MY' HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

12 thg 3, 2010

Công cụ tìm kiếm và Quan hệ công chúng

Trong những năm gần đây, các chuyên gia tiếp thị trực tuyến nhận ra tầm quan trọng của vị trí sản phẩm/doanh nghiệp trong các bảng xếp hạng qua mạng Internet được tìm kiếm nhiều nhất. Trên thực tế, một ngành mới với tên gọi Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO) đã được hình thành khi các chuyên gia công nghệ nhận thấy rằng việc thao túng một số khía cạnh nhất định của trang web có thể tạo ra các thứ hạng cao.
Quan hệ công chúng là hoạt động mà thông qua đó, các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ đề cập về các vấn đề lien quan đến tên sản phẩm, tên công ty hoặc tên một cá nhân nào đó. Mục tiêu của người làm PR là quảng bá tên tuổi của công ty, cá nhân thông qua các phương tiện truyền thông mà không phải trực tiếp trả tiền cho phương tiện truyền thông đó. Nói chung, nhiều kịch bản được tạo dựng trên các tờ báo, tạp chí hay trên truyền hình thường được bắt đầu từ gợi ý của nhân viên PR (có thể đó là một cuốn sách, một bài hát, một bộ phim, một sản phẩm hàng tiêu dùng…).

Nếu kịch bản thành công, các phóng viên hoặc biên tập viên sẽ "bám theo" kịch bản đó để viết bài về công ty, hoặc ít nhất là cũng có đề cập đến tên tuổi công ty trong lĩnh vực mà công ty hoạt động. Bằng cách này, công dụng của truyền thông cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức của người đọc về công ty đó. Tại sao vậy? Bởi vì các phương tiện truyền thông đại chúng thông thường được nhìn nhận như là một "trọng tài" , nghĩa là không thiên vị trong việc đưa tin, vì ý kiến về công ty và việc nhắc đến tên công ty không do mục đích tài chính (khác với quảng cáo) mà dựa trên đánh giá của chính cơ quan truyền thông.

Bây giờ chúng ta hãy xem cần phải làm gì để công ty, sản phẩm của bạn lọt vào bảng xếp hạng tìm kiếm nhiều nhất. Khi nhắc đến SEO, phần lớn các chuyên gia tiếp thị cho rằng, đây là một cách quảng cáo qua công cụ tìm kiếm. Thực ra, ở đây có sự khác biệt đáng kể. Các công cụ tìm kiếm lớn, như Google, MSN và Yahoo, không cho phép mua bán thứ hạng. Việc xếp hạng được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn đặt ra bởi công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, cũng như những người phụ trách quan hệ công chúng gây ảnh hưởng đến việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông truyền thống, thì các chuyên gia SEO cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của chương trình tìm kiếm bằng cách sử dụng các kỹ thuật sao cho một trang web phù hợp với các tiêu chuẩn thường xuyên thay đổi của công cụ tìm kiếm (tức là tối ưu hóa trang web). Xét từ góc độ này, SEO làm đúng điều mà một chuyên viên quan hệ công chúng chuyên nghiệp thực hiện, tức là làm cho "trọng tài" - các trang web tìm kiếm, đưa ra mức đánh giá cao.

Các hình thức quảng cáo trên website

Với tư cách là một nhà tài trợ - cung cấp tất cả hoặc một phần vốn cho một chương trình dự án nhất định: có thể là một trang web, một bản tin điện tử hay một diễn đàn thảo luận trực tuyến, chắc chắn bạn sẽ có được một vị trí quảng cáo đẹp nhất, có khả năng thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng.
Web là một "môi trường" rất hiệu quả, cung cấp nhiều cơ hội thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến công ty và sản phẩm của bạn thông qua các chương trình quảng cáo: Có thể dưới hình thức một banner quảng cáo sống động với những hoạt ảnh GIF trên một website có mạng lưới truy cập lớn hay đặt một đoạn text quảng cáo vào trong một bản tin điện tử

1. Đặt banner quảng cáo

Để thiết kế một banner quảng cáo hiệu quả đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, điều quan trọng là việc phác thảo kế hoạch ban đầu cho chiến dịch quảng cáo của bạn đã thực sự là tối ưu chưa? Bạn có thể dành một chút thời gian của mình để tham khảo tại BannerWorkz.com, công việc sẽ đỡ phức tạp hơn đối với bạn.

Tiếp theo, sau khi bạn đã lên được kế hoạch thiết kế banner, bạn cần phải tìm kiếm một vị trí tốt nhất để đặt quảng cáo của bạn. Một vị trí tốt tức là nó phải phù hợp với "đối tượng" quảng cáo của bạn, có cùng một thị trường mục tiêu, và điều quan trọng là với một chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên để tìm kiếm được một vị trí như thế hoàn toàn không dễ dàng. Bạn có thể đặt quảng cáo trên một trang web bất kỳ hay của một nhà chuyên cung cấp các khoảng không quảng cáo trên web, thậm chí bạn có thể tham gia vào các chương trình Banner Exchange Programs, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự cân nhắc và lựa chọn của bạn.

Website là một môi trường mà ở đó không thể phủ nhận rằng các chương trình quảng cáo có thể sẽ mang lại kết quả ngay lập tức, điều này hoàn toàn khác với các hình thức quảng cáo truyền thống khác. Chính vì vậy, việc theo dõi hiệu quả quảng cáo banner trên web là hết sức cần thiết, và có thể thay đổi ngay được chiến dịch quảng cáo bất kỳ khi nào mà số lượng truy cập không tăng thêm.

Có 3 loại hình quảng cáo banner phổ biến:

Quảng cáo banner truyền thống (traditional banner ads): là hình thức quảng cáo banner thông dụng nhất, có dạng hình chữ nhật, chứa những đoạn text ngắn và bao gồm cả hoạt ảnh GIF và JPEG, có khả năng kết nối đến một trang hay một website khác. Quảng cáo banner truyền thống là một hình thức quảng cáo phổ biến nhất và được nhiều người lựa chọn nhất bởi vì thời gian tải nhanh, dễ thiết kế và thay đổi, dễ chèn vào website nhất.

Quảng cáo In-line (In-line ads) : Hình thức quảng cáo này được định dạng trong một cột ở phía dưới bên trái hoặc bên phải của một trang web. Cũng như quảng cáo banner truyền thống, quảng cáo in-line có thể được hiển thị dưới dạng một đồ hoạ và chứa một đường link, hay có thể chỉ là là một đoạn text với những đường siêu liên kết nổi bật với những phông màu hay đường viền.

Quảng cáo pop-up (Pop up ads): Phiên bản quảng cáo dưới dạng này sẽ bật ra trên một màn hình riêng, khi bạn nhắc chuột vào một đường link hay một nút bất kỳ nào đó trên website. Sau khi nhấn chuốt, bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ nhỏ được mở ra với những nội dung được quảng cáo. Tuy nhiên một số khách hàng tỏ ra không hài lòng về hình thức quảng cáo này, bởi vì họ phải nhắc chuột để di chuyển hay đóng cửa sổ đó lại khi muốn quay trở lại trang cũ.

2. Quảng cáo trong các tạp chí điện tử

Có hàng trăm nghìn bản tin điện tử, các nhóm diễn đàn và các danh sách những địa chỉ nhận thông tin thường xuyên hoạt động trong môi trường web. Đó cũng là một cơ hội tốt để bạn tìm kiếm một vị trí cho quảng cáo của mình. Tuy nhiên, câu hỏi lại được đặt ra ở đây là: Thế nào là một vị trí tốt và cách tìm kiếm nó như thế nào?

Trước tiên, bạn cần phải cân nhắc và xác định được đối tượng độc giả của các tạp chí điện tử đó có phù hợp với thị trường mục tiêu của bạn hay không? Nó có thường xuyên được phát hành? Và nội dung của nó có hữu ích và có giá trị để thu hút người đọc hay không?

Thứ hai, tất nhiên bạn cũng không nên bỏ qua vấn đề "chi phí" cho việc đặt quảng cáo của bạn. Chi phí đó có thể thay đổi, không chỉ phụ thuộc vào nội dung và tính phổ biến của tạp chí, mà còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như: vị trí xuất hiện quảng cáo của bạn trên màn hình: phía trên, ở giữa hay phía dưới; các tạp chí điện tử với lượng danh sách đăng ký ít tất nhiên sẽ chấp nhận đặt quảng cáo của bạn với một chi phí thấp, không đáng kể.

3. Tài trợ cho một website hay một bản tin điện tử

Tham dự với tư cách là một nhà tài trợ, bạn cũng có thể thay đổi quảng cáo, làm cho nó xuất hiện nổi bật bằng một đường nhấn kỹ xảo nào đó nhằm tăng sự thu hút đối với khách truy cập website hay độc giả của các bản tin điện tử.

Tất nhiên, khi muốn trở thành một nhà tài trợ, bạn cũng nên cân nhắc, xác định rõ mối quan hệ giữa thị trường mục tiêu mà quảng cáo của bạn muốn nhằm đến với thị trường khách hàng của các website và tạp chí điện tử. Bên cạnh đó, bạn cũng thường xuyên phải theo dõi, kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của quảng cáo với tư cách là một nhà tài trợ.

Thương mại điện tử và ứng dụng trong marketing


Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, bên cạnh những phương tiện quảng cáo truyền thống như TV, báo, tạp chí, Internet đóng vai trò quan trọng và là một phương tiện hiệu quả, tiết kiệm trong việc xây dựng nhận thức của người tiêu dùng đối với một thương hiệu. Người làm marketing có thể sử dụng tất cả những ứng dụng của trang web, nhằm quảng cáo, tăng cường quan hệ với công chúng, xây dựng những cộng đồng trên mạng để tạo những ấn tượng tốt cho thương hiệu.
Marketing điện tử khuyến khích người tiêu dùng tham gia tích cực vào phát triển thương hiệu, đọc thông tin về sản phẩm, hướng dẫn cụ thể cách sử dụng. Hiệu quả phát triển thương hiệu của những tập đoàn lớn như Fedex, Charles Schwab, The New York Times, Nike, Levi Strauss, Harley Davidson đã chứng minh vai trò của marketing điện tử trong chiến lược marketing thế kỷ 21.

  • Marketing trực tiếp: Nhiều nhà marketing đặt ra những mục tiêu cụ thể hơn trong chiến lược marketing trên mạng là sử dụng Internet thực hiện marketing trực tiếp. Internet tiết kiệm tối thiểu chi phí và đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với phương pháp gửi quảng cáo bằng thư truyền thống: không tem, không phong bì, không tốn giấy và các chi phí khác. Trên cơ sở dữ liệu về người tiêu dùng, nhà marketing có thể gửi hàng triệu e-mail bằng một lần nhấn chuột, hoặc có thể sử dụng chương trình tự động gửi e-mail cho từng nhóm khách hàng hoặc từng khách hàng những nội dung phù hợp với đặc điểm nhóm này.
  • Bán hàng trên mạng: Người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi thứ mình cần trên mạng từ chocolate đến ô-tô. Amazon.com từng có doanh số bán sách 32 triệu USD trong năm đầu khai trương cửa hàng trên mạng.
  • Hỗ trợ tiêu dùng: Hỗ trợ tiêu dùng và khách hàng là một trong những ưu điểm quan trọng của Marketing điện tử mà nhiều công ty không chú ý đến. Hiện nay, hỗ trợ tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở dạng sơ khai dưới hình thức các câu hỏi khách hàng thường hỏi (FAQs-Frequent Asked Questions). Những hình thức khác doanh nghiệp có thể áp dụng là trả lời thắc mắc của khách hàng, email trả lời tự động, thông tin cập nhật, diễn đàn người tiêu dùng, tán chuyện trên mạng...
  • Điều tra thị trường: Internet mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu thị trường, thông qua xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng cập nhật và đầy đủ. Điều tra thị trường qua mạng tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và thời gian cho khách hàng. Đồng thời, độ tin cậy của điều tra cũng có thể được kiểm tra chặt chẽ bằng cách kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Theo dõi hành vi người tiêu dùng: Máy chủ cho phép doanh nghiệp theo dõi từng động thái của khách hàng mỗi khi khách hàng xâm nhập vào mạng của công ty: thời gian trên mạng, mở những trang web nào, chọn và mua những sản phẩm gì, đã mở trang web có sản phẩm đó bao nhiêu lần, quan tâm tới nhóm sản phẩm nào, ưa thích màu gì, thường chọn cỡ sản phẩm nào… Thông tin này cho phép người làm marketing giới thiệu sản phẩm phù hợp hoàn toàn với nhu cầu của từng cá nhân khách hàng.

