MY' HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

26 thg 3, 2010

Chiến lược Marketing trên Internet

Những điều cần cân nhắc để có thể phát triển chiến lược Internet marketing (Marketing trực tuyến) một cách hiệu quả cho việc kinh doanh.

Tìm hỗn hợp chiêu thị đúng:

Bao nhiêu phần trong chiến lược marketing của bạn sẽ được thực hiện trực tuyến? nguyên lý tiếp thị trên Internet nào được sử dụng, tầm quan trọng của website … tất cả còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty, ngân sách và bao gồm cả dấu ấn cá nhân doanh nghiệp.

Những cân nhắc này là một phần của các quyết định về chiến lược marketing trên Internet, mà giúp cho các chiến lược này phát triển phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sử dụng các phương pháp hỗ trợ Offline

Mặc dù kinh doanh online như eBay nhưng doanh nghiệp vẫn có thể muốn thêm vào đó các yếu tố marketing offline. Thậm chí các doanh nghiệp hoạt động online vẫn sử dụng các phương pháp quảng cáo truyền thống thông qua báo hay tạp chí để quảng bá cho doanh nghiệp của mình như Expedia, Travelocity, và Monster.com.

Các thương hiệu này kết hợp nhiều phương thức quảng cáo offline như trên và các chiến lược quảng cáo online. Trong khi bản chất họ là các doanh nghiệp hoạt động online nhưng họ vẫn đầu tư rất lớn vào các phương thức quảng cáo truyền thống như radio và quảng cáo trên ti vi để nhằm làm giảm sự quá tải trong hệ thống hoạt động online của mình_ nơi mà hoạt động kinh doanh thật sự diễn ra

Phát triển chiến lược Marketing trực tuyến mà bạn thích

Nếu bạn là người không thích bị “spam”_ một chiến lược marketing online hay được sử dụng, bạn có thể không muốn sử dụng market thương hiệu qua email trong toàn bộ chiến lược của mình.

Tuy nhiên, cách marketing qua email không có nghĩa là chỉ gửi các thông điệp đến tất cà các địa chỉ email mà bạn có thể thu thập được. Thay vào đó nếu bạn sử dụng mẫu đăng kí cho những khách hàng có quan tâm trên trang web của mình, bạn sẽ có phương tiện chính thức hơn để thu thập địa chỉ email của khách hàng. Sau đó bạn có thể gửi thông tin quảng cáo đến các khách hàng này.

Hoặc bạn có thể tạo lịch theo từng khoảng thời gian cụ thể để gửi emai nếu bạn nhận được phản hồi tốt từ phía khách hàng hay nhu cầu của khách hàng có sự thay đổi. Do vậy ngay khi bạn không bao gồm marketing qua email vào chiến lược marketing online của mình, bạn vẫn có thể sử dụng nó như là một phương tiện để quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp.

Ngân sách và chiến lược marketing qua Internet

Ngân sách là một trong những yếu tố quan trọng quyết định những thành phần mà bạn sử dụng, trong bất cứ một chiến lược Internet marketing nào mà doanh nghiệp muốn phát triển.

Một trang web đòi hỏi doanh nghiệp phải có tên miền và đăng kí nó để có quyền sử dụng trang web này. Nhưng vấn đề trên không ảnh hưởng mạnh đến ngân sách. Gần đây, để đăng kí cho tên miền chỉ tốn $1.99 một năm, cung cấp cho những dịch vụ khác như quyền sử dụng chỉ có $10 mỗi tháng.
Một khi đã đăng kí xong, doanh nghiệp cần phải thiết kế cách thức bố trí và nội dung cho trang web của mình bằng khả năng của chính doanh nghiệp hay phải trả chi phí cho một người chuyên nghiệp về sắp đặt nội dung và thiết kế trang web.


Sau khi nội dung và cách bố trí đã được triển khai, doanh nghiệp muốn trang web của mình sẽ dễ được tìm kiếm bằng cách tự học lấy phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm hay là phải trả phí cho người khác để hoàn tất giai đoạn này.

Thông thường, nếu doanh nghiệp trả phí cho việc thiết kế nội dung trang web thì nó đã bao gồm luôn cả phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm. Chính vì thế, bản thân doanh nghiệp hay người thiết kế phải có kiến thức về phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm.

Bởi vì cách thức mà trang web của doanh nghiệp được thiếhạn hệ thống lưu thông, và trong hầu hết các trường hợp thì phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm là một phần cực kì quan trọng trong chiến lược marketing qua Internet. Do đó, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu một khoảng chi phí cao hơn nhưng nó sẽ t kế sẽ củng cố, làm tăng hay giới tiết kiệm được thời gian sau này.

Khi trang web đã được thiết lập và đưa vào hoạt động thì vấn đề bảo dưỡng là không tránh khỏi. Doanh nghiệp có thể tự làm công việc này hay có thể để cho một công ty chuyên gia khác làm thay

Phương pháp
Pay-per-click advertising(PPC) giống như Google AdWordssẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc chi tiêu ngân sách, bởi vì doanh nghiệp có thể xác định khoảng chi phí sẵn sàng trả khi có khách hàng truy cập vào trang web marketing, và số lượng tiền mà doanh nghiệp sẵn sàng trả mỗi ngày.

Doanh nghiệp cũng có thể xác định được liệu họ chỉ muốn marketing trên trang web của mình, hay trên các trang web khác có liên quan đến từ khóa khi lượt người xem truy cập vào công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp có thể ấn định địa điểm và thời gian trong ngày để hạn chế hoạt động của trang web.

Thêm vào đó, marketing theo PPC khá là dễ dàng cho doanh nghiệp để đưa vào hoạt động và tạm hoãn nếu muốn. Doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng cập nhật và hơn thế nữa là lợi ích về hệ thống theo dõi chính xác mà khó có thể đạt được ở các phương thức marketing khác trong chiến lược marketing qua Internet. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hình ảnh hay video với marketing PPC_ phương pháp này sẽ tiết kiệm hơn là đăng kí biểu ngữ marketing trên các trang web khác.

Mặt khác, doanh nghiệp còn có thể sử dụng PPC để kiếm lợi nhuận bằng các chương trình như Google AdSense, Yahoo Publisher hay Microsoft AdCenter.

Theo dõi kết quả của chiến lược marketing qua Internet

Nếu doanh nghiệp chi tiền trong những bước đầu của chiến lược marketing, doanh nghiệp sẽ cần theo dõi tính hiệu quả của nó. Cách đó sẽ giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra phương pháp marketing nào mang lại hiệu quả cao nhất, và có thể tránh được các lỗi khi đưa ra chiến dịch marketing qua Internet để nâng cao kĩ năng và là tiền đề mang lại sự thành công.

Bằng cách biết được đâu là khoản chi tiêu hợp lí và không nên chi vào đâu, điều này rất có ích trong việc phát triển chiến lược marketing khi doanh nghiệp đi vào ổn định.

Chiến lược marketing qua Internet cần phải linh hoạt

Luôn nhớ rằng trong tất cả các trường hợp, kiên nhẫn là ưu điểm chính xác để theo dõi và đánh giá sự thành công của chiến dịch marketing qua Internet. Công cụ tìm kiếm có thể không hiệu quả và chiến lược của doanh nghiệp có thể không tạo ra lợi ích ngay lập tức.

Bởi vì sự cạnh tranh gay gắt của hàng triệu đối thủ đồng thời tham gia vào chiến lược marketing qua Internet này. Doanh nghiệp cần luôn theo dõi và luôn sẵn sàng để điều chỉnh khi thích hợp. Tuy nhiên, kiến thức, khả năng của chính doanh nghiệp, và kế hoạch quản lí tốt chiến lược marketing có thể làm tăng cơ hội cho doanh nghiệp đi đến thành công.

Bàn về nguyên tắc trả lương theo hiệu quả công việc

Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có một thị trường lao động lành mạnh. Để phát triển thị trường lao động các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau như: giải pháp phát triển cung lao động, giải pháp phát triển cầu lao động, giải pháp tiền lương. Chúng tôi cho rằng hiện nay giải pháp về chính sách tiền lương là quan trọng hơn cả.

