MY' HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

16 thg 9, 2010

Các tạo trang Facebook (Facebook Page)

Bớc 1: Đăng nhập vào http://www.facebook.com/pages/

bước 2: Nhấn nút “Tạo trang” trên góc trái màn hình

Màn hình chính hiển thị như giao diện:

bước 3: Nhập tên trang vào khung bên dưới nếu để tạo 1 trang cộng đồng

Lưu ý: Nếu tên trang bạn chọn bị trùng (đã có người chọn) bạn phải đổi tên khác

Bước 3: Nhấn chọn “Tạo trang cộng đồng.

Bạn đã có 1 trang Facebook rồi đấy. Hãy bổ sung profile, post bài và send link để thu hút thêm fans bạn nhé!


Bài viết: Xuân Hồng

12 thg 9, 2010

Cái Tâm là gốc của thành công

Nhớ nhé các bạn trẻ, cái tâm, cái đức chính là nền tảng cho mọi thành công đích thực..............Các cụ ta vẫn nói “có đức mặc sức mà ăn”, càng ngày ta càng thấy câu nói đơn giản này có ý nghĩa to lớn

Trong chúng ta ai cũng có một công việc trước hết để kiếm sống, sau là làm giàu. Có người thành công, có người thất bại. Có người rất hài lòng, có người bất mãn, có người coi đó chỉ là một bước tạm thời trong lúc “quá độ”. Và ai cũng mong muốn sẽ thành công. Nhưng mọi người đã làm việc ra sao? Kết quả thế nào?

Một chị giúp việc tốt bụng làm trong một gia đình ở Hà Nội đã 9 năm, chị được chủ nhà rất tin tưởng, thân thiết như ruột thịt. Ngoài mức lương luôn khá hơn những “đồng nghiệp” xung quanh một chút, chị còn được mua bảo hiểm xã hội để sau này về già có lương hưu.

Nhưng cũng ra Hà Nội làm giúp việc, một cô bé mới 16 tuổi đã giết chết chủ nhà một cách dã man nhằm cướp của, để rồi bây giờ nhận mức án 18 năm tù. Cha mẹ đau lòng, xã hội nhức nhối, và tương lai của cô sau này sẽ ra sao?

Một cậu sinh viên Bách Khoa mới ra trường làm lập trình viên trong một công ty tin học. Bắt đầu với mức lương “phó bình dân”, chẳng hề gì, cậu cần mẫn học hỏi đàn anh để hoàn thành bằng được trách nhiệm của mình. Chẳng bao lâu sau cậu thành thạo mọi việc, dự án cậu quản lý chẳng ai phải phàn nàn. Sau 8 năm, bây giờ cậu là một trong những trụ cột “cứng” rồi, không những lương thưởng cao công ty còn chia cổ phần để gắn bó với cậu lâu dài.

Cậu này có cô bạn cùng lớp đại học luôn tự coi mình là “ngôi sao tương lai”, đi xin việc ở đâu cũng khoe khoang về những khả năng “hơn người”. Bởi vậy khi nhận được công việc bình thường cô cho rằng không “xứng tầm”. Sau khi làm một thời gian chẳng có gì thay đổi, cô kết luận “sếp” không biết đánh giá “đúng chất” con người, cô tìm một công ty khác. Nhưng lãnh đạo của công ty mới hình như cũng không biết “nhìn nhận”, chẳng mấy chốc cô lại chán. Rốt cuộc, 8 năm trời nay cô chạy hết công ty này sang công ty khác, vào Nam ra Bắc đủ cả, cứ lâu lâu lại thấy cô lãnh lương “thử việc”. Cô cũng chán ngán cảnh này tới stress và thường than vãn với mọi người là “không hiểu sao số tôi đen thế”. Có bạn nào giống cô ấy không? Xin thưa rằng số phận chỉ tạo hoàn cảnh còn quyết định kết quả xấu tốt ra sao là do con người chúng ta suy nghĩ và hành động có đúng đắn hay không mà thôi.

Có ông chủ 8x cũng “số đen”, vừa lĩnh án 9 năm tù. Bản thân tôi đã từng có vài lần tiếp xúc, đó là một chàng trai thuộc diện thông minh, năng động, khả năng ngoại giao, kinh tế đều được. Có lẽ nhờ đó cậu nắm bắt được tâm lý muốn kiếm tiền “vừa nhanh, vừa dễ, vừa nhiều” của thiên hạ nên cậu đã “tạo điều kiện” cho họ. Chương trình đầu tư tài chính đa cấp hưởng lãi cao (nhưng kết quả là mất cả chì lẫn chài) của cậu chỉ trong một thời gian ngắn đã thu hút mấy ngàn nhà đầu tư gửi tiền vào. Tôi thấy tiếc cho đời cậu, có tài mà vận dụng không đúng chỗ, kết cục thê thảm hôm nay là điều hiển nhiên. May mà pháp luật sớm phát hiện ra cách “làm ăn” này và “thu xếp” cho cậu được ngồi “đúng chỗ” của mình cho tới khi bóc xong 9 quyển lịch.