Thách thức trong phát triển thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

1. Vấn đề an ninh và mã hoá
2. Độ tin cậy thấp và rủi ro lớn trong giao dịch thương mại điện tử
3. Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ kinh doanh và tin học cần thiết
4. Thiếu mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp cho từng quốc gia có mức độ phát triển mạng Internet
5. Trở ngại văn hoá trong phát triển thương mại điện tử
6. Đối tượng tham gia thương mại điện tử giới hạn trong nhóm người thuộc tầng lớp trí thức và thu nhập cao
7. Thương mại điện tử đòi hỏi những thay đổi căn bản trong cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp
8. Rủi ro xuất phát từ gian lận thương mại, nguy cơ hàng giả rất cao trong thương mại điện tử
9. Tốc độ kết nối mạng Internet ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Việt Nam rất chậm
10. Các vấn đề luật pháp

Thách thức đối với quá trình marketing trên nền tảng thương mại điện tử

Mặc dù mang lại những lợi ích kinh tế lớn, thương mại điện tử cũng đồng thời tạo ra những thách thức mới đối với người làm marketing, đặc biệt trên thị trường quốc tế.
  • Khó khăn trong xây dựng nhãn hiệu toàn cầu: Câu hỏi đặt ra đối với nhà marketing quốc tế là nên xây dựng một nhãn hiệu toàn cầu hay xây dựng nhãn hiệu khác nhau phù hợp với văn hoá từng địa phương? Nên xây dựng các trang web với hình thức và nội dung căn bản giống nhau hay có thay đổi ở từng quốc gia? Có nên đăng ký địa chỉ trang web khác nhau ở các quốc gia khác nhau hay không? P&G đã sử dụng tới 134 địa chỉ trang web khác nhau ở các quốc gia khác nhau nhằm giới thiệu các sản phẩm đa dạng của P&G.
  • Thương mại điện tử tạo lực lượng cạnh tranh mới: Với chi phí marketing không cao, hiệu quả kinh tế có thể xác định rõ, thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp mài giũa các công cụ cạnh tranh như giá, quảng cáo và các thông tin marketing khác ngày càng sắc bén và hiệu quả hơn. Nhưng cũng chính tiện ích của thương mại điện tử lại gây ra nhiều lực lượng cạnh tranh đối với một sản phẩm từ nhiều phía.
  • Hiệu quả ngược của marketing điện tử: Quảng cáo điện tử có thể gây ra những hiệu quả marketing ngược khi quảng cáo ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của từng cá nhân tiêu dùng. Tâm lý chán ghét và không tin vào quảng cáo đã xuất hiện ở nhiều quốc gia. Người tiêu dùng cảm thấy luôn bị theo dõi mọi hành vi mua hàng và trong cuộc sống, quảng cáo xuất hiện mọi nơi mọi lúc. Bởi vậy, nhà marketing cần thiết phải sử dụng thương mại điện tử thông qua các công cụ marketing có sự cho phép của người nhận thông tin, nhằm hạn chế tối thiểu tác động tiêu cực của marketing điện tử.
Quả thật, thương mại điện tử luôn là một giải pháp kinh doanh hữu hiệu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải hướng tới trong tương lai. Và để thương mại điện tử thật sự phát huy hết ưu thế trong các hoạt động marketing và kinh doanh, các doanh nghiệp cần chủ động đề ra những chiến lược thích hợp để vượt qua những thách thức khó khăn của thương mại điện tử.

11 thg 3, 2010

Giúp người truy cập dễ tìm ra trang web của bạn

Một website được xem là thành công khi thu hút được nhiều lượt truy cập; và để làm được điều đó, ngoài nội dung hay, hình thức đẹp, thì việc giúp cho người truy cập dễ dàng tìm thấy nó trên mạng là yếu tố rất quan trọng... Nhưng làm thế nào để người truy cập tìm thấy website của bạn (doanh nghiệp của bạn) một cách nhanh chóng và dễ dàng?

Theo thống kê, hiện nay Google.com là trang web có lượng người truy cập nhiều nhất thế giới. Google cung cấp cho người truy cập những địa chỉ website mà họ cần tìm thông qua công cụ tìm kiếm đơn giản và hiệu quả. Vì vậy, số lượt người truy cập trang web của bạn sẽ tăng lên rất nhiều nếu nó được người truy cập dễ dàng tìm thấy trong hàng triệu trang web trên mạng. Muốn làm được điều đó, trang web của bạn cần nằm ở vị trí 1-30 trên Google, ứng với một từ khóa tìm kiếm nhất định. Nếu vị thứ trang web nằm ở xa phía sau, hầu như sẽ chẳng có mấy ai tìm ra trang web của bạn cả.

Có một số yếu tố để một trang web có được những vị trí đầu tiên trên Google hoặc những website tìm kiếm, website của bạn cần có ít nhất năm yếu tố cơ bản sau:

1. Nội dung của trang web

Nội dung của trang web là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược tối ưu hóa. Nếu muốn trang web có vị thứ cao trên bộ máy tìm kiếm, cần phải đưa vào trang web "nội dung thật".

Những "con nhện" tìm kiếm trên các bộ máy tìm kiếm, về căn bản là "mù". Chúng chỉ có thể đọc được nội dung dạng văn bản, mà không thể đọc được hình ảnh, flash và những dạng trình diễn thông minh khác. Tạo ra một lượng lớn thông tin bằng văn bản trên trang web sẽ tạo điều kiện cho bộ máy tìm kiếm đọc dễ dàng.

Vì thế, thật dễ hiểu tại sao một trang web có ít các đoạn văn bản sẽ không thể có được vị thứ cao trên các website tìm kiếm. Các website tìm kiếm hoạt động theo nguyên tắc: trang web nào có nội dung đầy đủ và phù hợp hơn sẽ được xếp trước các trang web khác. Do vậy, cũng đừng quên thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu cho trang web của bạn, bởi không chỉ người truy cập mà những "con nhện" tìm kiếm cũng đều thích những thông tin mới.

2. Số lượng từ khóa

Thông thường trên mỗi trang web có rất nhiều từ. Vậy làm sao các bộ máy tìm kiếm có thể xác định được đâu là từ quan trọng nhất để mô tả trang web của bạn?

Bộ máy tìm kiếm sẽ đếm số lượng từ trên trang web. Từ hoặc cụm từ nào xuất hiện thường xuyên, với tần số cao sẽ được đánh giá là quan trọng hơn. Bộ máy tìm kiếm sử dụng cách tính đại số để tính mức độ quan trọng của mỗi từ khóa trên từng trang. Số lần xuất hiện của một từ khóa chia cho tổng số từ trên trang web là chỉ số xác định "sức nặng của từ khóa" (keyword weight). "Sức nặng của từ khóa" càng cao, thì mức độ quan trọng của từ khóa càng cao, và ngược lại. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hoạch định chiến lược tối ưu hóa trang web.

Giảm số lần xuất hiện của từ khóa sẽ làm giảm đi khả năng nâng cao vị thứ của trang web. Từ khóa nên hiện diện trên trang web một số lần nhất định để các bộ máy tìm kiếm có thể đánh giá cao về mức độ quan trọng của từ khóa đó.

Vậy, làm cách nào để biết một cách chính xác từ khóa cần phải xuất hiện bao nhiêu lần trên trang web để nó có vị thứ cao? Nên tham khảo những trang web hiện đang có vị thứ cao nhất ứng với những từ khóa đó. Đây là cách mà bạn có thể biết được nên thiết kế "sức nặng từ khóa" là bao nhiêu để có thể đạt được vị thứ cao nhất trên bộ máy tìm kiếm.

3. Vị trí của từ khóa

Hãy đặt từ khóa ở những vị trí mà bộ máy tìm kiếm đánh giá cao. Bạn đã xác định được cần phải lặp lại từ khóa bao nhiêu lần trên trang web, bây giờ là lúc cần nghĩ nên đặt từ khóa ở vị trí nào?

Vị trí của từ khóa trên trang web cũng là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược tối ưu hóa trang web. Bộ máy tìm kiếm sẽ quan tâm đến một số phần của trang web, nếu những từ khóa được tìm thấy ở đó sẽ được đánh giá là quan trọng hơn chỗ khác.

Những vị trí nào được đánh giá là quan trọng? Đó là: tiêu đề, phần đầu trang, hyperlink, từ khóa URL, từ ngữ ở đầu trang.

4. "Click phổ biến"

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến vị thứ của trang web trên bộ máy tìm kiếm là "click phổ biến". Số lượng người truy cập nhấp chuột trên đường liên kết để vào trang web của bạn từ kết quả của các trang web tìm kiếm khác sẽ được cộng lại. Trang web càng có nhiều người nhấp chuột vào từ các bộ máy tìm kiếm sẽ càng được đánh giá cao.

Trang web của bạn sẽ được cộng thêm điểm mỗi khi một ai đó nhấp chuột vào đường liên kết từ trang kết quả của bộ máy tìm kiếm. Nếu trang web đã có vị thứ cao sẽ nhận được ít điểm hơn so với trang web có vị thứ thấp. Bằng cách này thì mọi trang web đều có cơ hội được cộng điểm tương ứng với loại nhấp chuột phổ biến.

Tuy nhiên, không nên tự mình nhấp chuột vào đường liên kết này quá nhiều lần vì bộ máy tìm kiếm sẽ nhận biết được và sẽ trừ đi số điểm. Ngoài ra, khi một nguời nào đó nhấp chuột vào đường liên kết và ngay sau đó nhấn nút "back" để trở về trang web tìm kiếm ngay, bộ máy tìm kiếm sẽ hiểu rằng người truy cập không tìm kiếm được thông tin cần thiết trên trang web của bạn. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến vị thứ của trang web.

5. Liên kết website

Một trong những yếu tố cần phải quan tâm trong chiến lược tối ưu hóa trang web là liên kết website. Bộ máy tìm kiếm đánh giá rất cao những liên kết đến trang web của bạn từ các website khác. Điều này được giải thích là, nếu có nhiều website liên kết có nghĩa là trang web của bạn có nội dung hay, thiết thực và quan trọng.

Không phải tất cả mọi liên kết đều giống nhau. Liên kết từ các website nổi tiếng sẽ được tính điểm cao hơn. Điều này cũng góp phần làm tăng vị trí/thứ hạng trang web của bạn. Các website liên kết nên có cùng chủ đề và có những từ khóa liên quan trong đoạn chữ liên kết.

Bạn sẽ không hoàn toàn chủ động được trong phần liên kết. Tuy nhiên, có một số cách thức giúp sự liên kết được tiến hành tốt hơn.
  • Biến trang web của bạn thành một trang web hấp dẫn, bởi nếu nhiều người thấy trang web của bạn hay, bổ ích họ sẽ tự động liên kết đến.
  • Tạo thuận tiện cho việc liên kết: đặt vào đoạn mã html và nút link đến trang web của bạn, người truy cập sẽ dễ dàng sao chép đoạn mã link để đặt vào trang web của họ.
  • Mang đến những lợi ích cho các trang web link vào thông qua việc cho quảng cáo miễn phí trên trang web của bạn.
  • Hãy làm một cuộc điều tra nhỏ về các website cùng lĩnh vực để xem ai đã liên kết vào website của họ và tìm cách tiếp cận để đề nghị họ đặt liên kết vào website của bạn.
  • Liên kết song phương đến những website tương tự sẽ có lợi cho cả đôi bên.
  • Trả tiền cho các liên kết trên các website lớn, nổi tiếng như Yahoo!, Looksmart hoặc các trang vàng.

Làm sao để khách hàng thường xuyên quay trở lại website?

Việc có một sản phẩm hay dịch vụ tốt để bán là một yếu tố quan trọng trong việc tạo lập một ngành kinh doanh kinh doanh trực tuyến có hiệu quả, nhưng việc kinh doanh sẽ không thành công nếu người ta không sử dụng website của bạn. Bạn cũng phải làm cho khách hàng thường xuyên quay trở lại website của mình.

Hãy nhớ rằng việc thành lập một doanh nghiệp trên internet rất khác với việc thành lập một doanh nghiệp ở bên ngoài. Khi người ta vào một cửa hàng họ thường không muốn đi sang các cửa hàng khác để tham khảo giá vì điều này làm cho họ mất thời gian. Tuy nhiên, với internet, việc so sánh này trở nên đơn giản; khách hàng không cần phải rời khỏi chiếc máy tính của mình. Đó chính là lý do tại sao điều quan trọng cần được thực hiện là làm cho khách hàng thường xuyên quay trở lại website của bạn một khi họ đã vào.

Tạo cho trang web sự tiện dụng

Có nhiều yếu tố trong việc thiết kế một trang web, nhưng điều quan trọng là làm sao để khách hàng sẽ không rời khỏi ngay khi họ nhìn thấy site của bạn đang tải xuống. Site mà bạn tạo phải làm cho khách hàng muốn xem và muốn quay trở lại. Cần nhớ rằng những site hiệu quả nhất là những site tạo được cảm giác giao tiếp với người dùng và tiện dụng.

Có một số yếu tố có thể giúp site của bạn trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng như sau:
  • Tránh sử dụng những dòng chữ nhấp nháy. Mặc dù khách hàng sẽ để ý đến nó, nhưng dòng chữ nhấp nháy không hấp dẫn và thường không được đọc.
  • Đặt những thông tin quan trọng nhất lên đầu trang. Nếu khách hàng không tìm thấy những gì mình cần tìm ở đầu trang thì họ sẽ sang site khác.
  • Đừng đưa vào site quá nhiều đồ hoạ và âm thanh. Các đồ hoạ và âm thanh làm cho việc tải trang web xuống rất mất thời gian, đặc biệt là nếu khách hàng không dùng đường truyền tốc độ cao.
  • Hãy đưa vào đầy đủ thông tin liên lạc, gồm địa chỉ e-mail, địa chỉ gửi thư thường và số điện thoại.
  • Hãy đặt thông tin trên nhiều trang, sử dụng liên kết từ trang chủ nếu trang quá lớn.
  • Hãy thêm đường lối và chính sách của công ty vào website để làm tăng cảm giác tin tưởng của khách hàng đối với công ty.
  • Đừng nên sử dụng quá nhiều màu sắc, chỉ nên sử dụng hai hay ba màu.
  • Cung cấp một hộp tìm kiếm để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy các món hàng mà họ cần, và đặt hộp tìm kiếm đó ở đầu trang thay vì giấu nó ở phía dưới.