Thật vậy, cần phải có một chính sách tiền lương thực sự phản ánh được những yêu cầu, nội dung, tác dụng của các quy luật kinh tế vận hành thị trường lao động mới hy vọng có được một thị trường lao động phát triển. Sự thay đổi của chính sách tiền lương theo hướng trên sẽ là khâu đột phá, kéo toàn bộ lực lượng lao động ở nước ta ra khỏi tình trạng níu kéo kìm hãm bởi tàn dư của cơ chế tập trung bao cấp, mà nó đã dẫn tới cản trở sự phát triển mạnh mẽ của thị trường lao động ở VN nói chung và TP.HCM nói riêng. Theo hướng nghiên cứu này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Trên tinh thần tiếp thu một cách có phê phán, bài viết này tập trung vào hai vấn đề sau: thứ nhất là khái lược các quan điểm về chính sách tiền lương đối với sự phát triển thị trường lao động; hai là giải pháp phát triển thị trường lao động trên cơ sở hoàn thiện chính sách tiền lương ở VN hiện nay.

1. Quan điểm về hoàn thiện chính sách tiền lương

Mặc dù chính sách tiền lương của Nhà nước tác động chủ yếu tới khu vực kinh tế nhà nước, tới các công nhân viên chức trong hệ thống hành chính sự nghiệp, tới những người trong biên chế nhà nước, nhưng trong nền kinh tế đa thành phần ở VN hiện nay, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, vai trò định hướng cho nền kinh tế, cho sự vận động và phát triển của xã hội ta, bởi vậy chính sách tiền lương của nhà nước sẽ có ảnh hưởng sâu rộng, có tác dụng hướng dẫn đối với tất cả các thành phần kinh tế khác.

Cho tới nay có không ít tác giả đã đưa ra những kiến nghị về chính sách tiền lương. Những kiến nghị đó có yêu cầu chủ yếu là tiền lương phải được tiền tệ hoá một cách triệt để, mức tiền lương phải tính đến khả năng cho phép của nền kinh tế, nhưng phải đảm bảo mức sống của người lao động, phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế xã hội. Tiền lương phải trở thành bộ phận thu nhập chủ yếu của người lao động. Tiền lương phải phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Hầu hết các tác giả đều cho rằng chính sách tiền lương đúng đắn nhất là phải gắn với chất lượng công việc thì mới có tác dụng khuyến khích phát triển thị trường lao động.

Với ý tưởng chung như vậy các tác giả đưa ra kiến nghị cụ thể về chính sách tiền lương của mình. Ví dụ, tác giả Vũ Công Chính khi nghiên cứu đề tài “cơ sở khoa học và thực tiễn hình thành giá cả lao động ở nước ta” năm 2000 đã kiến nghị phải tạo ra khoảng cách chênh lệch thực sự giữa tiền lương của người quản lý với lao động chuyên môn bình thường nói chung. Lương của cán bộ quản lý phải tách bạch ra hai phần: phần tiền lương cơ bản tính theo chuyên môn nghiệp vụ cơ bản, phần tiền lương phụ cấp chức vụ bao gồm phụ cấp quản lý. Chúng tôi cho rằng nếu chính sách tiền lương thực hiện theo hướng kiến nghị này sẽ không xoá bỏ mà còn thúc đẩy thêm tình trạng chạy đua bằng cấp để dành mức lương cơ bản cao, tranh dành chức vụ vị trí công tác để có phụ cấp chức vụ cao, khó có thể gắn tiền lương với chất lượng công việc.

Trong cuốn Thị trường lao động TP.HCM trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của PGS.TS. Nguyễn Thị Cành, tác giả cuốn sách chỉ rõ hệ thống thang bảng lương hiện nay ở khu vực nhà nước chỉ mới phản ánh hao phí lao động thể lực về thời gian lao động, lượng sức lực hao phí và yếu tố thâm niên. Tác giả cuốn sách nhận định hệ thống này là dùng để xếp lương chứ chưa phải để trả công lao động, điều này là rất rõ rệt đối với lao động chất xám. Để thay đổi tình trạng bất cập này tác giả cuốn sách kiến nghị tại khu vực kinh tế nhà nước cần pháp lý hoá các phần thu nhập khác ngoài lương theo hướng cho phép doanh nghiệp được quyền dùng toàn bộ 35% lợi nhuận sau thuế để trả lương, trả thưởng mà không bị khống chế theo Nghị định 59/CP do chính phủ ban hành ngày 3.10.1996 mà nên áp dụng cơ chế tự chủ trong trả công, trong đó tất cả các loại lao động, kể cả giám đốc đều phải thực hiện theo cơ chế lao động làm thuê có ký hợp đồng lao động. Đối với khu vực hành chính sự nghiệp, tác giả Nguyễn Thị Cành kiến nghị cho phép người lãnh đạo được toàn quyền tuyển dụng và sa thải lao động dư thừa, hoặc chuyển số người lao động dư thừa sang chế độ làm việc trả công theo giờ mà vẫn giữ quỹ tiền lương như cũ. Tác giả cuốn sách cho rằng giải pháp cơ bản cốt lõi để giữ được người tài giỏi làm việc trong khu vực quản lý nhà nước là phải trả công cho họ ít ra là tương đương với mức giá tiền công trung bình cùng loại trên thị trường lao động.

2. Giải pháp phát triển thị trường lao động

Sau khi tham khảo những kiến nghị của một số nhà nghiên cứu về thị trường lao động nước ta, chúng tôi nhận thấy hầu hết các nhà nghiên cứu dừng lại ở mô tả, phê phán hệ thống thang, bảng lương trong chính sách tiền lương của nước ta thời gian qua, các kiến nghị tập trung vào thay đổi mức lương tối thiểu theo xu hướng ngày càng tăng mức lương danh nghĩa và đòi hỏi tăng hệ số lương. Những kiến nghị này chưa làm rõ được tiền lương, tiền công là kết quả sự vận động của hàng loạt các quy luật kinh tế tác động lên thị trường lao động, do vậy chính sách tiền lương phải phản ánh rõ nét yêu cầu, nội dung của các quy luật đó. Bởi vậy chúng tôi xin nêu kiến nghị của mình về chính sách tiền lương trong thời kỳ đổi mới ở VN như sau:

Trước tiên về quan điểm, chúng ta cần thống nhất rằng mong muốn làm giàu bằng con đường chân chính là khách quan, mong muốn đó phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người. Làm giàu bằng con đường chân chính có nghĩa là con người sử dụng các nguồn lực của mình để làm giàu một cách hợp pháp, mà lao động là một trong số những nguồn lực quí giá nhất của mỗi con người. Bởi vậy, bất kỳ ai, làm bất cứ việc gì, ở bất cứ cương vị nào, khu vực nào làm giàu bằng khả năng lao động chân chính của mình đều được xã hội thừa nhận, tôn vinh, ủng hộ. Điều này cho thấy không chỉ những người làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà cả những người làm việc trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệp, không chỉ những người làm việc trong lĩnh vực quản lý gián tiếp mà cả những người làm việc trực tiếp, không chỉ những người làm việc trong thành phần kinh tế tư nhân mà cả những người làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước đều có thể làm giàu bằng lao động của mình một cách chính đáng.

Để điều này có thể thực hiện được, chính sách tiền lương của chúng ta phải được xây dựng trên cơ sở tiền lương gắn với hiệu quả công việc. Hiệu quả công việc là thước đo chính xác nhất giá trị lao động. Giá trị của một lao động cao thể hiện ở chỗ ngưởi lao động đó có thể hoàn thành một công việc xác định với hiệu quả cao, lao động có giá trị thấp thì người lao động đó chỉ có thể hoàn thành công việc xác định với hiệu quả khiêm tốn mà thôi. Chỉ như thế, tiền lương, tiền công mới thực sự là giá cả, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị lao động, mới gắn chặt với hiệu quả và phản ánh được hiệu quả của công việc. Do đó những người lao động mà lao động của họ có giá trị cao mới thực sự có khả năng được trả công cao và giàu có được nhờ lao động chân chính của mình.

Về nguyên tắc: thực hiện tiền lương gắn với hiệu quả công việc cần dựa trên việc định giá cho một công việc cụ thể dưới hình thức khoán sản phẩm hoặc khoán công việc. Người đứng ra nhận thực hiện công việc phải ký hợp đồng cam kết về trách nhiệm của họ đối với công việc được giao, trách nhiệm này luôn gắn với những điều kiện vật chất, nếu một trong các bên không hoàn thành hợp đồng sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại. Theo nguyên tắc này, nếu giá trị lao động của ngươì nhận công việc là phù hợp với công việc họ sẽ hoàn thành tốt công việc đó và nhận được lượng tiền công tương xứng với giá trị lao động mà họ đã bỏ ra. Nếu giá trị lao động của họ càng cao họ sẽ hoàn thành tốt một đơn vị công việc với chí phí càng thấp, thời gian càng ít, do vậy trong một khoảng thời gian xác định họ sẽ hoàn thành được nhiều đơn vị công việc hơn và họ sẽ thu được tiền công cao hơn.

