soán ngôi? “Hãy thách thức các thương hiệu lớn”- ông Hermawan Kartajaya, chủ tịch Hiệp hội Marketing thế giới, nói với hơn 200 DN tham dự hội thảo về chiến tranh thương hiệu do Công ty PACE VN tổ chức ngày 28-6 vừa qua. Chiến lược của con cá nhỏ: khuấy động ao! Làm thế nào để một DN địa phương nhỏ có thể cạnh tranh và chiến thắng những thương hiệu quốc tế hùng mạnh và lâu đời hơn? “Đó không phải là một nhiệm vụ bất khả thi” - ông Kartajaya khẳng định. Thị trường luôn tràn ngập hàng hóa. Tưởng tượng đó là một cái ao rất yên tĩnh bởi...

Mô hình quản trị trong công ty đại chúng

Trong bối cảnh của ta, khi bàn về đề tài trên thì có câu hỏi là: quản trị nào? Sở dĩ vậy là vì danh từ quản trị dùng ở ta. Các văn bản chính thức quy định “Quản trị công ty” là “corporate governance” và dành cho các công ty niêm yết; trong khi “management” - dẫu không được dịch chính thức - cũng là “quản trị”. Xin cùng tìm hiểu. Quản trị công ty tại các nước phát triển Tại các nước này, khi nói đến việc điều khiển công ty thì có ba lĩnh vực: 1. Luật công ty ấn định cơ cấu quyền lực trong công ty. Đó là trách nhiệm và quyền hạn của đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc và ban kiểm soát. Dựa theo đó các công ty lập ra bản...

Mô hình Kinh doanh, Business Model là gì?

Khái niệm mô hình kinh doanh miêu tả một tầm rộng những mô hình bán hình thức và có hình thức do các liên doanh dùng để đại diện các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, như là các quá trình hiện hành, các cấu trúc tổ chức, và những dự báo tài chính. Mặc dù thuật ngữ này có thể thế truy nguyên vào những năm của thập niên 1950, nó chỉ mới đạt được vị trí phổ biến trong những năm của thập niên 1990. Nhiều định nghĩa thân mật của thuật ngữ đó có thể tìm thấy trong tác phẩm kinh doanh được nhiều người ngưỡng mộ, ví dụ như định nghĩa sau đây: “Một mô hình kinh doanh là một công cụ quan niệm chứa một bộ có nhiều phần tử và của các...

Làm thế nào để giữ vững niềm tin trong cuộc khủng hoảng?

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho niềm tin của mọi người cũng bị khủng hoảng trầm trọng theo, bạn phải làm gì để giữ vững niềm tin? Mc Kee sẽ tư vấn cho bạn bằng một phương trình mang tên hi vọng... Trong một vài bài viết gần đây, tôi đã từng nói rằng gần như không ai trong chúng ta có thể làm được công việc vá lại lỗ hổng của cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra cho thị trường. Bản thân tôi đặc biệt chú ý tới sự tương trợ lẫn nhau, tới những cuộc đối thoại trầm tĩnh đề phần nào che bớt đi sự ảm đạm của những gì đang diễn ra với tất cả mọi người, không trừ một ai, trong thời kì đầy khó khăn này.Và ai cũng đang kiếm tìm...

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More