Marketing

Ngành thương mại điện tử phải sử dụng các kỹ thuật marketing giống như các kỹ thuật được sử dụng bởi các ngành kinh doanh khác. Tất cả các công ty đều sử dụng những công cụ như quảng cáo, họp báo và truyền miệng, dù họ ở trên internet hay ở bên ngoài. Nhưng các chiêu thức marketing khác đã trở nên phổ biến với ngành kinh doanh bằng điện tử bởi vì chúng tỏ ra khả hiệu quả đối với những khách hàng truy cập internet.

Mạng liên minh

Mạng liên minh là một nhóm các site hợp tác với nhau để thu hút khách hàng mới cho nhau. Các site của mạng liên minh chứa các mẩu quảng cáo nhỏ cho các site khác ở cùng một mạng. Internet có rất nhiều mạng liên minh. Hãy nhớ lại tất cả các website mà bạn đến có một liên kết dẫn tới Amazon.com, điều đó có nghĩa là các site đó có liên minh với Amazon.com.

Thuê viết bài

Một lựa chọn khác để nâng cao hiệu quả tiếp thị là thuê viết bài. Thuê viết bài có nghĩa là bạn thuê một người hay một công ty khác viết một phần cho trang web của bạn nhằm mục đích thu hút và giữ khách hàng. Ví dụ: nếu bạn là một công ty nhỏ có một website bán các đồ dùng chơi golf trực tuyến thì có một cách để giữ khách hàng thường xuyên trở lại trang web của bạn là cung cấp các thông tin mới nhất về chơi golf ở trang đầu tiên. Việc làm này thường mất thời gian, đặc biệt là đội ngũ nhân viên của bạn quá ít. Nếu bạn không có đủ khả năng để cập nhật các tin tức và viết các bài báo thì bạn có thể thuê một công ty khác viết bài. Cách này cho phép bạn thực hiện việc kinh doanh bằng điện tử và làm cho khách hàng thường xuyên quay lại xem tin tức và từ đó có thể mua một số sản phẩm.

Các công cụ tìm kiếm

Khi bạn tìm kiếm thông tin trên web thì một trong những việc đầu tiên mà bạn sẽ làm là đến một công cụ tìm kiếm. Để làm tăng sự truy cập đến website của bạn, bạn phải bảo đảm rằng các công cụ tìm kiếm phổ biến công nhận site của bạn. Nếu không, nhiều người sẽ không tìm thấy site của mình.

Bí quyết để có một website thành công là phải bảo đảm rằng các công cụ tìm kiếm có website của bạn trong cơ sở dữ liệu của mình có một số điểm quan trọng có thể giúp làm tăng số lượng các công cụ tìm kiếm, tìm thấy website của bạn.

Các tính năng bảo mật

Những người tiêu dùng mua hàng qua internet thường đề cập tới vấn đề bảo mật như là một trong những mối bận tâm chính của họ. Nếu khách hàng lo ngại về tính bảo mật của website của bạn thì rất có thể họ sẽ không mua sản phẩm từ site của bạn. Bạn có thể làm cho mình trở nên an toàn hơn đối với người dùng.

Hỗ trợ khách hàng

Khi bạn thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh thương mại điện tử thì bạn phải bảo đảm rằng khách hàng của bạn có thể nhận được sự hỗ trợ dễ dàng. Nếu như một khách hàng phải tìm qua một danh sách các câu hỏi thường được hỏi hay gửi một e-mail đến phòng hỗ trợ kỹ thuật và chờ đợi câu trả lời thì khách hàng đó rất có thể tìm được một website cung cấp sự hỗ trợ tốt hơn. Ngoài ra các khách hàng không muốn đợi điện thoại để nhận được sự hỗ trợ vì nhiều người chỉ có một đường dây điện thoại trong nhà. Nhiều giải pháp đang được đưa ra để giúp các doanh nghiệp kinh doanh bằng điện tử cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho các khách hàng trên internet của mình.

Một giải pháp đối với vấn đề cung cấp sự hỗ trợ cho khách hàng kịp thời là sử dụng điện thoại internet. Nó đặc biệt hữu ích đối với những người dùng máy tính ở nhà vốn sử dụng một kết nối quay số. Ngoài ra, một giải pháp khác là cung cấp tính năng text chat, cho phép người sử dụng mở một hộp text và trao đổi với người hỗ trợ trong thời gian thực. Do khách hàng ở trên trực tuyến và đã có những điều kiện cần thiết nên việc sử dụng text chat có thể là một cách rất tốt để cung cấp sự hỗ trợ.

5 nguyên tắc của hoạt động marketing trên Internet

1. Nguyên tắc ngõ cụt

Nguyên tắc của ngõ cụt ngụ ý thiết lập một website cũng giống như xây dựng một cửa hàng trên một ngõ cụt. Nếu bạn muốn có người đến mua hàng, bạn phải cho họ thấy có một lý do để ghé thăm. Rất nhiều các website hiện nay cả ở Việt nam và trên thế giới được xây dựng theo kiểu "cứ làm đi, rồi sẽ có người đến thăm" Điều này là sai lầm, đặc biệt là kinh doanh trên mạng. Nhưng tại sao vẫn có quá nhiều người đi theo lối mòn này vậy. Đó hẳn là vì Microsoft Frontpage hứa với người ta rằng "bạn sẽ có một website trông hết sức chuyên nghiệp". Có lẽ website đẹp nhất thế giới hẳn là phí phạm trừ phi người ta ngưỡng mộ nó đến mức phải mua hàng trên đó. Đó cũng là lý do vì sao hầu hết những người thợ thủ công khéo léo nhất, một mình đều không thể trở thành triệu phú. Họ tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất nhưng lại không thể marketing sản phẩm của mình.

Vậy thì trước khi xây dựng website cho doanh nghiệp, bạn đặt câu hỏi trước làm thế nào để khách hàng truy cập vào website thường xuyên. Một cách thông thường, kế hoạch marketing của bạn như sau:
- Quảng bá hai tháng qua banner để tăng nhận thức người dùng về tên tuổi.
- Đăng ký lên các search engine.
- Đăng ký liên kết vào các danh bạ.
- Thiết lập các bản tin định kỳ nhằm thiết lập quan hệ thường xuyên với khách hàng.

Rất nhiều website hiện nay rất đẹp nhưng chẳng có gì làm khách đến thăm phải ghi nhớ vào bookmark của họ cả. Nhiều website thay vì tuyên bố "hãy liên kết đến chúng tôi bởi chúng tôi đưa ra những dịch vụ hữu ích" thì lại nói "hãy liên kết với chúng tôi bởi chúng tôi rất tuyệt vời".

2. Nguyên tắc cho và bán

Một trong những thứ được coi là văn hoá của Internet là "miễn phí". Nguyên tắc cho và bán nói rằng hãy thu hút khách hàng bằng cách hãy cho họ một số thứ miễn phí và bán một số dịch vụ gia tăng. Những cửa hàng truyền thống thường có những biểu ngữ như "miễn phí cho 50 khách hàng đầu tiên" và rồi họ bán một số sản phẩm khác.

3. Nguyên tắc của sự tin tưởng

Thông thường một sản phẩm được coi là tính cạnh tranh cao khi giá cả hợp lý và chất lượng được đảm bảo. Trên Internet, rào cản lớn nhất là sự tin tưởng. Sự tin tưởng của một thương hiệu trên các cửa hàng truyền thống được thiết lập bằng các chương trình quảng cáo trên nhiều phương tiện khác nhau. Tuy vậy, nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì doanh nghiệp không thể trang trải được những chương trình như vậy. Nếu bạn là một cửa hàng truyền thống, thông qua tương tác giữa nhân viên và khách hàng, sự tin tưởng cũng có thể được thiết lập. Với một website thương mại, bạn hãy thiết lập sự tin tưởng bằng cách công bố chính sách rõ ràng về việc giao hàng, trả hàng và bảo hành đầy đủ. Xây dựng một website có navigation hợp lý, bảo mật được công nhận.

4. Nguyên tắc của kéo và đẩy

Nguyên tắc này cho biết bạn hãy kéo mọi người đến website của bạn bằng một nội dung hấp dẫn và hãy đẩy những thông tin có chất lượng cao đến họ một cách thường xuyên qua e-mail. Mọi hình thức kinh doanh đều không thể tồn tại với chỉ bán hàng có một lần. Chi phí để có được một khách hàng là rất cao nếu chỉ bán hàng cho họ có một lần. Đây là lí do mà nguyên tắc kéo và đẩy là hết sức quan trọng. Khi thu thập và gửi e-mail cho khách hàng, hãy nhớ kỹ hai điều : một là bạn sẽ gửi cho họ một điều gì đáng giá, hai là bạn hãy giữ bí mật về e-mail của khách hàng.

5. Nguyên tắc của thị trường mục tiêu

Những hãng lớn như Amazon, Wal-Mart có khả năng phát triển những mảng thị trường lớn bởi họ có tiềm lực mạnh về tài chính. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại điện tử thành công bởi tìm kiếm được những mảnh thị trường nhỏ chưa được thoả mãn và đáp ứng xuất sắc được những nhu cầu đó.

Tất cả những nguyên tắc trên đều hết sức quan trọng, không có nguyên tắc nào quan trọng hơn nguyên tắc nào. Nếu bạn biết cách kết hợp được những nguyên tắc trên thì bạn sẽ thành công trong kinh doanh mạng.

5 lỗi cần sửa để website xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm

Để cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm, điều đầu tiên bạn cần làm là phải phát hiện và loại bỏ ngay các lỗi nghiêm trọng thường khiến website của bạn trở nên vô hình trên Internet.

Những người tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ của bạn trên Internet chính là những khách hàng tiềm năng nhất. Vì vậy, chính các công cụ tìm kiếm là nơi đem lại nguồn khách hàng to lớn mà bạn có thể không ngờ. Nếu không có thứ hạng cao hoặc tệ hơn là không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, bạn đã bỏ phí nguồn khách hàng lớn nhất của mình.

Phần lớn mọi người đều ngừng tìm kiếm nếu họ không tìm thấy điều mình muốn trong 3 trang đầu liệt kê kết quả tìm kiếm, chính vì vậy, website cần phải xếp hạng ít nhất trong 3 trang đầu, và xếp hạng càng cao càng tốt.

Tuy nhiên, ngay cả những trang web hấp dẫn nhất cũng có khi bị đẩy xuống "vùng xa xôi hẻo lánh" của các trang kết quả tìm kiếm vì những lỗi không đáng có. Có nhiều trang rất hữu ích và thân thiện lại nằm ở trang 72 của phần kết quả tìm kiếm thay vì trang 1 hay 2 bởi chúng có một hay nhiều hơn các lỗi sau đây:

1. Nội dung không đầy đủ

Website của bạn cần có ít nhất 200 từ khoá ở mỗi trang. Các công cụ tìm kiếm xác định trang web dựa trên số từ được sử dụng trên trang đó. Một trang web có nhiều ảnh sẽ rất thú vị với người muốn mua hàng, nhưng công cụ tìm kiếm không hiểu được các bức ảnh mà cần phải có nội dung bằng chữ. Đồng thời, nội dung văn bản bạn cung cấp phải có đầy đủ các từ khoá mà mọi người muốn tìm. Nếu công ty của bạn bán thuốc trừ sâu và ưwebsite nói về sức mạnh của "sự diệt trừ", "diệt trừ sâu bọ", "diệt côn trùng",..., công cụ tìm kiếm sẽ hiểu website đó nói về mặt hàng gì. Nhưng nếu ai đó tìm kiếm với từ "ngăn chặn côn trùng có hại" thì có thể website của bạn sẽ không thể đến với khách hàng này do bạn không dùng mệnh đề đó.

2. Sử dụng khung

Tạo khung là một kỹ thuật mà các nhà quản trị web sử dụng để đơn giản hoá công việc và đảm bảo có một giao diện nhất quán trong tất cả các trang của website đó. Chẳng hạn, nhà thiết kế web có thể tạo một khung bên ngoài cho một trang với đường viền đỉnh đặc trưng, các logo...v.v.. Và có thể có một đường viền bên trái với các đường kết nối tưới nhiều trang khác nhau trên website. Cuối cùng có thể là một đường viền đáy với các thông tin liên hệ, thông báo bản quyền và đường kết nối tới chính sách cá nhân. Trong các khung, phần chủ yếu của trang, nơi đặt nội dung chính, là vùng nằm trong những đường viền này và đó là phần duy nhất thay đổi khi đi từ trang này sang trang khác. Đáng tiếc là, các công cụ tìm kiếm thường gặp khó khăn khi phải "lục soát" trong các trang web có khung và có thể sẽ không đưa tất cả các trang này vào danh sách kết quả. Và các trang bị bỏ qua tất nhiên không bao giờ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm với từ khoá của họ.

Còn có một vấn đề quan trọng nữa khi trang nội dung xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Đó là khi người tìm kiếm nhấn chuột vào đường kết nối trên trang kưết quả, họ sẽ được kết nối thẳng vào phần nội dung của trang. Chỉ mỗi phần nội dung, không bao gồm khung bên ngoài cùng với đặc điểm nhận biết của website, các chi tiết thông tin liên hệ,... Vậy giải pháp nào là đơn giản nhất? Chính là hạn chế sử dụng khung.