Nếu giá trị lao động của người nhận công việc là không phù hợp với công việc, những người này sẽ nhận được tiền công lao động thấp khi công việc hoàn thành, nếu công việc không hoàn thành họ còn phải thực hiện trách nhiệm vật chất như giao kết trong hợp đồng. Qua đó bản thân người nhận việc phải rút kinh nghiệm để tìm đến những công việc phù hợp hơn với giá trị lao động của mình. Nguyên tắc này còn cho phép ngăn chặn hiện tuợng vì tham lợi người ta có thể một lúc nhận quá nhiều công việc so với khả năng lao động của mình hoặc nhận chỉ một việc nhưng khả năng của họ không đáp ứng nổi. Chính ràng buộc về trách nhiệm vật chất khiến người lao động phải tính toán kỹ lưỡng cho sự lựa chọn của mình để có thể thu lợi ích.

Chính sách tiền lương được thực hiện theo nguyên tắc này sẽ đáp ứng được sự vận hành của các quy luật kinh tế tác động lên thị trường lao động:

Đối với quy luật giá trị: Nguyên tắc này đảm bảo giá trị lao động là cơ sở của giá cả hàng hoá lao động, giá trị lao động cao thì giá cả của nó cao và ngược lại.

Đối với quy luật cung cầu: Nguyên tắc này cho thấy nếu công việc càng khó khăn, số người sẵn sàng chấp nhận công việc càng ít, tức là cầu về lao động cho công việc đó cao hơn so với cung, vì thế việc định giá tiền công cho công việc đó phải cao mới thu hút được người làm. Ngược lại nếu công việc dễ dàng thực hiện, số người sẵn sàng chấp nhận công việc cao, có nghĩa là cung lao động cho công việc đó nhiều, bởi vậy việc định giá cho công việc đó có thể giảm.

Đối với quy luật cạnh tranh: Nguyên tắc này cho thấy ứng với một công việc cùng một mức giá xác định sẽ có một số người muốn thực hiện, nhưng ai năng động hơn người đó sẽ dành được công việc cho mình, ai thực sự có tài hơn sẽ hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu chất lượng với chi phí thấp hơn. Do vậy các thành viên trong xã hội phải luôn chạy đua trong cuộc tìm kiếm những điều kiện thuận lợi hơn để có thể nhận được và hoàn thành công việc một cách có lợi hơn.

Đối với quy luật tối đa hoá lợi ích: Nguyên tắc này phản ánh quy luật ở chỗ để có được thu nhập cao, chi phí thấp ai cũng phải tính toán lựa chọn công việc cho mình sao cho phù hợp hơn cả với khả năng của họ. Nếu công việc họ lựa chọn vượt quá khả năng bản thân thì trách nhiệm vật chất sẽ làm họ bị thiệt hại, nếu công việc họ lựa chọn chưa sử dụng hết khả năng lao động của họ thì họ có thể tìm thêm công việc khác nữa để tận dụng ở mức càng cao càng tốt lao động của mình.

Những tác dụng

Tác dụng tích cực:

Thứ nhất, xoá bỏ được tình trạng trả lương không đúng với giá trị thực của lao động.

Thứ hai, xoá bỏ tình trạng chạy đua bằng cấp, đào tạo kém chất lượng, lãng phí nguồn vốn trong đào tạo.

Thứ ba, tạo ra môi trường đòi hỏi người lao động phải rèn luyện học tập suốt đời để gìn giữ và phát triển giá trị lao động của mình.

Thứ tư, xoá bỏ tình trạng phân phối đều quỹ lương đã làm cho khoảng cách tiền lương giữa người làm tốt làm giỏi có trách nhiệm với người làm kém làm lười vô trách nhiệm trở nên không rõ ràng đã làm thui chột tinh thần tích cực phấn đấu trong mỗi con người lao động chân chính.

Thứ năm, thúc đẩy cải cách hành chính và tinh giản biên chế ở nước ta.

Tác dụng tiêu cực: Nguyên tắc trả lương theo hiệu quả công việc có gắn với trách nhiệm vật chất nhất định sẽ đưa tới tình trạng cách biệt không nhỏ về tiền lương, về thu nhập giữa các thành viên tham gia thị trường lao động. Lúc này chúng ta cần một chính sách thuế thu nhập tích cực, tức là một chính sách thuế thu nhập có thể tính đủ, tính đúng và có mức thuế sao cho mọi người có thu nhập cao dễ dàng chấp nhận đóng thuế chứ không tìm cách trốn tránh thuế. Khoản thuế thu nhập đó sẽ là một nguồn hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Nhân tố cốt lõi của nguyên tắc trả lương theo hiệu quả công việc có gắn trách nhiệm vật chất là việc định giá tiền công tiền lương cho một đơn vị công việc. Trong điều kiện hiện nay của đất nước việc định giá này phải dựa vào trình độ, năng suất lao động hiện hữu, vào kinh nghiệm sử dụng quỹ lương của các cơ sở kinh tế xã hội, sử dụng ngân sách của nhà nước, dựa vào pháp luật về tiền lương tối thiểu và mức sống trung bình của xã hội. Chúng tôi cho rằng để định giá tiền công cho một đơn vị công việc cần căn cứ trước tiên vào mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định và năng suất lao động trung bình của lao động giản đơn. Mức giá tiền công tiền lương tối ưu là mức giá mà người lao động có trình độ lao động giản đơn cần cố gắng chăm chỉ tích cực sẽ đạt được mức sống trung bình của xã hội, còn người lao động có trình độ lao động trung bình nếu cố gắng tích cực chăm chỉ sẽ vươn tới mức sống trung bình khá. Cách định giá tiền công tiền lương cho một đơn vị công việc như vậy sẽ khuyến khích người lao động luôn cố gắng nỗ lực làm việc và học tập để nâng dần giá trị lao động của mình, không ỷ lại, không dựa dẫm vào người khác mà vẫn nhận lương đầy đủ được.

Điều kiện cơ bản

Thứ nhất, người lao động được tự do lựa chọn công việc, nơi làm việc sao cho phù hợp hơn cả với bản thân. Do vậy, pháp luật cần thừa nhận và tạo điều kiện cho người lao động được tự do di chuyển lao động.

Thứ hai, thông tin về công việc và định giá tiền công tiền lương cho một đơn vị công việc phải công khai và đầy đủ. Do vậy, thông tin về lao động việc làm cũng như thông tin về giá cả cho các công việc cụ thể cần được vi tính hoá, được công bố rộng rãi qua các phương tiện thông tin, càng thông tin đại chúng càng tốt.

Thứ ba, người lãnh đạo mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh hay hành chính sự nghiệp là người có toàn quyền về lựa chọn người làm việc tại cơ sở của mình. Nguyên tắc trả lương theo hiệu quả công việc có gắn với trách nhiệm vật chất đã tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa quyền lợi, trách nhiệm của người lãnh đạo với việc tuyển chọn người làm. Nếu người lãnh đạo tuyển quá nhiều người làm thì việc định giá tiền công tiền lương cho một công việc sẽ dẫn đến tiền công tiền lương thấp cho một nhân công đồng thời tiền lương của nguời lãnh đạo cũng bị ảnh hưởng. Nếu người lãnh đạo tuyển quá ít người làm dẫn đến công việc không hoàn thành đúng thời hạn, trách nhiệm vật chất sẽ làm người lãnh đạo bị thiệt hại trước tiên. Người lãnh đạo giỏi sẽ là người biết tuyển dụng những người có lao động phù hợp với công việc, đồng thời người lãnh đạo đó biết tính toán số lượng người đủ dùng cho công việc được hoàn thành đúng yêu cầu. Lúc này người được lợi trước tiên chính là người lãnh đạo đó. Tác giả cho rằng chỉ khi người lãnh đạo thực sự được toàn quyền trong việc lựa chọn người làm thì nguyên tắc trả lương theo hiệu quả công việc mới thực sự phát huy đầy đủ sức mạnh và việc tinh giản nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao tiền lương, giảm gánh nặng ngân sách … mới thực hiện được triệt để.

Thứ tư, để nguyên tắc trả lương theo hiệu quả công việc có gắn với trách nhiệm vật chất phát huy tác dụng thì vấn đề vô cùng quan trọng cần có là một môi trường pháp lý nghiêm minh, bình đẳng. Luật pháp cần quy định rõ những trách nhiệm vật chất của người sử dụng lao động cũng như người lao động. Những sai phạm cần xử lý kịp thời, mức phạt phải thoả đáng để mọi người tham gia thị trường lao động vì lợi ích của bản thân mà luôn chủ động tìm hiểu luật pháp và có ý thức thực hiện đúng luật.

Thứ năm, về cơ cấu tiền lương chúng tôi cho rằng tiền lương của mỗi nhân công bao gồm hai phần:

Phần thứ nhất, là tiền lương tối thiểu. Lượng tiền lương tối thiểu được thực hiện theo quy định của pháp luật. Người lao động cứ nhận được hợp đồng lao động, được sử dụng vào các công việc của các đơn vị kinh tế, xã hội là được nhận tiền lương tối thiểu. Lượng tiền này không phụ thuộc vào thâm niên hay trình độ…

Phần thứ hai, là tiền lương theo hiệu quả công việc. Hiệu quả công việc là thước đo chuẩn xác trình độ lao động, khả năng tích luỹ kinh nghiệm theo năm tháng, tinh thần thái độ và đạo đức lao động. Đây phải là phần chủ yếu, mang tính quyết định trong tổng tiền lương của người làm công.

Trong khuôn khổ khoa học kinh tế chính trị, chúng tôi đưa ra kiến nghị chung về chính sách tiền lương như trên. Nhưng để kiến nghị đi vào thực tế cuộc sống chúng tôi cho rằng cần có các đề tài nghiên cứu cụ thể về chính sách tiền lương cho từng ngành, từng lĩnh vực, thậm chí từng cơ sở kinh tế , xã hội. Tuy cần nhiều đề tài cụ thể như vậy, nhưng các đề tài đó đều dựa trên nguyên tắc trả lương theo hiệu quả công việc gắn với trách nhiệm vật chất, đồng thời dựa vào những kinh nghiệm về mức lương, mức sống trong thời gian qua của cơ sở mình cũng như của xã hội, từ đó tìm ra giá khoán tiền công tiền lương hợp lý cho từng công việc cụ thể trong việc sử dụng lao động tại cơ sở của mình.

Chúng tôi cho rằng khi chính sách tiền lương theo hiệu quả công việc gắn với trách nhiệm vật chất được đưa vào thực hiện, hàng loạt các hoạt động ảnh hưởng tới cung, cầu, điều tiết cung cầu lao động, hoạt động đào tạo dạy nghề, tuyển dụng, di chuyển nhân công, dịch vụ việc làm… sẽ có những biến đổi theo hướng thực sự đáp ứng những đòi hỏi của các quy luật kinh tế khách quan. Bởi vậy thị trường lao động nhất định hình thành, phát triển và vận hành, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước

Chọn phương pháp nào khi tính lương theo thơi gian?

Hiện nay, khi doanh nghiệp áp dụng tính lương đối với nhân viên dựa theo ngày làm việc thưc tế trong tháng. Một yếu tố quyết định đến tiền công cuả nhân viên là Ngày công chuẩn đươc chọn để làm căn cứ tính lương. Thông thường có hai phương pháp để tính ngày công này và tương ứng theo đó là cách tính tiền công cho nhân viên như sau:

1.Phương pháp 1: Tính căn cứ theo Ngày làm việc thực tế trong tháng
Hằng tháng, tùy theo tháng dương lịch và ngày nghỉ hằng tuần mà Doanh nghiệp tính đươc ngày công chuẩn trong tháng.
Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp quy định ngày nghỉ hằng tuần là Chiều thứ bảy và Ngày Chủ nhật.. Kỳ lương đươc tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc cuả tháng lương đó
-Tháng 06/2008: trừ đi ngày nghỉ hằng tuần, DN tính được ngày công chuẩn là 23 công.
-Tháng 07/2008: trừ đi ngày nghỉ hằng tuần, DN tính được ngày công chuẩn là 25 công.
Lương cuả nhân viên được tính như sau:
(Lương + Các khoản phụ cấp khác nếu có)*Ngày công làm việc trong tháng/Ngày công chuẩn

2.Phương pháp 2: Cố định ngày công chuẩn cho các tháng tính lương
Hằng tháng, khi tính lương doanh nghiệp không quan tâm tới tháng dương lịch có bao nhiêu ngày và cố định ngày công chuẩn là một giá trị bất biến.
Ví dụ: ngày công chuẩn quy định trong tháng để tính lương thông thường hiện nay các Doanh nghiệp chọn là 24công
Lương cuả nhân viên được tính như sau:
(Lương + Các khoản phụ cấp khác nếu có) – [(Lương + Các khoản phụ cấp khác nếu có)*Ngày nghỉ không hưởng lương/Ngày công chuẩn]

Vậy mỗi phương pháp tính có khác nhau gì không? Chúng ta cùng phân tích:
1.Với phương pháp 1: Lương cuả nhân viên sẽ biến động tùy theo từng tháng làm việc do ngày công chuẩn thay đổi nếu giả sử trong mỗi tháng họ đều có nghỉ một ngày không hưởng lương.
Theo ví dụ trên lương cuả nhân viên trong tháng 06/2008 sẽ nhiều hơn tháng 07/2008. Nếu so sánh tháng 02/2008 với tháng 07/2008 thì tiền lương của nhân viên sẽ càng chênh lệch lớn do tháng hai số ngày công chuẩn là nhỏ nhất trong trường hợp tháng hai nhân viên có nghỉ một ngày không hưởng lương dù lương hưởng theo quy định không thay đổi.

2.Với phương pháp 2: Lương của nhân viên sẽ không biến động trong mọi tháng khi có số ngày nghỉ bằng nhau nếu lương hưởng theo quy định không thay đổi

Xét về mặt tổng quỹ lương doanh nghiệp phải chi thì cả hai phương pháp này đều bù trừ qua lại và dẫn tới kết quả như nhau. Tuy nhiên chúng ta đều thấy:
1.Với Phương pháp 1: khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.

2.Với Phương pháp 2: rõ ràng hơn, người lao động không hề boăn khoăn vì mức thu nhập cuả mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thi họ bị trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngươc lại tháng nào làm đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.

Lựa chọn phương pháp nào là tuỳ theo Doanh nghiệp, tuy nhiên khi mà chi phí dành cho Quỹ lương là không khác biệt lắm giữa hai phương pháp trên, thì tính ổn định, rõ ràng trong thu nhập sẽ làm tăng mức độ hài lòng cuả nhân viên và góp phần tạo nên năng suất lao động mà doanh nghiệp mong đợi.

24 thg 3, 2010

Thư gửi người yêu

"Em yêu! Hôm qua em hỏi anh rằng anh đối xử với em tốt chừng nào. Nhất thời anh chẳng nghĩ ra gì cả. Qua một đêm suy nghĩ, cuối cùng anh cũng nhớ ra mấy điểm anh đối xử tốt với em".


1/Trước khi quen em thì anh lãnh học bổng, đến khi quen em rồi thì học bổng của anh em lãnh.

2/ Có một quả táo, em ăn. Có 2 quả táo em ăn quả to.

3/ Em xấu xí như vậy mà anh vẫn khen em xinh. Anh đẹp trai như thế mà em lại bảo anh xấu.

4/ Đi chơi toàn anh tiêu tiền, khi về KTX anh chỉ dám ăn mì tôm.

5/ Lúc em giận, anh phải làm thùng rác cho em đổ nỗi bực dọc. Lúc anh bực tức thì anh phải làm thùng rác cho chính mình.

6/ Khi em muốn hôn anh, em liền hôn. Khi anh muốn hôn em thì trước tiên phải được em cho phép.

7/ Em thường xuyên đánh anh. Anh chưa bao giờ đánh em.

8/ Có lần em hỏi anh nếu em yêu một người khác thì anh làm thế nào. Anh nói sẽ đánh cho thằng kia một trận. Anh lại hỏi nếu anh yêu người con gái khác thì thế nào, em trả lời rằng em sẽ giết anh ngay.

9/ Đến nhà em anh phải ngủ ở ghế sopha, em đến nhà anh, anh cũng phải ngủ ở sopha.

10/ Anh mua tặng em một cái áo 60.000, anh nói dối là chỉ có 40.000. Em mua cho anh cái đồng hồ 100.000, em lại nói dối anh là 500.000.

11/ Cùng một con cá em ăn phần thân. Còn anh, phần đầu cá.