3. Đồ hoạ có văn bản

Bởi vì có rất nhiều người khác nhau truy nhập website từ những máy tính cài đặt các font khác nhau, do vậy cách duy nhất để đảm bảo rằng nội dung văn bản trong trang web sẽ xuất hiện với đúng font, kích cỡ, xuống dòng... đã định dạng là đưa vào trong một đồ hoạ. Và thông thường những văn bản này trông rất "bắt mắt".

Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm không thể diễn đạt nếu phần đồ hoạ viết "Sản phẩm Rẻ Nhất" hay đưa ra hình ảnh rất đẹp về sản phẩm. Từ ngữ trong đồ hoạ không có ý nghĩa nhiều trong công cụ tìm kiếm. Để hiểu được trang web của bạn có "Sản phẩm rẻ nhất", công cụ tìm kiếm cần tìm được những từ ngữ rõ ràng trên trang.

Tương tự, công cụ tìm kiếm cũng không hiểu được các nút nhất định hướng có từ khoá. Vì vậy, bạn nên đưa các từ khoá vào trong đường nối dẫn đến site của mình. Như vậy, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu được những trang nào liên quan đến. Và cũng nên thay thế các nút nhấn định hướng bằng các đường kết nối có chứa từ ngữ đến các trang web, hoặc bổ sung thêm các đường kết nối có chứa từ liên quan trong website của mình.

4. Nội dung động

Trang web động rất phổ biến trên các site thương mại điện tử với hàng loạt trang mô tả hàng trăm sản phẩm. (Trang web động được dựng từ một cơ sở dữ liệu thông tin sản phẩm và thường được nhận biết bằng sự xuất hiện "?" ở nơi nào đó trên địa chỉ trang).

Tiếc là, các trang web động thường bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua vì nhiều lý do kỹ thuật. Có một cách để hạn chế vấn đề này là tạo các trang web tĩnh theo chủ đề. Lấy ví dụ trường hợp bạn bán nhiều loại thiết bị điện tử để bàn và cầm tay. Bằng cách tạo một trang tĩnh (một trang web "bình thường" không được tạo từ cơ sở dữ liệu) cho thiết bị để bàn và một trang khác cho thiết bị cầm tay, bạn có thể sử dụng các từ khoá quan trọng trên các trang này và vẫn kết nối đến các trang động để trưng bày từng sản phẩm. Công cụ tìm kiếm không hiểu được các trang động nhưng sẽ hiểu được trang tĩnh theo chủ đề mô tả và kết nối đến hàng loạt sản phẩm khác nhau.

Hiện nay, kỹ thuật "viết lại url" đã khắc phục được vấn đề này cho các website động.

5. Thiếu các kết nối phổ biến

Phần lớn các công cụ tìm kiếm xếp hạng kết quả theo cách đo lường số lượng và chất lượng các website có kết nối đến website được đánh giá. Điều này phản ánh quan điểm của họ cho rằng các website tốt sẽ không kết nối đến các trang vô giá trị.

Nếu có nhiều website tốt kết nối đến trang của bạn, chắc chắn bạn sẽ có một vị trí cao hơn các trang có ít đường kết nối vào. Tất nhiên, một website có nội dung tốt sẽ hơn hẳn một website mới toanh, nhưng nói chung, khi xét tất cả các yếu tố đều cân bằng, một website có nhiều đường kết nối đến vẫn sẽ được xếp hạng cao hơn. Và một website không có đường kết nối vào nào có thể bị một số công cụ tìm kiếm bỏ qua.

Cũng cần nhớ nên thu thập kết nối từ các trang web cung cấp dịch vụ bổ sung chứ không cạnh tranh với loại kinh doanh của bạn. Hãy kiểm tra trên danh mục liệt kê theo ngành kinh doanh của bạn. Và hãy sẵn sàng để cung cấp đường kết nối trở lại các website đã kết nối tới website của bạn.

Nếu có thể hạn chế được 5 lỗi trên, bạn sẽ tránh được vị trí xếp hạng xa tít tắp trong các chương trình tìm kiếm. Luôn hiện diện trong thế giới Web chính là bước đầu tiên để thành công trên web. Và trong khi bạn nỗ lực để đạt được vị trí trên 3 trang tìm kiếm đầu tiên của các từ khoá chính, thì việc đầu tiên cần làm là kiểm tra xem website của bạn có mắc một trong 5 lỗi nghiêm trọng trên đây không.

10 lý do nên đưa Internet vào chiến lược tiếp thị

Đưa Internet vào chiến lược tiếp thị không còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong thời đại mà nền kinh tế mạng đang giữ vai trò thống soái. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn rất nhiều công ty, cả nhỏ lẫn lớn, chưa xây dựng được cho mình một chiến lược tiếp thị qua Internet.

Bắt đầu từ năm 1994, bất cứ một tổ chức nào không tạo dựng được chiến lược sử dụng Internet để tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ của mình, có thể đều đang phạm một sai lầm lớn. Với các tổ chức hiện nay vẫn chưa ý thức được hiệu quả của việc tiếp thị qua Internet, chúng tôi sẽ đưa ra 10 lý do tại sao họ nên cân nhắc để tiến hành tiếp thị thông qua Internet.

1. Internet - điểm đến để tìm kiếm thông tin

Có lẽ lý do quan trọng nhất để các công ty cần có một chiến lược tiếp thị trên Internet là sự thay đổi ở cách thức các khách hàng tìm kiếm thông tin. Mặc dù số lượng hách hàng thăm viếng các cơ sở kinh doanh truyền thống vẫn chiếm số đông nhưng số người sử dụng Internet như một kênh thông tin quan trọng nhất, tiện lợi nhất, đang càng ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt, họ sử dụng các công cụ tìm kiếm như là cánh cổng của tri thức và các trang tìm kiếm hiện nay đang trở thành nơi được những người sử dụng Internet truy cập nhiều nhất. Các chuyên gia tiếp thị cần phải nhận ra rằng Internet bây giờ đã và đang trở thành sân chơi hữu ích, thiết thực của đông đảo người tiêu dùng. Và bởi vậy, nếu muốn sản phẩm của mình được nhiều người biết đến, họ không thể đứng ngoài sân chơi lý tưởng này.

2. Internet - điều kỳ vọng của khách hàng

Internet không chỉ là nơi tập trung các nguồn thông tin khác nhau về mọi loại hình sản phẩm, dịch vụ, mà nó còn đang được kỳ vọng là nơi mà các khách hàng có thể nghiên cứu về các sản phẩm cũng như thực hiện việc mua bán một cách đơn giản nhất, tốn ít thời gian nhất. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với các khách hàng trẻ tuổi. Tại nhiều nước trên thế giới, chứng "nghiền" Internet đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Khi các thành viên này trở thành người quản lý gia đình và doanh nghiệp, chắc chắn họ sẽ mong đợi sự hiện diện của các sản phẩm/dịch vụ của công ty mình trên Internet.

3. Qua Internet, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng

Là một công cụ thu thập thông tin, Internet đóng vai trò vô cùng hiệu quả trong việc cung cấp thông tin về hoạt động của khách hàng. Mỗi khi có người ghé thăm một trang web, chắc chắn họ đã để lại một số "dấu vết" trên trang web đó: họ đã kích vào mục nào, họ đã mua bán món hàng gì... và hàng loạt các thông tin khác. Khi gắn kết phương thức nhận biết khách hàng, ví dụ như các công cụ truy nhập, các chuyên gia tiếp thị có thể biết được khách hàng quay trở lại trang web của mình như thế nào. Việc nắm bắt được các hành vi và sở thích của khách hàng sẽ giúp bạn kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và nếu làm được việc này, bạn sẽ có thể biến họ trở thành những khách hàng "ruột" của mình.

4. Internet giúp bạn dễ dàng tiếp thị đến đúng đối tượng mục tiêu

Cách làm hiệu quả nhất đối với các chuyên gia tiếp thị là nhắm vào những ai đang quan tâm đến những thứ mà họ chào bán. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng thực hiện chút nào. Người ta có thể đang ném tiền qua cửa sổ khi các clip quảng cáo trên truyền hình không chuyển tải được thông điệp cần thiết đến khách hàng mục tiêu chỉ vì người tiêu dung đang ngày càng trở nên bội thực với hằng hà sa số các quảng cáo. Trong khi đó, Internet lại là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải thông tin với tốc độ nhanh nhất đến không chỉ một vài chục người, vài trăm người, mà là hàng triệu triệu người trong thế giới rộng mở không còn cách biệt bởi biên giới địa lý này.

5. Internet là công cụ hữu hiệu kích thích tâm lý mua hàng tùy hứng

Bất kể khách hàng có thích sản phẩm hay không, Internet đã tỏ ra là công cụ rất tốt để thúc đẩy các trường hợp tiêu dùng mang tính tùy hứng. Sự tiến bộ của công nghệ cao có thể giúp các ông chủ doanh nghiệp dễ dàng làm được việc này. Chỉ cần đưa ra các gợi ý về sản phẩm dựa trên việc nghiên cứu thái độ, tâm lý của khách hàng, các nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ đã có thể tổ chức tốt các giao dịch trực tuyến. Tâm lý thích mua trước trả sau, thích mua nhiều để được giảm giá... của người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến chính là điều mà các công ty kinh doanh mạng quan tâm, khai thác triệt để. Tuy nhiên, việc nhiều khách hàng trở thành con nợ trong thời gian dài cần có sự kiểm soát vì nếu khách hàng nợ quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của cácnhà tiếp thị trực tuyến.

6. Internet cho phép nhà sản xuất chào bán các sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu cá nhân của khách hàng

Trong thời đại bùng nổ của Internet, các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ có thể phát triển lượng khách hàng trung thành khi chất lượng sản phẩm và dịch vụ đưa ra thỏa mãn được nhu cầu cá nhân của từng khách hàng. Điều này cho phép các chuyên gia marketing trực tuyến thực thi các chiến lược tiếp thị theo yêu cầu của khách hàng mà theo đó, khách hàng có thể được thoải mái, tự do lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mà họ yêu thích. Bản chất tương tác của Internet cho phép nhà sản xuất tạo ra sản phẩm cho riêng bạn, giúp cho việc lựa chọn mua sắm của bạn trở nên dễ dàng.

7. Internet mở ra cơ hội giao dịch trực tuyến tiện lợi nhất, linh động nhất cho khách hàng

Internet là một đại lộ thông tin, một siêu thị khổng lồ, nơi mà người tiêu dùng có thể ghé thăm hay mua sắm tuỳ thích. Internet cho phép khách hàng xem sản phẩm mẫu trên mạng, từ cây kim sợi chỉ cho đến xe hơi, biệt thự... Nhờ đó, khách hàng có thể đưa ra quyết định ngay lập tức sau khi xem quảng cáo. Trước khi có Internet, công cụ quảng cáo phổ biến nhất đối với người tiêu dùng là gọi điện để mua hàng thông qua các kênh quảng cáo trên truyền hình hoặc báo chí. Tuy nhiên, việc chuyển khách hàng từ trạng thái không vận động (ví dụ như ngồi xem tivi) sang trạng thái vận động (ví dụ khi nhấc máy điện thoại lên và quay số) là không hiệu quả so với việc họ có thể nhấp chuột trực tiếp lên các mẩu quảng cáo để từ đó đưa ra quyết định của mình.

8.Internet truyền cảm giác về một nhà cung cấp dịch vụ hoàn hảo, toàn diện.

Internet dễ dàng biến các nhà phân phối và đại lý trở thành nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với chất lượng hoàn hảo, toàn diện. Không như các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ truyền thống, các trang web bán hàng trực tuyến tạo cho người tiêu dùng cảm giác tốt đẹp về nhà cung cấp. Thông quan trang web, người tiêu dùng dễ có cảm giác rằng, các cửa hàng kinh doanh trên mạng có một "cơ ngơi" hiện đại với nhiều chủng loại sản phẩm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đưa thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty lên trang web, tuy nhiên, phía sau đôi khi "nhà sản xuất" lại là một đối tác kinh doanh truyền thống khác. Chỉ cần có sự thỏa thuận, sắp đặt về thời gian giao nhận hang hóa, phương tiện vận chuyển sản phẩm..., bạn đã có thể cung cấp hàng hóa đến khách hàng có nhu cầu. Với cách sắp đặt như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy như mình đang làm ăn trực tiếp với các nhà cung cấp cùng các dịch vụ hoàn hảo của họ, trong khi thực chất sản phẩm và dịch vụ lại được lấy từ các nguồn khác.

9. Internet cho phép người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp, giá thành hạ, chất lượng dịch vụ tốt

Công nghệ Internet đang thay thế các phương thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ truyền thống cũng như trong việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu của khách hàng. Người ta dễ dàng thấy được khả năng tiết kiệm chi phí trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dưới dạng số hóa (ví dụ như âm nhạc, ấn phẩm, thiết kế đồ họa...), trong đó, chi phí sản xuất và vận chuyển bị loại ra khỏi giá thành sản phẩm. Người bán hàng cũng được hưởng lợi thông qua việc khuyến khích khách hàng thu thập thông tin về sản phẩm trên mạng trước khi có giao dịch trực tiếp. Điều này giúp nhà sản xuất tiết kiệm thời gian trong việc giải thích các thông tin sơ lược về công ty và sản phẩm để có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc nắm bắt và giải quyết các vấn đề quan tâm của khách hàng. Như đã phân tích ở trên, Internet có thể cho phép giảm thiểu chi phí vận hành và quản lý đồng thời cung cấp các giá trị tốt hơn cho khách hàng.

10. Internet hiện diện khắp nơi trên thế giới

Internet là kênh truyền thông và phân phối cho phép khách hàng tiềm năng trên toàn cầu truy cập tới các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Thông qua trang web, các nhà kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới có thể mở rộng thị trường mục tiêu ra gấp nhiều lần. Nếu như trước đây khi chưa có thương mại điện tử, các giao dịch quốc tế diễn ra phức tạp với chi phí khá tốn kém thì ngày nay, Internet đã kết nối tất cả mọi người với nhau thành một cộng đồng kinh doanh không biên giới quốc gia . Cho dù việc lập nên trang web không bảo đảm cho việc kinh doanh mang tính chất toàn cầu (còn cần tiến hành nhiều việc khác để trang web có tính thương mại toàn cầu), Internet vẫn được coi là một bước nhảy vọt trong việc kinh doanh mang tầm cỡ toàn cầu.

Call center - Tiềm năng phát triển tại Việt Nam

Call Center - dịch vụ chăm sóc khách hàng - đang phát triển như vũ bão tại Ấn Độ và Philippines. Vậy Call Center là gì và trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khả năng phát triển dịch vụ mới mẻ này tại Việt Nam như thế nào?

"Thắc mắc dịch vụ trên trời dưới đất", gọi Call Center! Call Center chính là khái niệm mô tả dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại.

Một chủ doanh nghiệp đã từng tâm sự “Công ty của tôi đang sản xuất hàng điện tử. Tôi muốn oursource hoạt động chăm sóc khách hàng thông qua đường dây nóng của một đại lý ngoài công ty để hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng của mình 24/24h. Vậy tôi có thể tìm đại lý như thế ở đâu?".

Hình thức đại lý mà chủ doanh nghiệp này nhắc đến chính là Call Center. Ở Việt Nam, Call Center nội bộ của các công ty (thường gọi là trung tâm hay phòng chăm sóc khách hàng) thì có nhưng các Call Center chuyên trách, quy mô lớn, làm công tác đại diện cho một lúc nhiều doanh nghiệp, đơn vị trong vai trò chăm sóc khách hàng thì vẫn còn "như lá mùa thu".

Nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay có Call Center nội bộ được nhiều người biết tới và thực hiện vai trò biến "khách hàng thành thượng đế" khá tốt như Công ty VASC với số điện thoại 18001255, Ngân hàng Á châu ACB với tổng đài Call Center 247, VinaPhone 151, MobiFone 145...

Nhiệm vụ của Call Center trong công ty VASC là trả lời thắc mắc từ A đến Z của khách hàng về hàng chục dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động mà VASC cung cấp. Nhân viên thuộc Trung tâm chăm sóc khách hàng của VASC còn có nhiệm vụ giới thiệu dịch vụ của VASC ra bên ngoài, khảo sát nhu cầu khách hàng, mời khách hàng tham gia các sự kiện...

Các công ty này cho rằng cần xây dựng Call Center trở thành "cửa ngõ" của công ty. Khi đó khách hàng gọi đến sẽ không chỉ nghe những giọng nói truyền cảm mà quan trọng hơn sẽ được giải đáp thắc mắc về các vấn đề của sản phẩm hay dịch vụ một cách thỏa đáng. Đây chính là phong cách dịch vụ khách hàng cao cấp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ngày nay.

Một ví dụ về Call Center gần gũi hơn, đó là Công ty Dịch vụ Viễn thông Sài Gòn thuộc Bưu điện TPHCM với số tổng đài giải đáp thắc mắc quen thuộc 1080. Các điện thoại viên từ Call Center của công ty này đảm nhiệm việc cung cấp thông tin cho khách hàng một cách trực tiếp (khi có line rỗi) hoặc hướng dẫn khai thác tự động (khi các line đều bận). Hệ thống Call Center này cũng kết nối khách hàng đến nhà tư vấn (như 1088) hoặc doanh nghiệp (như 1089).

Cần có những Call Center tầm cỡ quốc tế?

Thiết lập những Call Center chuyên nghiệp - đó là hướng mở rất lớn cho thị trường lao động, thị trường dịch vụ viễn thông và thậm chí là tạo kinh nghiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp trong môi trường năng động, gắn với công nghệ cao và ngoại ngữ. Ở nhiều nước trên thế giới, Call Center đã phát triển ở một tầm cao, đảm nhiệm nhiều chức năng. Ấn Độ, Philippines... đã hình thành các hệ thống Call Center xuyên quốc gia và đã tạo nên doanh thu đáng kể khi là agency cho các thương hiệu toàn cầu như Coca Cola, Nokia, Honda, Tiger beer...

Cơ hội nào cho Call Center Việt Nam?

Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc phát triển loại hình dịch vụ này - đó là điều được nhiều nhà quan sát nhận định. Thuận lợi được nêu ra chính là giá thuê nhân viên Call Center rẻ hơn so với nhiều nước trên thế giới, giá cước viễn thông đang có xu hướng giảm... Vấn đề ngoại ngữ thì Việt Nam sẽ nhanh chóng bắt kịp trong khoảng 1 thập niên nữa với đà học ngoại ngữ đang phát triển mạnh hiện nay.

Đặc biệt, khi các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí xây dựng phòng ban, đội ngũ chăm sóc và tiếp cận khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời muốn tìm đến hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp thì nhu cầu thuê các Call Center "pro" thực hiện thay cho các khâu này sẽ ngày càng cao hơn.

Được biết, tại Việt Nam một số công ty như FOCUS, Minh Phúc Telecom, Công ty Dịch vụ Viễn thông Sài Gòn... đều đang đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động này.

Không nghi ngờ gì nữa, thời đại toàn cầu hóa sẽ đem Call Center vào Việt Nam, mang theo văn hóa chăm sóc khách hàng đạt quy chuẩn. Khi đó, nếu một khách hàng từ Mỹ của một thương hiệu nào đó có thắc mắc, họ sẽ gọi đến Call Center là agency của thương hiệu đó đặt tại Việt Nam. Nhân viên người Việt sẽ "chăm sóc" khách hàng bằng cách trả lời tất cả những gì xung quanh thương hiệu này bằng tiếng Anh, theo đúng yêu cầu, thắc mắc của khách.

Nếu các "đại gia" nước ngoài có nhiều kinh nghiệm về Call Center bước chân vào Việt Nam thì họ sẽ tiến vào theo lộ trình giảm cước và nâng cao chất lượng viễn thông của Việt Nam. Họ sẽ đào tạo kỹ năng tổng quát và trình độ ngoại ngữ cho nhân viên người Việt để trở thành những nhân viên chăm sóc khách hàng đạt tầm quốc tế...

Theo VietnamNet

Nghệ thuật đưa thông điệp đến khách hàng

Hàng ngày, bạn bị ngập trong hàng trăm quảng cáo. Nếu bạn giống như đa số thì bạn sẽ mất rất nhiều sức lực để cố gắng phác ra những thông điệp ấy. Bây giờ bạn hãy tự hỏi mình: “Làm thế nào để tôi trình bày được khúc chiết thông điệp của mình, khi phần lớn người mua đang cố gạt bỏ nó do quá tải”?

Câu trả lời là: cách xúc tiến bán hàng khác với thông thường. Đó là kỹ thuật để truyền đạt trong một thương trường đông nghịt.

Nếu tôi cùng đi với bạn trên đường phố chính và hỏi bạn tên của ba hiệu sách địa phương, thì hiệu sách đầu tiên bạn nêu ra sẽ là hiệu sách bạn ưa thích nhất. Nếu tôi hỏi, lại sao bạn lại nêu tên hiệu sách đó trước tiên, thì chắc rằng bạn có thể nói ngay một lý do mà không cần đắn đo. Những gì bạn đang nói chính là truyền đạt cho cách xúc tiến bán hàng duy nhất của hiệu sách đó. Thực tế mà bạn biết nó, chứng tỏ họ đã biết tập trung quảng cáo để làm cho tên của họ và những xúc tiến bán hàng khác thường, đi vào trong tâm trí bạn.

Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã rõ và là những điểm khác biệt đáng ao ước so với sản phẩm của đối thủ, thì sự định vị của bạn chỉ cần nhấn mạnh vào điểm khác nhau then chốt. Hãy cân nhắc những điểm mạnh của bạn và những điểm yếu của đối thủ. Một vài thuộc tính phổ biến xung quanh cách xúc tiến bán hàng khác thường này được tạo ra bởi: chất lượng - sự lựa chọn - kiểu cách/cách tạo dáng - giá - dịch vụ - địa điểm.

Cách xúc tiến bán hàng khác thường

Muốn thế bạn cần trả lời ba câu hỏi sau:

1. Lợi ích nào là duy nhất trong đề nghị của bạn, và cơ sở của khẳng định này là gì?

2. Ai là thị trường mục tiêu mà lợi ích này đang hấp dẫn sự chú ý của họ?

3. Đề xuất bán hàng độc đáo này đã được xác nhận thế nào bởi các đối thủ quan trọng đối với thị trường mục tiêu này?

Tạo ra một “định vị” như trên là một vấn đề cân bằng những thành phần đó, mô tả một vị trí bạn sẽ nắm giữ trong sự chú ý của thị trường mục tiêu, khách hàng phân biệt bạn, từ sự cạnh tranh của bạn. Ta hãy cân nhắc mỗi một thành phần này.

Trước khi người ta mua, thì một hành động biến đổi có sức lôi cuốn phải xảy ra: những nét đặc biệt phải được chuyển thành lợi ích. Một nét đặc biệt là cái gì đấy mà bạn đã thiết kế trong sản phẩm hay dịch vụ. Một lợi ích là cái mà khách hàng có được khi mua sản phẩm đó. Một nét đặc biệt có thể là hữu ích, nhưng không phải tự nó có sự chú ý hấp dẫn. Một lợi ích là một giải pháp cho một vấn đề, là sự hoàn thành một mong muốn.

Lấy ví dụ một cái đèn xách đi cắm trại, có dây đai trên đầu, để đeo qua vai được. Bạn đã thiết kế dây đai trên đầu sản phẩm, đó là một đặc điểm. Vì thế, hai bàn tay khách hàng được tự do thao tác đèn xách, đó là một lợi ích. Cho dù bạn không tìm thấy một đặc điểm hoàn toàn mới lạ để xúc tiến, thì phải tìm một đặc điểm nào mà các đối thủ khác đã không nhận thấy. Khi bạn tìm được nó, thì bạn đã có một chữ “lạ” hoặc “duy nhất” cho cách gợi ý bán hàng duy nhất này của bạn.



Theo Chungta

9 thg 3, 2010

Tầm quan trọng của một kế hoạch lãi/lỗ

Ai là người cần một kế hoạch lãi/lỗ? Có phải việc đầu tư chỉ là mua gốc bán ngọn không? Nếu như lúc nào cũng mua gốc bán ngọn thì thật là tuyệt, nhưng chắc chắn rằng điều này gần như là không thể. Hơn nữa, các nhà đầu tư cũng chỉ là con người: cảm xúc thường làm dao động sự phán đoán và bản chất chúng ta luôn ghét sự thất bại.

Thất bại trong giao dịch chứng khoán thành ra không chỉ làm thiệt hại cho ví tiền mà còn làm tổn thương cái tôi của chính chúng ta. Thường thì các nhà đầu tư kiếm lời bằng cách bán các cổ phiếu tăng giá, giữ lại những cổ phiếu xuống giá với hy vọng chúng sẽ tăng giá trở lại, và như vậy, những cổ phiếu này co lại còn một phần so với giá trị trước đó. Vậy làm thế nào các nhà đầu tư có thể tránh được những hậu quả đó? Một giải pháp được đưa ra là phải học để trở thành một nhà đầu tư có kỷ luật và phải thông qua một kế hoạch lãi/lỗ.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào chiến lược và sẽ chỉ cho bạn thấy sử dụng một kế hoạch lãi/lỗ như thế nào để có được số dư.

Một kế hoạch lãi/lỗ là gì?

Kế hoạch này là một bước mà rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ (và các nhà đầu tư chuyên nghiệp) thường coi nhẹ. Kế hoạch lãi/lỗ là tập hợp những giới hạn nhằm xác định mức độ thua lỗ lớn nhất hoặc lợi nhuận mà nhà đầu tư kiếm được trên một cổ phiếu. Một phần rất quan trọng trong việc đầu tư là phải tính đến những thua lỗ trong kế hoạch đầu tư của mình, bởi vậy kế hoạch lãi/lỗ sẽ là cốt lõi cho một chiến lược chính xác.

Tất cả chúng ta đều mắc phải sai lầm khi lựa chọn cổ phiếu và phần lớn đều bị mất tiền trên thị trường chứng khoán. Cái tạo nên những nhà đầu tư vĩ đại đó chính là khả năng nhận biết những lựa chọn sai lầm của họ và sử dụng chúng làm bài học cho những quyết định đầu tư sau này. Một kế hoạch lãi/lỗ giúp bạn nhận ra những sai lầm bằng cách cho phép bạn tách biệt vấn đề tình cảm với đầu tư. Nếu bạn không quá sốt sắng tới lợi nhuận mà chỉ xem chúng hoàn toàn như một phương tiện thúc đẩy sự lưu thông tiền mặt (trên hết cả là bản ngã của bạn) thì bạn sẽ có nhiều thời gian dễ dàng hơn để xem những cổ phiếu thua lỗ và hơn nữa là kiểm soát được chúng.