12/ Anh làm hỏng cái tai nghe của em liền mua một cái mới đền ngay, còn em làm mất chiếc xe đạp của anh một lời xin lỗi cũng không có.

13/ Lần em ốm, anh gầy mất 2kg. Lần anh ốm, em béo lên 2 kg (em đến phòng chăm sóc anh, ăn hết mọi đồ ăn, hoa quả, bánh kẹo của anh).

14/ Anh không chê em thấp, thế mà em lại chê anh cao.

15/ Mẹ anh đối xử tốt với em như vậy còn em một chút cũng không.

16/ Lần đó đi xem rock ngoài trời, em cỡi lên vai anh rất thích thú, gào thét cả buổi. Còn anh bị ép nặng suýt rơi lệ.

17/ Con chó cảnh nhà anh đẻ, anh chọn con đẹp nhất mang đến cho em. Em lại tặng anh con cá vàng em nuôi gần chết, hại anh chăm sóc thêm 2 ngày nữa phải đem chôn nó.

18/ Trước khi quen em, anh ngủ 8 tiếng. Quen em rồi chỉ còn 4 tiếng.

19/ Trước khi quen em anh không bao giờ chờ ai quá 5 phút. Quen em rồi anh phải đứng hàng tiếng đồng hồ.

20/ Trước khi quen em, anh ngày nào cũng ăn sáng. Sau khi quen em, anh chỉ ăn mỗi buổi tối.

21/ Về nhà mẹ anh, anh ngồi cạnh để đỡ lời. Gặp mẹ em, em chạy đi nói điện thoại.

22/ Viết mail cho em viết những lời lẽ ngọt ngào nhất. Nhận mail của em, toàn những lời trách móc.

23/ Chat với em, anh chat mỗi mình em. Còn em chat hàng chục người.

24/ Viết thư tay cho em, viết nhiều trang. Nhận thư tay của em, "Hòn Vọng Thư".

25/ Anh lỡ hẹn, anh xin lỗi đến vài ngày sau. Em lỡ hẹn, em nhoẻn cười lấy lệ rồi quên béng.

26/ Ra đường gặp cướp. Anh đánh nó, em bảo anh côn đồ. Anh không đánh nó, em bảo anh hèn nhát.

27/ Đi xe anh đi cẩn thận, em bảo anh kém thế. Đi nhanh, em bảo anh đi ẩu.

28/ Lễ tết, anh em, chị em đều có quà. Chị anh, anh anh thì anh chẳng mua cho thứ gì.

29/ Em lấy lược ra chải ngay ngã tư. Còn anh vuốt tóc một cái, em bảo anh điệu thế.

30/ Đi xem phim, em thấy chán, em đòi về. Anh thấy chán, ngồi xem hết phim.

31/ Đi uống coffee, em ngồi uống cái soạt rồi đứng dậy. Anh bất chấp mọi người cười, cũng uống cái soạt rồi đưa em về.

32/ Đi chơi với em, thấy em buồn, anh cố gắng làm cho em vui. Thấy anh buồn, kệ anh.

33/ Quà em tặng anh, anh để rất trân trọng. Quà anh tặng em, em vứt lung tung trong nhà.

34/ Anh đứng trước trường đợi em, em bảo anh giám sát em. Anh ngồi ở nhà không đi nữa, em bảo anh không quan tâm đến em.

35/ Em bảo anh về đến nhà gọi cho em, anh gọi ngay. Anh bảo em về nhá máy cho anh, em bảo anh khắt khe.

36/ Em tặng anh cái gối bé xíu, anh ôm ấp mỗi khi ngủ. Anh tặng em cái gối ôm, em để gác chân.

37/ Em tặng anh chậu cây, nó tươi tốt sau mấy ngày. Anh mua cho em đủ lọai cây kiểng, chúng được chôn cất vài tuần sau đó.

38/ Anh nói nhiều, em bảo anh lắm mồm. Anh nói ít,
em lại bảo anh ít nói.

39/ Cá độ với nhau, anh thua, em bắt anh thực hiện bằng được. Em thua, em viện đủ lý do để không thực hiện.

40/ Những gã nào thích em, em vẫn để kệ họ. Có ai thích anh, anh phải tìm cách xa họ ngay.

41/ Em cười với bao nhiêu là con trai, để cho họ một tia hi vọng. Anh chỉ mới có một lần thôi, vớibạn em, em đã bảo anh là Sở Khanh rồi.

42/ Anh nhắc em chăm chỉ. Nhắc em mặc áo ấm. Nhắc em không thức khuya, em hỏi: "Anh là mẹ em à?". Nếu anh không nhắc em, em lại bảo: "Anh chả quan tâm gì đến em".

43/ Có gì anh cũng đều muốn kể cho anh nghe, công việc, bạn bè, gia đình, sở thích… Em thì luôn giấu anh, chỉ kể khi anh đã biết gần hết thôi.

44/ Những cái bưu thiếp anh làm tặng em, em chê óng chê eo. Những cái thiệp em tặng anh. Hầu hết chỉ là E-card. Anh vẫn giữ lại nó, mặc dù nó đã hết hạn xem được từ lâu rồi.

45/ Những gì em viết cho anh, dù chỉ là một tờ giấy nháp, anh vẫn giữ trong cái hộp. Những gì anh viết cho em, đều tự đáy lòng anh, em đọc rồi em chê chữ anh xấu.

46/ Bạn trai của em, chẳng bao giờ em giới thiệu với anh. Bạn gái của anh, em đòi biết hết.

47/ Anh biết hết những người bạn của em, giúp đỡ họ nếu có thể. Em chẳng nhớ tên bạn của anh, cho dù nó là bạn thân của anh đi nữa.

48/ Trước khi quen em, anh chẳng mấy khi ra khỏi nhà. Đến mức mà mẹ anh cũng ngạc nhiên. Sau khi quen em, cứ mỗi lần anh định đi đâu chơi. Anh sẽ có đủ lý do để ra khỏi nhà và cũng chỉ muốn có em đi cùng.

49/ Trước khi quen em, anh muốn mình thật là nổi trội, được nhiều cô gái ngưỡng mộ. Sau khi quen em, anh phải thật bình dị và chỉ cần mỗi mình em thôi.

50/ Em đòi anh hiểu em, thế mà em chẳng hiểu anh gì hết.


(Sưu tầm)

22 thg 3, 2010

Triển vọng CRM: Luật lệ của các mối quan hệ

Law Chúng ta đã xâm nhập vào kỉ nguyên biến đổi của thế giới kinh doanh. Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, tất cả mọi ngành công nghiệp từ du lịch, giải trí cho đến các dịch vụ mang tính tài chính đều đang trải nghiệm sự biến chuyển thần kì này. Điều hứa hẹn đem đến một lối đi cho các công ty trong cuộc cải tổ chắc chắn sẽ diễn ra - đó là khả năng chú trọng vào sự ưu tiên và quyền lợi đối với khách hàng của họ.

Từ bộ máy quản trị đến bộ phận đại diện, sự trung thành của khách hàng đã trở thành phương châm cơ bản trong kinh doanh của thời đại chúng ta. Phần mềm CRM không chỉ có hiệu quả như một dịch vụ chăm sóc khách hàng hay một sản phẩm chất lượng cao. Nó còn giúp tạo dựng nên các mối quan hệ mạnh mẽ và bền chặt. Nó còn giúp bạn đối xử với khách hàng một cách tốt nhất,giúp bạn học hỏi và lắng nghe từ khách hàng để biết cách xử lí đúng đắn.

Khi sự thiếu trung thành của khách hàng trở nên căng thẳng, chúng ta hy vọng sẽ tìm ra sự trục trặc đáng kể của công ty đồng thời nhấn mạnh trong việc thắt chặt và tăng cường quan hệ khách hàng. Chúng ta đã chú trọng đến việc sản xuất và bán sản phẩm cho các khách hàng tiềm năng. Giờ đây, chúng ta cần phải tập trung trong việc xây dựng các mối quan hệ, cung cấp nhiều hơn nữa những sản phẩm và dịch vụ đối với những khách hàng hiện có.

Chúng ta mong muốn thắt chặt các mối quan hệ khách hàng để thu được lợi nhuận từ toàn bộ sự tiêu dùng của họ, và phải đảm bảo rằng họ sẽ quay lại thường xuyên.

Rất nhiều công ty hiện đang phải đối mặt với những thử thách về văn hoá, tổ chức và công nghệ khi cố gắng trở thành các doanh nghiệp thực sự chú tâm vào khách hàng. Họ mong muốn sẽ hiểu rõ hơn khách hàng của mình và bày tỏ lòng trung thành đối với họ thông qua các cách tiếp cận mới đến việc xây dựng các mối quan hệ. Kết quả là, các doanh nghiệp đã quyết định tổ chức tập trung vào quan hệ khách hàng chứ không phải sản phẩm nữa. Trên thực tế, gần 50% chủ tịch được phỏng vấn trong một cuộc khảo sát cho biết họ đã tập trung vào sở thích khách hàng trong năm 2002.

Sự thành công lâu dài sẽ xoay quanh khả năng của công ty trong việc quản lý sự chuyển đổi toàn diện tập trung vào khách hàng. Các công ty đòi hỏi cần phải có kiến thức, nguồn nhân lực và công cụ cần thiết để lựa chọn sản phẩm và dịch vụ phù hợp với khách hàng. Điều khiến cho các công ty đều đi theo lối này là sự nhận thức rằng: Giữ lại được các khách hàng hiện đang có và tạo dựng được mối quan hệ với họ có lợi hơn nhiều so với việc thu hút thêm khách hàng mới. Đầu tư vào những mối quan hệ hiện có trở nên hiển nhiên dẫn đến sự thành công. Song, các công ty lại cũng lo ngại về việc tăng cường tính cạnh tranh. Họ nhận thấy rằng cần phải phân biệt bản thân để nắm giữ khách hàng của họ. Trước đây, họ đã tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Và giờ đây, họ lại tìm những phương thức mới để cá nhân hoá những kinh nghiệm đối với khách hàng, điều này làm cho các mối quan hệ tăng thêm sức thuyết phục.

Các công ty mong muốn tập trung vào người tiêu dùng nhận thấy rằng tính cạnh tranh được nâng cao đang làm gia tăng tốc độ trở thành hàng hóa thương mại của các sản phẩm và dịch vụ, dẫn đến việc làm cắt giảm lợi nhuận cận biên và làm giảm sự trung thành của khách hàng. Chúng ta đã được chứng kiến sự trục trặc trong ngành công nghiệp như đối với ngân hàng hay viễn thông, các ngành phải gánh chịu sự rời bỏ của khách hàng và chi phí cho các mối quan hệ không hiệu quả. Nhưng các công ty cũng không thể chuyển hướng chỉ bởi những tổn thất hữu hình như vậy. Những chi phí do việc khách hàng rời bỏ công ty hay do những mối quan hệ không hiệu quả là rất lớn, nhưng chi phí cơ hội- chi phí cho việc xây dựng những mối quan hệ có triển vọng- thậm chí lại lớn hơn rất nhiều.

May mắn là nhiều công ty đã nhận ra các cơ hội đó. Sự quản lý khách hàng sẽ trở thành một sáng kiến rộng khắp có thể đáp ứng được khách hàng một cách kịp thời và với mọi sự phản ứng. Những cố gắng đó không thể chỉ được thực hiện và quản lý bởi một cá nhân hay một bộ phận chức năng. Một giám đốc bán hàng, bộ phận marketing hay dịch vụ khách hàng không thể đối mặt với thử thách đó một mình. Sự quản lý khách hàng giờ đây đã là một hoạt động rộng khắp, đòi hỏi sự tham gia của các cá nhân thông qua doanh nghiệp.

Thông thường, các sáng kiến CRM được dùng để đẩy mạnh mối quan hệ với khách hàng và để đảm bảo rằng họ sẽ mang đến nhiều lợi nhuận hơn. Thành công dựa trên sự quản lý khách hàng thông qua các bộ phận chức năng trực tiếp tiếp xúc với họ (Bộ phận bán hàng, Marketing và dịch vụ) và các kênh (lực lượng bán hàng trực tuyến, tổng đài, các website, đại lý bán lẻ, bán lại...). Tuy nhiên, CRM nên được coi là một tập con của Quản trị quan hệ doanh nghiệp (ERM). Chúng ta biết rằng thật sự là cần thiết khi chiến lược xây dựng quan hệ của một công ty phải bao gồm rất nhiều cử tri trong và ngoài công ty.

Các công ty nhạy bén hiện đang cố gắng để phát triển "mạng lưới quan hệ doanh nghiệp". Những mạng lưới này bao gồm một hệ thống các mối quan hệ- từ nhà cung cấp đến đối tác và đến khách hàng. Giá trị tiềm năng nằm ở mỗi sự phản ứng và trao đổi, và mỗi thành viên của mạng lưới đều có cơ hội đóng góp (hoặc là phá huỷ) các giá trị đó.

Làm sao để kinh doanh có hiệu quả trên Internet

Trang web rất quan trọng đối với một doanh nghiệp, nhưng nó quan trọng đến mức nào và làm sao sử dụng trang web để làm thay đổi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp?

Đây là một trong những nội dung chính của buổi hội thảo “Kinh doanh trên Internet” do báo Người Lao Động tổ chức hôm 19/3 tại Tp.HCM với hơn 200 đại diện từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

“Ở Việt Nam, hầu như doanh nghiệp nào cũng có trang web. Điều này tuy nghe rất quen thuộc và đơn giản, nhưng có rất nhiều vấn đề cần phải bàn đến” ông Trần Hữu Linh, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thương, đã mở đầu bài thuyết trình về mức độ quan trọng của trang web đối với doanh nghiệp như vậy.

Ông Linh cho rằng, việc đề cập đến hiện trạng các trang web của doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay, đặc biệt là khi bối cảnh nền kinh tế đất nước đã thay đổi nghiêm trọng sau thời điểm tháng 12/2008, là có lý do.

Con số và vấn đề

Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ ra rằng, có khoảng 25% dân số Việt Nam, tức khoảng 20 triệu người, sử dụng Internet. Con số này được dự báo sẽ tăng gấp đôi chỉ trong vòng bốn năm tới. Khoảng 45% doanh nghiệp Việt Nam có trang web (khoảng 80.000 tên miền .vn, theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông).



Riêng về thị trường bán lẻ, có đến 65% số người mua hàng tìm kiếm thông tin về mẫu mã, thông số kỹ thuật, giá cả của sản phẩm qua Internet trước khi quyết định mua hàng. Trong số đó, có gần 30% – chủ yếu là giới trẻ – có quyết định mua hàng chịu ảnh hưởng của Internet.

Chưa hết, ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam được xác định đã vượt qua mức khởi đầu và hiện ở mức thứ hai, tức là các doanh nghiệp đã dùng các công cụ tiếp thị trực tuyến (e-marketing), thông qua các trang web, e-mail, tham gia vào các sàn giao dịch trên mạng. Khoảng 90% doanh nghiệp thiết lập việc nhận đơn đặt hàng bằng các phương tiện điện tử như e-mail, fax, điện thoại. Có đến 35% doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử và mức doanh thu này chiếm từ 15% trở lên trong tổng doanh thu.

Honda Vietnam đã rất thành công khi tổ chức trang web của mình với nội dung phong phú, cho phép khách hàng ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể xem kiểu dáng xe, giá cả, danh sách đại lý… Trong lúc đó, nhờ quản lý và cung cấp vé qua trang web, hãng hàng không Jetstar Pacific cho biết đã có thể sắp xếp để bán vé máy bay với giá rẻ. Vietnam Airlines cũng đã bắt đầu triển khai hình thức bán vé qua mạng, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng.

Tuy nhiên, những con số lạc quan nói trên không khỏa lấp được bức tranh kinh doanh u ám do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ông Linh cho biết, doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với hai vấn đề trái ngược nhau: cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất, nhưng vẫn tiếp tục chi tiêu để quảng bá, tiếp thị hàng hóa. Vậy phương thức nào có thể hỗ trợ hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong lúc kinh tế khó khăn như hiện nay? Theo ông Linh, hãy đầu tư mạnh cho trang web.

“Một trang web hữu hiệu sẽ là một công cụ tiếp thị tích cực cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chào hàng, kết nối và duy trì các mối quan hệ với khách hàng”, ông Linh nói.

Tuy nhiên, hiện trạng trang web của các doanh nghiệp Việt Nam còn đặt ra những vấn đề cần giải quyết.

Phần lớn các trang web này chuyển tải nội dung không hướng đến khách hàng nên dẫn đến tình trạng nhiều trang web đã đăng cả thông tin và hình ảnh hội họp trong nội bộ công ty. Đó là chưa kể đến trình độ thiết kế trang web còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp quá chú trọng đến hình thức như dùng nhiều flash, màu sắc lòe loẹt, gây rối mắt.