Đặt kế hoạch cho mình

Đặt ra một kế hoạch có thể khó hơn rất nhiều những gì bạn nghĩ. Trước tiên, bạn sẽ phải xác định mức lợi nhuận tối đa mà bạn sẽ chấp nhận và mức thua lỗ tối đa mà bạn cho phép đầu tư, nhưng các giới hạn tối đa và tối thiểu đó không nhất thiết phải áp dụng cho tất cả các loại cổ phiếu. Ví dụ: khi so sánh một cổ phiếu có tính thanh khoản cao (blue chip stock) với một cổ phiếu có giá trị thấp đang tăng trưởng (small-cap growth stock) thì khả năng tăng hay giảm 10% giá cổ phiếu có tính thanh khoản cao trong một năm ít hơn rất nhiều so với cổ phiếu có giá trị thấp. Nói một cách khác, bạn phải phân tích riêng từng cổ phiếu để ước tính nó có thể biến động đến mức nào.

Một số nhà đầu tư thường sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật (technical analysis) hoặc phân tích cơ bản (fundamental analysis) hoặc kết hợp cả hai để xác định những giới hạn thích hợp cho lợi nhuận và thua lỗ. Một cách khác để bạn đặt ra những giới hạn cho mình là mô hình hóa kế hoạch của bạn dựa trên việc thực hiện các mốc chuẩn đã đặt ra như chỉ số hoặc thậm chí dựa trên thành quả trước đây trong danh mục đầu tư của mình.

Một yếu tố khác mà bạn phải tính đến khi đặt kế hoạch lãi/lỗ là mức độ rủi ro cho phép dựa trên các yếu tố như cá tính của bạn, khung thời gian và nguồn vốn của mình. Điển hình là những người quan tâm tới rủi ro thường có những giới hạn chặt chẽ hơn những người không bận tâm tới rủi ro. Những người thích rủi ro thường sẽ kiếm nhiều lợi nhuận tới mức có thể từ việc cổ phiếu tăng giá, nhưng những nhà đầu tư bảo thủ hơn có thể bán cổ phiếu sớm hơn thời điểm tăng giá để loại trừ rủi ro thua lỗ, điều có thể xảy ra khi cổ phiếu rớt giá nhanh chóng. Nếu bạn muốn tránh xa rủi ro, thì một kế hoạch lãi/lỗ với 10% có thể là không phù hợp hoặc thậm chí là không thực tế đối với bạn. Mặt khác, nếu bạn sẵn sàng chấp nhận thêm rủi ro cùng với lợi nhuận tiềm năng thì 10% của kế hoạch lãi/lỗ có thể là thích hợp với bạn hơn.

Triển khai kế hoạch lãi/lỗ của mình

Ngay khi bạn quyết định con số lãi/lỗ, dù bạn là người bảo thủ hay là người năng động thì bạn cũng đưa kế hoạch đó vào hành động với càng ít cản trở càng tốt. Hãy nhớ rằng, kế hoạch này có hai yêu cầu: bạn phải bán cổ phiếu (1) nếu nó giảm xuống tới mức độ nào đó và (2) nếu nó tăng tới một mức nhất định.

Ngày nay, các nhà môi giới chứng khoán sẽ không để cho bạn đặt hai lệnh bán khác nhau cho cùng một loại cổ phiếu, vì vậy bạn phải xác định cổ phiếu nào bạn ưu tiên bán ra trước. Khôn hơn hết là bạn nên đặt lệnh cho các cổ phiếu để ngăn chặn trước khả năng sụt giá: rất nhiều nhà đầu tư khôn ngoan sử dụng lệnh cắt lỗ nhằm hướng dẫn nhà môi giới chứng khoán bán hay mua một cổ phiếu ngay khi nó đạt tới mức giá nhất định. Việc cắt lỗ đảm bảo rằng bạn sẽ không bị nhấn chìm trong thị trường xuống giá, đặc biệt là không phải lúc nào bạn cũng theo dõi được tất cả các phiên giao dịch. Khi bạn đặt lệnh với nhà môi giới chứng khoán của mình, hãy đưa ra mức giá mà bạn cho rằng tỷ lệ phần trăm thua lỗ là tối đa và sau đó hãy ngồi và chờ kết quả. Nếu giá khớp lệnh ở trần trên so với dự kiến của bạn thì bạn chỉ cần thay đổi giá cho lệnh cắt lỗ và bán ngay cổ phiếu của mình.

Giữ đúng kỷ luật

Khi đã có bản chiến lược lãi/lỗ trong tay thì bạn phải nhớ rằng toàn bộ ý tưởng của kế hoạch là để thiết lập những phương châm chỉ đạo nghiêm ngặt nhằm quyết định khi nào cần bán cổ phiếu. Chắc chắn rằng, bạn sẽ cảm thấy đau lòng khi thấy cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng giá khi bạn bán ra, nhưng thường thì bán một cổ phiếu đang lên giá tốt hơn là đợi cho đến lúc phải bán hạ giá khi giá của nó đang sụp xuống sau khi đã đạt tới giá đỉnh điểm. Chính Joseph P. Kennedy đã từng nói “chỉ có một thằng ngốc mới giữ lại cổ phiếu ở mức giá cao nhất”.

Kết luận

Hãy nhớ rằng những con số ví dụ của chúng tôi là sự suy rộng. Và để đặt một kế hoạch bạn cần phải có sự nghiên cứu tỉ mỉ, phân tích, tự đánh giá và có cái nhìn thực tế. Còn việc đặt một giới hạn lợi nhuận ở mức 100% (gấp đôi số vốn của bạn) không có ý nghĩa gì nếu bạn đầu tư vào các công ty có mức độ rủi ro thấp với tốc độ tăng trưởng đều mỗi năm là 15%.

Dưới đây là một vài điểm đáng nhớ:

- Một cổ phiếu giảm 50% có nghĩa là bạn sẽ cần gấp đôi số tiền để lấy lại vốn. Kiểm soát thua lỗ là chìa khóa cho chiến lược đầu tư hiệu quả.

- Mắc phải sai lầm là bản chất của con người. Một khi bạn nhận ra điều này, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn.

- Mua cổ phiếu và giữ nó trong một thời gian dài không có nghĩa là bạn sẽ kiếm được tiền. Một chiến lược mua và giữ sẽ chỉ hiệu quả khi bạn chọn được những công ty phù hợp.

Và điểm quan trọng nhất trong việc đặt ra kế hoạch lãi/lỗ là hãy bám sát vào nó!

Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!

Các nhân viên thông minh đang ngày một nhận diện rõ ràng hơn tầm quan trọng của sự cân bằng tại môi trường làm việc với yếu tố thư giãn và vui vẻ. Đối với họ, chuyện lương bổng nhiều khi chưa hẳn là yếu tố quan trọng nhất để giữ chân và gắn bó lâu dài với công ty.

Khi mà các nhân viên sử dụng email, tin nhắn, công cụ trò chuyện trực tuyến (chát) hay các diễn đàn dành cho những cuộc giao tiếp không chính thức, các phòng nghỉ giải lao, phòng ăn và nhà bếp trong thế giới kinh doanh bắt đầu trông như những di tích của một thời đại analog.

Hãng điều tra thị trường Gensler đã tiến hành một cuộc điều tra trực tuyến và thấy rằng có tới 2/3 các nhân viên văn phòng tại Mỹ tin rằng họ sẽ làm việc hiệu quả hơn khi được tiếp xúc gần gũi với các đồng nghiệp mỗi ngày. Và có đến 30% số người được hỏi nói rằng môi trường làm việc của họ hiện không khích lệ được các giao tiếp và cộng tác tự nhiên - một yếu tố mà khiến nhiều công ty phải suy nghĩ lại môi trường làm việc của mình.

Trong một vài trường hợp, điều này liên quan tới việc bố trí sao cho hai nhân viên có thể gặp gỡ nhau hoàn toàn riêng tư. Hay các trường hợp khác đó là một sân bóng rổ của công ty cho các cuộc vui đùa.

Dù thế nào, mục tiêu luôn là duy nhất: để đẩy mạnh giao tiếp giữa các đồng nghiệp công ty và nâng cao lợi nhuận kinh doanh từ những ý tưởng sáng tạo và tinh thần làm việc cao.

“Có rất nhiều lý do hợp lý để có những khu vực giao tiếp không chính thức”, Jay Brand, nhà tâm lý học kinh doanh tại hãng sáng tạo Haworth, Mỹ, cho biết. Jay khuyên các công ty nên thận trọng lên các kế hoạch cho những khu vực này và xác định những giá trị nào được các nhân viên mong đợi để đem lại sự thoả mãn và hiệu suất công việc cao hơn.

Theo Jay, việc gia tăng các giao tiếp chính thức và ngẫu nhiên trong công ty về dài hạn sẽ đem lại không ít lợi ích.

Giám sát công sở và Phản hồi của nhân viên

Một số công ty đã dành hàng tháng trời để thăm dò các nhân viên để biết được các cuộc trao đổi, họp bàn diễn ra như thế nào và ở đâu là thích hợp nhất. Thách thức sau đó chính là cân bằng được các phản hồi này với thực tế.

Gervais Tompkin, giám đốc hãng thiết kế Gensler, cho biết: “Khi mọi người nói với bạn về những gì họ làm tại công sở, họ đang nói với bạn những gì họ tin tưởng hay mong muốn được làm”. Gensler và nhiều công ty thiết kế khác thường tiến hành điều tra với sự giám sát công sở, chẳng hạn như đi lại xung quanh văn phòng khoảng 1 hoặc 2 giờ một lần để xem các nhân viên đang làm gì.

Đó cũng là cách thức được hãng thiết kế nội thất và kiến trúc VOA áp dụng khi phải tiến hành cấu trúc, sắp xếp lại văn phòng làm việc vốn khá thảm hại và lộn xộn. Sau 16 năm không có thay đổi gì trong văn phòng làm việc trong khi tiếp nhận hàng trăm nhân viên mới, VOA nhận thấy đã đến lúc có chiếc áo mới.

Vì vậy, các nhà quản lý của VOA có các cuộc gặp riêng với hầu hết các nhân viên và thường xuyên dạo quanh văn phòng làm việc của hãng. VOA cũng tổ chức các cuộc bàn thảo quy mô lớn để có được sự đồng thuận đối với vài thiết kế quan trọng, chẳng hạn như kiểu không gian cộng đồng nào sẽ thích hợp.

Những thay đổi không gian cho các tập thể

Một trong những lời phàn nàn phổ biến nhất đó là cách bố trí sắp xếp hiện tại không tạo điều kiện thuận lợi cho các giao tiếp xã hội trong công ty. Robert Skelton, giám đốc hành chính của VOA: “Kể từ khi lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, nhiều nhân viên đã lên tận sân thượng để hút thuốc và họ thích thú điều này. VOA đã lên kế hoạch thiết kế các phòng nhỏ tại các góc của văn phòng làm việc – nơi mà các nhân viên có thể nhâm nhi chén cà phê hay nấn ná lại trò chuyện với nhau”.

Một sự quan sát nữa mà VOA nhận ra đó là trong khi hầu hết các công việc tại hãng được thực hiện qua các nhóm nhỏ tối đa 5 người, thì chỉ có duy nhất một nơi để mọi người họp bàn: phòng hội thảo lớn và chính thức.

“Không có nơi nào cho 5 người gặp gỡ cả”, Robert Skelton nhận định. Do đó, VOA cũng cho xây dựng nhiều phòng họp nhỏ hay các góc hóc mát – nơi hoàn hảo cho các cuộc thảo luận không chính thức giữa các thành viên tập thể.

Giờ đây tại VOA các nhóm nhân viên 5 người thường xuyên gặp gỡ đến nỗi các phòng nhỏ phải được đăng ký trước hàng tuần. Và Robert cho biết ông phải sử dụng các “chỗ kín đáo” trong hành lang một cách thường xuyên do mọi nhân viên quá gần gũi với ông. “Nếu ai đó muốn bàn bạc và không muốn ngắt quãng công việc của người khác, họ sẽ đến những chỗ kín đáo riêng biệt sẵn có”, Robert cho biết.

Ngắt quãng cho giải trí và các trò chơi

Những không gian chung quy tụ mọi người gần gũi với nhau trong công việc có thể rất thuận tiện, song đôi lúc việc tạo ra cảm giác của khoảng cách cũng không kém phần quan trọng.

Đó là những gì các nhà quản lý tại hãng Principal Financial Group áp dụng sau khi nghe thấy nhiều lời phàn nàn từ các nhân viên rằng văn phòng làm việc tại trụ sở chính quá căng thẳng và sức ép. Từ đấy, “High Street Retreat” (Rút lui xa lộ) - một câu lạc bộ thể thao nhân viên rất gần với văn phòng làm việc – đã ra đời. Nó được thiết kế cho rất nhiều môn thể thao, trò chơi khác nhau, như pinball, bóng đá mini, hockey, sách vở, máy bán đồ,....

Câu lạc bộ đem lại cho các nhân viên cơ hội để tạm dừng suy nghĩ về công việc trong khi giải trí vui chơi - một điều mà theo CEO Rhonda Clark-Leyda là thực sự giá trị với họ và với công ty.

“Các nhân viên cảm thấy thoả mãn và làm việc hiệu suất hơn, còn công ty được tận hưởng doanh thu gia tăng, giảm các chi phí liên quan tới stress và nhân viên xin nghỉ phép”, Rhonda cho biết.