Nhưng điều đáng tiếc nhất là nhiều trang web có tần suất cập nhật rất kém, làm cho người đọc thấy chán, số lượng truy cập thấp dần. Người lãnh đạo doanh nghiệp nếu không hiểu nguyên nhân thì có thể đánh giá trang web rất kém và không có ích.

Cũng có trường hợp doanh nghiệp có trang web đẹp nhưng không biết cách quảng bá nên ít người biết đến. Và cuối cùng, một trang web được xây dựng với ý đồ hỗ trợ kinh doanh không thể thiếu công cụ thanh toán trực tuyến. “Theo tôi, các doanh nghiệp phải xem xét và điều chỉnh những điểm này nếu muốn dùng trang web như một công cụ hỗ trợ kinh doanh trong thời điểm kinh tế khó khăn,” ông Linh khuyên.

Những yếu tố then chốt


Đầu tư hạ tầng băng thông rộng. Theo Giáo sư Trần Vũ Hòa – người đang giảng dạy về thương mại điện tử tại Đại học New York (Mỹ), đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn WorldSoft – cũng như ở Việt Nam, tình hình kinh tế suy thoái khiến hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ bị đóng cửa, người sử dụng quay hẳn sang dùng Internet từ việc mua bán qua mạng, thanh toán trên mạng cho đến quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ.

Nhưng điều khiến thương mại điện tử ở Mỹ và nhiều nước khác gần Việt Nam phát triển mạnh mẽ là do họ đã đầu tư cho băng thông rộng để bảo đảm giao dịch thông suốt trên xa lộ thông tin. “Muốn phát triển thương mại điện tử, Việt Nam cần có kế hoạch phát triển băng thông song song với việc phát triển các ứng dụng, quan tâm đến vấn đề bảo mật để tạo sự tin tưởng nơi người sử dụng và thu hút các doanh nghiệp tham gia,” ông Hòa nói.

Biết khách hàng của mình là ai. Ở góc độ doanh nghiệp, Giám đốc Tiếp thị của Tập đoàn WorldSoft – ông David Trần, cho rằng giới lãnh đạo doanh nghiệp phải xác định rõ khách hàng của mình là ai, thị trường của mình ở đâu trước khi lên kế hoạch xây dựng trang web.

Trang eBay nổi tiếng thành công nhờ hiểu được thị hiếu của khách hàng, nên thường đặt những sản phẩm mà khách hàng của họ quan tâm ở trang chủ với hình ảnh rất to. YouTube nổi tiếng với video và chủ nhân YouTube hiểu rất rõ ý thích xem video và không tiếc thời gian để xem video của khách hàng. Vì vậy, YouTube luôn có hàng loạt các video có nội dung liên quan đến chủ đề đang xem và đặt chúng ở vị trí mà người sử dụng rất dễ tìm.

Tập trung vào khách hàng cốt lõi. Cũng có cùng ý kiến như David Trần, ông Thomas Wanhoff, đến từ Công ty Tư vấn Vina Consulting, khuyên các doanh nghiệp muốn biến trang web thành công cụ kinh doanh thật sự, cần tập trung vào khách hàng cốt lõi.

Amazon là một trang web thương mại điện tử đã bắt đầu bằng việc bán sách dù chẳng ai nghĩ bán sách mang lại thành công lớn trong tương lai. Amazon đã thành công nhờ tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính là bán sách qua mạng và bám chắc khái niệm “chiếc đuôi dài” (long-tail). Khái niệm này được hiểu như sau: những cuốn sách bán chạy nhất (best-seller) chưa hẳn là những cuốn sách được bán nhiều nhất về số lượng, nhưng những cuốn sách bán với số lượng ít hơn nhưng ổn định qua nhiều năm liên tiếp lại mang đến cho Amazon doanh thu cao gấp nhiều lần so với các quyển best-seller.

Nghĩa là bên cạnh những cuốn sách bán chạy nhất, Amazon còn bán cả những quyển sách không phải là best-seller. Amazon đã làm mọi cách để tạo thuận lợi cho khách hàng, như tìm nhà phân phối để có được mức giá tốt nhất để khách hàng có thể mua sách với giá rẻ hơn, mua nhiều sách hơn, và tạo ra một môi trường kinh doanh dài hạn.

Chính nhờ chiến lược này mà trong một thời gian rất ngắn, Amazon cải thiện được các khoản thu và khoản nợ của công ty.

Tận dụng các công cụ có sẵn trên Internet. Công nghiệp Internet bắt đầu từ trang web, mạng xã hội như Zing ở Việt Nam hay Facebook, MySpace, Yahoo 3600 ở Mỹ. Thomas Wanhoff cho rằng, đây là những nơi mà mọi người có thể tụ họp với nhau để chia sẻ cảm xúc, kiến thức, thông tin cho nhau nên các doanh nghiệp hãy tận dụng những công cụ này để tiếp thị cho mình. Name Cheap là một dịch vụ bán tên miền trực tuyến và họ đã tận dụng Twitter – giống như blog nhưng được viết ngắn gọn với 140 từ – để làm truyền thông cho mình.

Name Cheap đã mở một tài khoản Twitter và tổ chức những cuộc thi nhỏ để khách hàng chú ý đến mình hơn, chỉ trong vòng một tháng số lượng người đọc theo (follower) đã tăng từ 200 đến 4.000 người. Những người này không chỉ đọc tin về dịch vụ của Name Cheap trên Twitter mà còn đọc trên trang của Name Cheap. Dĩ nhiên, số lượng người đọc đã tăng 10%, doanh số của Name Cheap đã tăng lên đến 20%.

E-mail cũng là một công cụ tiếp thị tốt cho doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp có thể dùng e-mail để gửi thông tin sản phẩm đến cho khách hàng. Tuy nhiên, có một công cụ rất hữu hiệu khác là Gmail của Google. Bạn có thể tận dụng công cụ này để quảng cáo rất tốt, vì mặc dù số lượng người dùng Gmail tại Việt Nam rất lớn nhưng các đối thủ cạnh tranh với công ty bạn có thể chưa dùng đến nhiều. Tiếp đến là dùng chương trình chat như Google Talk và Yahoo! Messenger, Skype và MSN, trong đó Yahoo! Messenger và Skype được dùng phổ biến ở Việt Nam, để giao tiếp với khách hàng.

Bán hàng theo nhu cầu, sở thích của khách hàng. “Người ta chỉ câu cá ở nơi có cá”. Vì vậy, có thể diễn dịch như sau: sau khi có trang web, có sản phẩm, có công cụ quảng bá nhưng trang web của doanh nghiệp không có khách hàng, doanh nghiệp nên nhìn xem khách hàng đang ở đâu, cộng đồng của khách hàng ở đâu, hãy lắng nghe và tìm cách tiếp cận họ. Và điều quan trọng của việc “câu cá ở nơi có cá” là lắng nghe khách hàng và bán hàng theo nhu cầu, sở thích của họ.

Theo: TBVTSG

21 thg 3, 2010

Kiến thức quản lý - Không chỉ là kiến thức về quản lý nhân viên

Management - Trong thực tế, không có khái niệm "kiến thức công nhân" đối với người làm việc trong các nhà máy hay người nông dân làm việc trong ngành nông nghiệp. Tất cả kiến thức đối với họ chỉ là "nhiệm vụ quản lý". Tất nhiên, nói một cách nghiêm túc, quản lý là một loại công việc và mọi người ai cũng là người quản lý ở một mức độ nào đó.

Có thể bạn không quản lý nhân viên của bạn nhưng bạn quản lý thời gian, nội dung công việc và nhiều điều khác trong cuộc sống.

Khi vai trò của việc quản lý thay đổi, mặc dù sự sắp đặt hay đề ra các luật lệ cho người lao động là giảm dần nhưng thay vào đó là nâng cao việc vạch chiến lược, đề ra mục đích, lãnh đạo và xem xét các kết quả.

Kiến thức quản lý giảm sự chú trọng vào việc quản lý nhân viên, mà thay vào đó là việc cho họ biết những mục đích, những động lực đúng đắn, những công cụ đồng thời nói rõ cho họ cách nhận biết thành công hay thất bại là như thế nào.

Là một người lãnh đạo hiểu biết, bạn nên học tập ở người quản lý của bạn các phương hướng chiến lược, rồi nhìn vào bạn để tìm ra cách quản lý hiệu quả một ngày làm việc của bạn. Bạn cần phát triển kĩ năng tất yếu vì nếu bạn chỉ đợi để được chỉ bảo bạn sẽ làm gì, công việc của bạn sẽ có nguy cơ bị sắp đặt hay có thể là loại trừ.

Nếu bạn là một người quản lý hoạt động cảu website, bạn sẽ tự hỏi: Vậy nhiệm vụ của bạn là gì?

Nhiệm vụ không phải ở chỗ đưa các thứ lên website. Nhiệm vụ là làm sao để giao tiếp dễ dàng với độc giả của bạn. Một người quản lý hiểu biết sẽ tự hỏi liệu nội dung in ấn có thực sự hữu ích cho trang Web, sẽ tìm hiểu các cách tốt hơn để nâng cao nội dung trang Web.

Bạn gửi và nhận rất nhiều email trong một ngày. Là một người quản lý hiểu biết, bạn luôn cần đặt ra những câu hỏi liệu bạn có đang giao tiếp hiệu quả bằng email hay không? Liệu những bức thư của bạn có bị xoá hay lờ đi không? Đó là một vấn đề lớn. Bạn sắp xếp các bức thư nhận được và gửi đi có hợp lý không? Liệu có dễ dàng để tìm lại được những bức thư quan trọng không?

Các bài thuyết trình của bạn có hiệu quả không? Chúng có làm cho mọi người thêm hiểu biết không? Liệu nó có giúp cho mọi người hành động như những gì bạn muốn? Liệu những thông báo của bạn hiệu quả? Một người lãnh đạo hiểu biết luôn tự hỏi câu hỏi: Tôi có hiệu quả không?

Chúng ta đều là các nhà quản lý. Trong lĩnh vực mới như một trang Web, chúng ta có thể phải quản lý cả những nhà quản lý của chúng ta. Bạn cần quản lý kỳ vọng công việc quản lý của bạn về việc phát triển Website, bởi vì có thể bạn biết những tiềm năng thực sự của trang Web hơn người quản lý của bạn.

Không có tương lai cho những người không tìm cách nâng cao năng lực quản lý. Khi các tổ chức đang tự động hoá, giảm bớt nhân lực thì những người còn lại trong công ty sẽ là tài sản vô giá cho sự thành công của công ty. Họ thực sự là những nhà lãnh đạo hiểu biết.

Mạng lưới quan hệ của doanh nghiệp

Mạng  lưới quan hệ của doanh nghiệp - Để có thể phát huy được các tiềm lực của mình, các công ty buộc phải phát triển khâu quản lý khách hàng vốn rất phức tạp. Họ phải triển khai các hệ thống và cân bằng sự liên kết các cơ sở thông tin về khách hàng để thống nhất các nhu cầu, sự ưa thích và sự ưu tiên của họ. Những công ty có thể liên hệ với khách hàng thông qua rất nhiều “kênh” hay các “điểm đón nhận khách hàng”: tổng đài, website, các đại lý, và lực lượng bán hàng trực tiếp. Để quản lý được mối quan hệ thông qua các kênh, mọi sự tương tác đều cần được cung cấp thông tin từ những tương tác trước đó.

Đồng thời, các công ty cũng cần phải xây dựng nên hệ quản trị năng lực đủ mạnh để có thể tối đa hoá các tiềm lực và khả năng từ bên trong cũng như bên ngoài. Họ phải cân bằng giữa các cơ sở kiến thức về năng lực (nguồn thông tin thống nhất về sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và giá cả cũng như các nội dung khác có thể tác động lên quyết định của các khách hàng tiềm năng). Hệ thống đánh giá của giới chuyên môn, nguồn lực và quan hệ được đòi hỏi phải có cái nhìn lạc quan đối với các nhà cung cấp, đối tác và các nguồn cung cấp tài nguyên bên ngoài.

Tất nhiên, các công ty cũng không nên quản lý khách hàng và năng lực một cách riêng rẽ. Ngược lại, họ cần phải nhạy bén đối với nhu cầu của khách hàng và sau đó nhanh chóng đề ra các khả năng để tập trung vào các khách hàng này. Nếu các công ty chủ trương phát triển những chiến dịch quy mô về quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, họ phải liên kết khách hàng với sự quản trị về khả năng. Một khi có thể, phải tự động hoá sự tương tác gắn kết với các nỗ lực đó.

Một công ty không thể tập trung vào khách hàng của mình mà không quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ và giải pháp có thể được phân phối một cách có hay không có hiệu quả. Nói tóm lại, không thể quản lý khách hàng một cách rời rạc.

Chiến dịch mở rộng quan hệ của một công ty không chỉ bao gồm mỗi khách hàng, mà còn cả nhà cung cấp, đối tác và nhân công. Mặc dù vậy, không nhiều công ty sẽ có thể cạnh tranh một cách thành công trong những thị trường phát triển nhanh và không dễ khoan dung trong tương lai mà không nắm bắt được sự quản trị quan hệ khách hàng. Thực tế, các quyết định mang tính chiến lược được thực hiện liên quan đến sự quản lý khách hàng sẽ chứng minh tính hiệu quả của nó hơn bao giờ hết.

Sự khác nhau giữa CRM và PRM

Sự khác  nhau  giữa CRM và PRM - Hiện nay, các cuộc tranh luận về sự khách nhau giữa Quản lý quan hệ Đối tác (Partner Relationship Management - PRM) và Quản lý quan hệ Khách hàng (CRM) đang ngày một tăng lên, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các kênh thông tin gián tiếp để đạt mục đích doanh thu. Công ty đầu tư Morgan Stanley đã từng dự đoán rằng cho đến năm 2005, 65% doanh thu của các công ty sẽ đạt được từ các kênh thông tin này. Bởi vậy, doanh nghiệp đầu tư vào các hệ thống này đang cố gắng quyết định xem liệu các giải pháp có thể phù hợp để quản lý đối tác như một dạng khách hàng hay không.

Nhìn bề ngoài, điều này có vẻ hợp lý. Vì cả hai hệ thống đều được thiết kế phục vụ cho việc quản lý sự phân phối, các cơ hội và hợp đồng. Tuy nhiên sự khác nhau giữa các quá trình làm việc trực tiếp và gián tiếp là rất rõ ràng, nên ta có thể dễ dàng thấy rằng điều này là không phù hợp.

So sánh sự khác nhau giữa quản lý quan hê khách hàng và quản lý quan hệ đối tác cũng giống như so sánh sự khác nhau giữa cái xe bus và máy bay. Cả 2 đều được thiết kế để chở hành khách. Tuy nhiên, xe bus để đi trên đường bộ, còn máy bay lại bay ở trên không. Và giả sử có gắn cho chiếc xe bus một đôi cánh thì cũng không thể giúp nó bay lên được.

CRM được thiết kế để quản lý sự bán hàng trực tiếp giữa đại diện bán hàng và người mua. Còn PRM lại được thiết kế để quản lý một hệ thống phức tạp bao gồm các tổ chức đối tác độc lập. Trong một mẫu hình doanh nghiệp trực tiếp, từng nhà quản lý cung cấp phần mềm làm việc trực tiếp với từng đại diện bán hàng. Nhưng trong một mẫu hình doanh nghiệp gián tiếp, các nhà quản lý kênh thông tin làm việc với rất nhiều đối tác khác nhau và các đại diện bán hàng làm việc với rất nhiều công ty để cung cấp cả một bộ các sản phẩm giải pháp cho khách hàng.

Mỗi đối tác đều có các cách kinh doanh khác nhau. Các quá trình làm việc với đối tác và khách hàng hiếm khi tương đồng nhau. Điều này khiến các thông tin đánh giá và báo cáo hầu như là không thể. Một quy trình hoàn chỉnh giữa công ty cung cấp phần mềm, đối tác và khách hàng cần tương quan với nhau. Các hệ thống CRM không được thiết kế để đương đầu với mức độ khó khăn đó. Muốn quản lý gián tiếp các mối quan hệ làm ăn, các doanh nghiệp cần hệ thống PRM để tập trung các nhà cạnh tranh.

CRM và PRM hoàn toàn khác nhau. Cả CRM và PRM đều có chỗ đứng cho riêng mình. Cả 2 mẫu hình doanh nghiệp (trực tiếp và gián tiếp) đều cần các hệ thống này để có thể làm việc hiệu quả.

Liệu các hệ thống CRM có phù hợp cho các quy trình gián tiếp không? Thực tế là không. Các hệ thống này không được thiết kế để đương đầu với độ khó như thế. Điều chỉnh CRM để trở thành PRM cũng giống như gắn cho xe bus một đôi cánh vậy.

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More