Những trợ giúp nhãn hiệu và tuyển dụng

Những khu vực giải trí, thư giãn sáng tạo có thể đem lại cho các nhân viên cơ hội giao tiếp với nhãn hiệu công ty. Một tập thể sáng tạo nội bộ đã thiết kế môi trường làm việc mới tại Zune, một công ty âm nhạc di động trực thuộc Microsoft. Cảm hứng từ thẩm mỹ và thiết kế của máy nghe nhạc Zune, các nhân viên đã xây dựng một không gian được thiết kế nhằm hợp nhất các nhân viên với môi trường và trải nghiệm âm nhạc.

Có một khu DJ trong phòng cà phê - nơi mà các nhân viên có thể trình diễn năng khiếu DJ âm nhạc của mình hàng tuần trong cuộc thi “Release Your Inner DJ”. Không chỉ vậy, bất cứ nơi nào trong không gian làm việc cũng mang dấu ấn của âm nhạc, của máy nghe nhạc June và của những âm thanh du dương. “Chúng tôi muốn mang nhãn hiệu tới cuộc sống của từng nhân viên”, Jason Reindorp, giám đốc tiếp thị của Zune, cho biết.

Và những không gian làm việc, mang tính cộng tác còn thu hút nhiều nhân viên triển vọng đến làm việc. Với suy nghĩ đó, hãng PopCap Games, Mỹ đã thiết kế các cuộc phỏng vấn tuyển dụng hết sức đặc biệt, theo đó các ứng viên thấy được căn phòng giải trí (rumpus room) được trang bị đầy đủ các máy Xbox, máy chơi bóng đá, chơi pingpong, các trường kỷ thư giãn và nguồn nước giải khát vô tận.

Khi truyền cảm hứng như vậy cho các nhà thiết kế video game trong tương lai tại PopCap, chứng kiến nhiều nhân viên chơi game vui nhộn, họ không thể không muốn gia nhập PopCap. Rõ ràng một môi trường làm việc như vậy không tồi chút nào, đúng như đồng sáng lập viên kiếm CEO của PopCap cho biết: “Mọi người thốt lên rằng: Thật tuyệt vời, không ở đâu như vậy”.

8 thg 3, 2010

Bạn có tố chất của một doanh nhân?

Bạn có khả năng lãnh đạo và điều hành một doanh nghiệp không? Để đi tìm câu trả lời, bạn hãy thử kiểm nghiệm xem mình có những tố chất dưới đây không nhé.

Biết chia sẻ công việc:

Dù bạn là người thông minh và hoạt bát đến đâu thì bạn vẫn có thể mắc sai lầm nếu cứ ôm đồm tất cả mọi việc. Nếu bạn muốn điều hành tốt một doanh nghiệp bạn cần học cách tin tưởng và giao phó công việc cho những người khác.

Biết chia sẻ kinh nghiệm:

Mặc dù nhân viên của bạn phải có những kỹ năng làm việc nhất định, trong công việc luôn có những điều mới mẻ và khó khăn. Là sếp, người nhiều kinh nghiệm bạn cần biết giúp đỡ và chỉ dạy cho nhân viên mỗi khi họ gặp rắc rối.

Tính tự lập cao:

Là chủ một doanh nghiệp vì vậy bạn sẽ không còn ông chủ nào “đi sau” để nhắc nhở bạn về công việc nữa. Ngược lại, bạn cần thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp và tôn trọng mọi quy tắc để nhân viên có thể học hỏi.

Có khả năng làm việc với các con số:

Kinh doanh độc lập đòi hỏi bạn phải biết quản lý mọi thứ. Bạn cần có khả năng kế toán để có thể tóm lược được kế hoạch chi tiêu của công ty như cân đối các khoản chi ra, nguồn thu vào, thuế và một số nguồn khác.

Biết chấp nhận sai lầm:

Bạn dám chấp nhận mỗi khi làm sai và hơn nữa bạn còn rút ra được mỗi bài học sau những kinh nghiệm đó.

Yêu thích công việc:

Điều này không có nghĩa rằng bạn cần phải làm việc rất vất vả để doanh nghiệp có thể thành công. Bạn cần tìm ra yếu tố đam mê nào dẫn bạn đến với việc kinh doanh này. Nó chính là nguồn cảm hứng giúp bạn nỗ lực và không mệt mỏi với công việc

Không dễ dàng từ bỏ:

Bạn có thể phải gặp phải rất nhiều khó khăn khi kinh doanh độc lập và đôi khi nó có thể làm bạn chùn bước. Để tiến được tới nấc thang thành công bạn cần lạc quan khi đối mặt với những thách thức trong công việc.

Những nguyên tắc vàng cho bảo mật doanh nghiệp!

Những bạn trẻ mới vào nghề thường mắc sai lầm là cung cấp quá nhiều thông tin cho khách hàng. Nếu tuân thủ các nguyên tắc sau, công ty sẽ có được môi trường làm việc an toàn và nâng cao hiệu quả công tác.

1 - Không nghe người lạ nói

Theo chuyên gia tư vấn Bill Nichols tại công ty kiểm soát rủi ro Control Risks Group (Mĩ) thì tình trạng kẻ xấu lợi dụng phương thức gây dựng lòng tin để moi móc thông tin từ những người nhẹ dạ đang có chiều hướng gia tăng.

Các nhân viên lễ tân tiêu biểu cho mục tiêu chính vì tính chất công việc của họ được phép tra cứu địa chỉ và số điện thoại của những người làm việc trong công ty. Thậm chí một số người còn được phép rà soát hệ thống dữ liệu doanh nghiệp. Trong khi đó, kẻ muốn khai thác thông tin thu thập từng ít một qua thời gian dài và cuối cùng khi niềm tin đã tăng lên cũng là lúc chiếm đoạt hoàn toàn mật mã truy cập vào cơ sở dữ liệu.

Do đó để tránh xảy ra tình huống, nên viết ra bản nội qui phân loại những thông tin không được phép cung cấp ra bên ngoài. Hạn chế tuyệt đối việc tra cứu cơ sở dữ liệu mang tính nhạy cảm như hồ sơ khách hàng, nhân sự và tài chính. Nhân viên lễ tân cũng nên tập ứng xử với những tình huống trả lời yêu cầu thông tin trong giao tiếp thực để nhận biết các mối nguy tiềm ẩn.

2 - Nguy cơ từ mạng xã hội

Khi rảnh rỗi, những nhân viên cũng có thú vui ngồi hàng giờ để lướt qua mạng xã hội để thưởng thức video hay tải nhạc. Tuy nhiên ít ai ngờ rằng những virus nguy hiểm hiện nay được ẩn vào nguồn video hoặc dính vào những bài hát trong kho nhạc online.

Các trang âm nhạc cho phép người sử dụng có thể lồng nhạc vào blog cá nhân một cách dễ dàng, và khi truy cập trang web thì trình đa phương tiện tự động bật lên chơi nhạc nền, vì vậy người sử dụng gần như bất lực trong kiểm soát các nội dung đa phương tiện trên mạng.

Các chuyên gia khuyến cáo, phòng phụ trách CNTT nên cài đặt chương trình firewall để hạn chế dùng máy tính cơ quan truy cập mạng xã hội, đồng thời sử dụng cả tiện ích lọc email để gạn lọc các mã độc gắn vào, giữ cho hệ thống được an toàn, giúp tăng tính bảo mật, tránh rò rỉ thông tin.

3 - Nguy cơ từ các phần mềm chia sẻ file

Với nhiều nhân viên công sở thì những chiếc PC tại cơ quan thường mạnh hơn máy tính của họ ở nhà, và như vậy có thể phát sinh ý muốn tận dụng phần băng thông dư thừa để tải về hay gửi đi những file dung lượng lớn nhờ các ứng dụng chia sẻ ngang hàng như eMule, Kazaa và BitTornado v.v... Tuy nhiên những phần mềm này lại tạo ra những lỗ hổng tiềm ẩn dễ bị hacker lợi dụng. Do đặc điểm thiếu sự quản lí nội dung nên các tổ chức có thể vô tình gài vào hệ thống máy chủ chia sẻ file bị nhiễm virus. Nếu sơ ý tải về, thì những mã độc thừa cơ tràn vào mạng nội bộ doanh nghiệp, chiếm dụng tài nguyên, thoải mái khai thác dữ liệu qua phương thức tấn công từ xa.

Do đó những nhân viên văn phòng cần có ý thức về chính sách của cơ quan là tuyệt đối cấm xem hay tải về những nội dung thiếu minh bạch, mang nguồn gốc bất hợp pháp. Phòng CNTT cũng nên hướng dẫn các phòng ban trong công ty không sử dụng dịch vụ chia sẻ và cài đặt công cụ chặn truy cập các mạng cung cấp dịch vụ miễn phí này.

4 - Thận trọng dùng thư điện tử

Dịch vụ thư điện tử miễn phí là một tiện ích rất hữu dụng, cho phép người sử dụng có thể thực hiện liên lạc ở bất cứ nơi đâu xuất hiện mạng máy tính. Tuy nhiên đăng nhập hòm thư tại cơ quan cũng có thể gián tiếp thiết lập cơ chế cho malware đột nhập mạng nội bộ.

Ngoài ra, dùng webmail cũng có thể là hành vi trái với điều lệ công ty. Thông tin có thể bị lộ trên đường truyền khi sử dụng tài khoản thư miễn phí để gửi tài liệu từ văn phòng về nhà riêng. Cho nên các nhân viên cần đề cao cảnh giác khi sử dụng thư điện tử miễn phí và nhân viên CNTT nên khóa lại những địa chỉ cung cấp dịch vụ email thiếu tin cậy để tránh hậu họa cho đơn vị mình.

5 - Giữ gọn gàng bàn làm việc

Hàng ngày trên bàn giấy của phòng lễ tân luôn tràn ngập các thư gửi đến và thư cần chuyển đi, tất cả đều chất chứa thông tin liên quan đến hoạt động doanh nghiệp. Chính sách "bàn sạch" thường ít được coi trọng cho nên đó chính là một sơ hở để kẻ xấu có thể lợi dụng đọc trộm tài liệu. Bên cạnh đó còn có tình trạng khá phổ biến là mật khẩu được viết trên giấy đặt ngay phía dưới bàn phím hoặc thậm chí là đính lên màn hình vi tính cho tiện đọc. Các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp nên thắt chặt chính sách bảo mật giấy tờ. Tránh các loại thư từ tài liệu bày trên bàn lễ tân. Và đặc biệt là biện pháp quản lí tiêu hủy giấy vụn trong doanh nghiệp.

Cách để nhân viên làm đúng theo ý muốn!

Để đạt được trình độ cao trong nghệ thuật “khiến” người khác làm đúng ý của mình, hay nói ngắn gọn hơn là “giao việc”, thì các nhà quản lý cần phải thực hiện những “chiêu” nào?

Nếu bạn là “sếp”, hãy biết rằng khả năng giao tiếp tốt là một yêu cầu tối cần thiết để có thể truyền đạt thông điệp của mình cho nhân viên hiểu và hành động theo ý mình muốn. Và để có được kỹ năng này, cần có sự đầu tư về mặt thời gian để tìm ra một phương pháp phù hợp và rèn luyện nó trở thành thói quen.

1. Làm rõ mục tiêu công việc:

Mục tiêu công việc sẽ rõ ràng nếu bạn chuẩn bị đầy đủ các thông tin trả lời liên quan đến 4 chữ W (trong tiếng Anh) trước khi giao việc: - What: nêu cụ thể công việc bạn yêu cầu là gì việc gì? - Who: ai là người liên quan với nhân viên của bạn để thực hiện công việc được giao, hay ai là người nhận kết quả công việc được giao? - When: bạn muốn công việc hoàn tất khi nào? - Where: địa điểm công việc được thực hiện là ở đâu?

2. Đưa ra lý do thực hiện công việc (chữ W thứ 5: Why)

Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp nhân viên hiểu rõ mục đích cuối cùng của công việc. Nhờ vậy, khi gặp trở ngại trong lúc thực hiện công việc, họ sẽ cố gắng xoay xở để thực hiện bằng được công việc, nhất là khi không có bạn bên cạnh.

3. Hướng dẫn - minh họa (nếu cần)

Thường thì bước này cần thiết đối với công việc liên quan đến máy móc, dụng cụ. Đối với các công việc khác, thì tùy theo mức độ thạo việc của nhân viên mà bạn linh động thực hiện hay không thực hiện bước này. Những nhân viên thạo việc thường thích được tự quyết định cách thức thực hiện công việc để khả năng tư duy của họ được phát triển.

Trong trường hợp này, nếu bạn là người cẩn thận hoặc vì mức độ tối quan trọng của công việc, bạn có thể dò lại bằng cách hỏi: “Em định thực hiện công việc này như thế nào?” để đảm bảo rằng cách thực hiện của nhân viên không ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

4. Yêu cầu lặp lại hướng dẫn

Đây là một cách giúp bạn kiểm chứng xem cấp dưới đã nắm bắt được công việc hay chưa, cũng là cách giúp bạn rà soát lại chính mình xem mình còn sót thông tin nào quan trọng nữa hay không. Bạn đừng quên khuyến khích cho nhân viên đặt câu hỏi, và lắng nghe họ trình bày những khó khăn, trở ngại mà họ dự đoán, giúp họ đưa ra những hướng giải quyết khả thi.

Công việc này tuy “tốn ít calo”, nhưng hiệu quả của nó nhiều khi làm chính bạn ngạc nhiên đấy: bạn sẽ phát hiện ra tài năng ở nhân viên, trong mắt nhân viên bạn là người quản lý dễ gần và biết chia sẻ, và điều quan trọng là đảm bảo khả năng thành công của công việc bạn giao.

5. Theo dõi thực hiện

Dân gian thường nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bạn nên thường xuyên thăm dò quá trình thực hiện công việc xem có những trở ngại phát sinh hay không. Nếu có, bạn hãy điều chỉnh yêu cầu công việc sao cho phù hợp với thực tế. Đừng đợi đến giờ chót mới kiểm tra thì có thể quá muộn đấy!

6. Phản hồi

Bạn có phải là kiểu người quản lý “nhân viên làm tốt thì lặng yên, còn có chuyện rắc rối mới làm rùm beng” không? Nếu không, thì xin chúc mừng bạn, vì nhân viên của bạn chắc chắn sẽ không ngại cống hiến nếu có được người quản lý biết phản hồi kết quả thực hiện công việc một cách hợp lý.

Đừng tiết kiệm lời khen nhân viên trước tập thể! Những việc nhỏ như cái vỗ vai, cái bắt tay kèm với một nụ cười nếu nhân viên làm tốt là một trong những động lực quý giá giúp cho nhân viên gắn bó với doanh nghiệp. Đừng chỉ trích một cách thái quá nếu nhân viên phạm sai lầm, vì như thế lần sau nhân viên sẽ ngại việc khó. Điều quan trọng là hãy cho nhân viên thấy bạn muốn biến sai lầm của họ thành cơ hội học hỏi.

Có đến hàng trăm lý do để các nhà quản lý biện minh cho việc không chuẩn bị kỹ càng khi hướng dẫn công việc cho nhân viên. Chẳng hạn như: không có thời gian; nhân viên đông quá; cấp dưới phải có nhiệm vụ hiểu ý cấp trên, v.v và v.v... Họ thường có thói quen “nhớ đâu chỉ đó”.

Nếu ngẫm nghĩ lại, thời gian đầu tư vào việc hướng dẫn chắc chắn sẽ ít “tốn kém” hơn thời gian đi giải quyết sự cố từ những sơ suất “sai một li, đi một dặm” của nhân viên đấy!

Quyền lực trong kinh doanh - 10 nguyên tắc cần biết!

Vươn lên trong thang bậc xã hội thường được xem như một nhiệm vụ quá sức: Một việc mà chỉ những người sinh ra đã mang tài năng xuất chúng mới có thể làm. Ít ai biết rằng, giành được một vị trí quyền lực thực tế rất mang tính công thức.

Xuyên suốt lịch sử, những nhân vật quyền lực đã áp dụng một cách điêu luyện những phương pháp tin cậy để giành lấy và bảo vệ những vị trí quyền lực của thế giới. Họ biết cách lấy lòng cấp trên và vượt qua đối thủ bằng những nguyên tắc vàng trích từ cuốn "48 Quy luật của quyền lực" của tác giả Robert Greene. Nắm vững những nguyên tắc này sẽ là kim chỉ nam đưa bạn tới những đỉnh cao vinh quang.

Quyền lực là gì?

Để biểu đạt được quyền lực, trước tiên bạn phải hiểu quyền lực là gì? Trong kinh doanh “có quyền” nghĩa là “có ảnh hưởng”. Tức là bạn có thể trực tiếp chỉ đạo nhân lực và vật lực, bạn nhận được sự kính trọng. Khi bạn nói người khác nghe, cấp dưới nể bạn và cấp trên cần bạn.

Bạn cũng cần nhận ra rằng những người ngang hàng bạn cũng có thể đang ngấm ngầm vượt mặt bạn hay làm lu mờ thanh danh của bạn. Chính vì thế, bạn luôn phải cảnh giác với những nguy cơ này và ứng phó làm sao cho điềm tĩnh mà quyết liệt.

1. Bảo vệ danh tiếng

Chúng ta thường đánh giá người khác qua những điều mắt thấy, tai nghe. Bởi phong thái là một trong những thước đo phẩm giá, biết được mình ra sao trong mắt mọi người là điều rất quan trọng.

Bạn muốn được mọi người ngưỡng mộ? Bạn sẽ có được nếu mang trong mình một số phẩm chất nổi bật nào đó (một năng lực làm việc tuyệt vời hay tính hào phóng chẳng hạn). Có câu “Tiếng lành đồn xa”; một danh tiếng được xây dựng tinh tế cùng thời gian có thể làm nên những điều tuyệt diệu. Chẳng những tài năng của bạn được vang xa, bạn nhận được sự tôn trọng mà điều đó còn bảo đảm rằng bạn sẽ là người đầu tiên lãnh đạo nghĩ đến cho vị trí tiến cử sắp tới.

Bạn cũng cần biết cách bảo vệ danh tiếng và lường trước mọi điều tiếng có thể. Nếu bị ai đó chơi không đẹp bạn đừng vội nổi nóng. Thay vì trả thù, bạn hãy làm như không có chuyện gì xảy ra. Việc đó không chỉ nâng bạn lên một bước thang mới mà còn khiến kẻ kia rơi vào tuyệt vọng, bất an - và vì thế tự huỷ hoại anh ta.

2. Tự trọng

Được người khác ngưỡng mộ mới chỉ là nửa phần của chiến thắng. Nửa quan trọng còn lại đến từ thái độ của chính bạn đối với bản thân.

Như đã nói ở trên, vẻ ngoài là một thước đo nhân cách, bạn càng nhận biết điều này sớm bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Hãy thể hiện mình vượt trội hẳn những mong đợi thông thường, không xuất hiện mờ nhạt hay bình thường quá. Hãy ăn mặc lịch lãm, đi đứng khoan thai và ứng xử hoàn hảo, luôn nhã nhặn với người khác. Mọi biểu hiện, tác phong lời nói sẽ toát lên con người bạn. Bạn càng tôn trọng mình, người khác càng tôn trọng bạn!

3. Chỗ dựa tin cậy

Khi người khác tin tưởng bạn là bạn đã nắm trong tay sức mạnh. Giữ một vai trò tối cần cho cấp trên sẽ khiến ông luôn muốn có bạn ở bên. Để đạt được điều này bạn phải là người “không thể thay thế” như viên gạch đặt nền cho tháp Jengam; một khi bị di chuyển cả cấu trúc kia sẽ suy sụp.

Muốn thế, bạn phải trau dồi cho mình kỹ năng “không thể thay thế”, một cái gì đó bạn hơn hẳn mọi người. Tìm xem cái mà sếp bạn cần nhất là gì và biến mình thành chuyên gia cho lĩnh vực ấy. Đó có thể là kiến thức về một xu hướng thị trường hay sự thông thạo các công cụ nghiên cứu.

4. Sống giữa mọi người

Kiến thức là sức mạnh và càng ở bên nhiều người, bạn càng có thêm nhiều hiểu biết. Hết mình hoà nhập với cuộc sống sẽ cho bạn nhiều thông tin quý giá. Bạn sẽ biết được người khác nghĩ gì, công ty cần điều gì nhất và bạn có thể thực hiện những vai trò mới nào.

Sống cô lập rất nguy hiểm; chẳng những bạn sẽ không có thông tin gì mà điều đó còn có thể khiến bạn bị lãng quên, mà bạn thì chắc chắn không muốn như vậy rồi. Ở bên mọi ngưòi bạn sẽ xây dựng được những đồng minh vững chắc, hỗ trợ bạn khi bạn cần.

5. Nhìn xa trông rộng

Môn cờ được nhiều người biết đến một phần bởi những ngụ ý mang tính ẩn dụ. Đó là trò chơi mang tính tiên đoán và cơ bản không phụ thuộc may rủi trong đó người chơi không thể đầu hàng bởi ngững nguy hiểm hay cám dỗ trước mắt mà luôn phải bài binh bố trận để có thể theo đuổi mục tiêu cuối cùng: Chiến thắng.

Ngồi chờ thời cơ là con đường dễ đưa đến thất bại nhất. Bạn nhất thiết phải đặt cho mình mục tiêu rõ ràng và lường trước được mọi chướng ngại, khủng hoảng và địch thủ. Chẳng hạn nếu bạn muốn được đề bạt vào năm sau, bạn phải có kế hoạch chi tiết sẽ thực hiện việc đó như thế nào. Bạn sẽ khiến ai phải bực mình? Một khi đã lên kế hoạch, bạn nhớ bám sát theo và đừng lùi bước trước những rào cản. Bởi tránh những nguy hiểm nhỏ, chũng ta thường rơi vào những rủi ro lớn hơn.

6. Biết điểm dừng

Đây là hệ luận tất yếu từ quy luật trước. Một khi bạn đã đạt được thành công, hãy dừng lại. Kiêu hùng và quá tự tin rất có thể dẫn đến sai lầm, như Napoleon từng nói; “Mối nguy lớn nhất xảy đến trong lúc huy hoàng nhất”.

Khi bạn đã giành được thành công, hãy dừng lại một chút. Củng cố sức mạnh, tận hưởng chiến thắng, và hiểu rằng bạn có được điều đó là do hoàn cảnh đưa đến, và lặp lại những hành động tương tự sẽ không hiệu quả. Cơ hội không thể thay thế cho kế hoạch. Thành công cũng có thể tiêu tan nếu bạn có cảm giác mình “vô định khác người”. Như công ty Enron đã từng bị lòng tham che khuất cả lối đi.

7. Nhân vô thập toàn

Như mọi thứ khác, quyền lực là trạng thái cân bằng. Trong khi xây dựng cho mình một danh tiếng đáng nhớ và một phong thái không thể chê trách, bạn cần cẩn trọng để đừng thể hiện mình quá cầu toàn. Một người hoàn hảo tất sẽ có nhiều người ghanh ghét, bởi họ cảm thấy không được may mắn như bạn. Mà sự ghen ghét có thể là cả một sức mạnh huỷ diệt.

Sống "con người" hơn và dễ gần hơn bằng cách cho họ thấy rằng bạn cũng có nhược điểm (tất nhiên là một nhược điểm vô hại nào đó). Nếu bạn được thăng chức không ngờ, hãy vặn nhỏ niềm vui bằng cách nói rằng “tôi may mắn ấy mà”. Khiêm tốn một chút như không có điều gì xảy ra cả khi bạn biết rõ mình nắm nhiều sức mạnh hơn.

Nếu không may mắc khuyết điểm, hãy điềm tĩnh thừa nhận để những người khác đừng phóng đại lỗi lầm ấy. Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu, và hãy ghi lời William Shakespeare: "Nói ít hơn những gì ta biết, khoe ít hơn những gì ta có”.

8. Tập trung tiêu điểm

Chúng ta đang sống trong thời đại chuyên nghiệp, và câu nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” quả không sai.

Hãy nhận biết sở trường của bạn và tập trung toàn bộ sức lực vào đó. Khi tìm kiếm một công việc bạn có xu hướng đi theo kế hoạch của mình. Hãy xem xét bạn cừ nhất ở điểm nào và làm sao để thuyết phục được nhà tuyển dụng. Bằng cách tập trung vào một điểm mạnh hay một mục tiêu và theo đuổi đến cùng, bạn sẽ có lợi thế hơn những người thiếu tập trung.

Thay vì đầu tư vào nhiều công ty, Warren Buffett đầu tư có lựa chọn vào một số hãng ông nắm rõ ngọn nghành. Sự tập trung của ông thu nhỏ những rủi ro. Kết quả: Ông là nhà đầu tư thành công nhất thế giới.

9. Im lặng là vàng

Bản chất con người là rất tò mò. Bạn càng nói ít, người khác càng muốn khám phá ý nghĩ của bạn. Ít lời sẽ khiến bạn sâu sắc hơn tự tin hơn và luôn kiểm soát được những hành động mà bạn làm. Những lời nói có chừng mực của bạn khiến người khác phải nóng lòng “nói” vào khoảng lặng kia (những thông tin quan trọng có thể được tiết lộ). Điều này đặc biệt giá trị khi bạn đã sở hữu một vị trí quyền lực và muốn duy trì vị trí đó.

10. Biết mình biết người

“Biết nhìn người” là khả năng quan trọng nhất để vươn lên vị trí quyền lực. Bạn luôn phải biết mình đang đối mặt với ai. Đừng bao giờ cho rằng người bạn đang nói chuyện cùng chia sẻ những giá trị hay tính hài hước như bạn. Có khi muốn thân thiện và gần gũi hơn, bạn lại xâm phạm ranh giới không cho phép của người đó và xúc phạm họ mà không biết.

Hãy dành thời gian tìm hiểu người ấy trước khi bắt đầu bất kỳ động thái nào. Cần nắm được điểm mạnh, điểm yếu của họ; bởi khi bạn coi trọng hình ảnh của bản thân hãy nghĩ rằng người khác cũng vậy. Không bao giờ đánh giá người khác chỉ dựa trên vẻ bề ngoài; hãy giữ khoảng cách cho đến khi bạn thực sự quen thân.

Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn gặp gỡ ai đó có quyền lực hơn bạn, ai đó có thể giúp bạn hay khi bạn muốn giành được cảm tình từ họ.

Tóm lại

Quyền lực và danh tiếng không phải những thứ có thể giành được trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một quá trình xây dựng khôn ngoan, bền bỉ. Cái khác giữa những người vĩ đại và mọi người là ở quyết tâm đi đến thành công. Với 10 nguyên tắc trên đây kèm theo một ý chí sắt đá, bạn có thể vững bước tiến lên những nấc thang danh vọng mới.

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More