Những ông chủ làm ăn bốc giời, hớt váng, hoặc bất chấp lương tâm, đạo lý (cho ra đời những sản phẩm rởm, những dịch vụ làm khốn khổ người sử dụng, trở thành mối nguy hại cho xã hội) thì những đồng tiền trái đạo này sớm hay muộn cũng phản chủ, cũng tan tành bởi quy luật cuộc đời. Các bạn trẻ hăng hái làm giàu đừng quên rằng chỉ những sản phẩm, dịch vụ tốt, có ích cho con người, cho xã hội mới tồn tại được lâu bền và đem lại sự giàu có, thành đạt đích thực cho các bạn.

Cuộc sống có những quy luật không thể đi ngược lại. Thực tế đã chứng minh ông trời chẳng cho không ai cái gì. Ta được cái này thì mất cái khác, đúng với những công sức, tâm huyết mình bỏ ra.

Người làm công bình thường (lương “ba cọc ba đồng”) thì ít lo nghĩ, có thời gian tận hưởng cuộc sống. Chỉ vất vả lúc chưa xong việc thôi, cứ hết giờ làm là thoải mái vô tư. Tài năng và công sức cống hiến tới đâu chỉ hưởng tới đó. Vận mệnh của công ty đã có “sếp” chịu trách nhiệm, mình cứ lương thưởng đầy đủ là êm ru, nhưng cuộc sống chỉ đều đều như vậy và không phù hợp với những người muốn tiến thân, muốn đổi đời... Biết chấp nhận và bằng lòng như vậy là ổn và hạnh phúc.

Còn các ông chủ thì chẳng bao giờ có khái niệm hết giờ, xong việc hay nghỉ ngơi thực sự. Nhìn họ bình thản vẻ bề ngoài thôi, trong đầu bề bộn lo toan và công việc. Ai đã từng trải qua mới hiểu việc đưa một sản phẩm hoặc một dịch vụ mới ra thị trường, rồi phát triển thành một thương hiệu mạnh nó “xương” như thế nào. Những người thành công quả là đáng khâm phục, họ phải đổ bao nhiêu công sức, thời gian, trí tuệ, tiền của mới có được thành quả mà mọi người nhìn thấy. Và họ luôn thèm cái cảm giác “như bác nông dân cày xong thửa ruộng”, được ăn thấy ngon miệng, ngủ ngon giấc, đầu óc không phải phân tán, ưu tư. Làm gì cũng có cái giá của nó là thế đấy.

Khi chúng ta chọn cho mình con đường tương lai không cần phải cố “đua” theo một trào lưu nào, hãy để cuộc đời cho công việc mình yêu thích và có khả năng thực sự, để bạn có niềm đam mê, thấy mình đã quyết định đúng, nếu thất bại cũng không hối hận. Và trước hết phải có tâm, có đức, có lòng nhiệt huyết, có trách nhiệm thì việc gì cũng mang lại thành công. Không phải ai cũng tìm được đúng ngành học, đúng hướng đi ngay từ đầu. Bạn cứ hoàn toàn tự tin chuyển đổi sang việc khác phù hợp với mình hơn. Chẳng có nhẽ gì mà chỉ mấy năm học đại học là quyết định cả cuộc đời (những sáu, bảy chục năm sau đó) phải “theo nghề”. Hiện nay số người làm không đúng ngành học ban đầu và đã thành công rất nhiều, người ta vẫn có câu “tay trái to hơn tay phải” mà!

Nếu bạn trẻ nào chọn con đường làm chủ thì hãy xác định đó là cả một quá trình vất vả, gian nan, đã đam mê rồi thì quyết đầu tư tới cùng, phải kiên trì làm bằng được. Nếu chọn con đường trở thành một người làm công thì dù ở đâu cũng hãy vận dụng hết tài năng, tâm huyết, để trở thành “cây cổ thụ” trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Cả hai lựa chọn trên đều có cơ hội thành công và thất bại như nhau.

Mỗi người có một sự nghiệp riêng, làm công hay làm chủ cũng vậy, quan trọng là ai sẽ thành công? Cho dù làm gì cũng chỉ là một “con đường” mà bạn lựa chọn, không có con đường nào tốt hơn, vấn đề là ai sẽ đi tới đích?

Thành đạt không quan trọng là bạn làm thuê hay làm chủ. Theo tôi, trả lời được những câu hỏi dưới đây là ổn rồi:

(1) Việc bạn đang làm có chân chính, lương thiện không ?
(2) Việc đó có đúng với khả năng và ước vọng của bạn không ?
(3) Bạn đã suy nghĩ và làm việc hết mình chưa ?
(4) Sản phẩm (hoặc kết quả công việc) của bạn đã tốt nhất chưa ?
(5) Thu nhập có xứng với công sức bỏ ra hay không ? và bạn đã làm hết lòng để xứng đáng với thu nhập đó chưa?

Các cụ ta vẫn nói “có đức mặc sức mà ăn”, càng ngày tôi càng thấy câu nói đơn giản này có ý nghĩa to lớn, đúng đắn và sâu sắc. Hơn bao giờ hết, câu nói này rất phù hợp và cần được nêu cao trong xã hội ngày nay, đặc biệt là với những bạn trẻ đang xây dựng sự nghiệp tương lai, bằng con đường nào cũng vậy.

Sưu tầm

Bài học Cha dạy! ( Chữ Tâm trong công việc)

Bạn kiếm sống bằng những gì bạn nhận được, nhưng bạn tạo dựng cuộc sống bằng những gì bạn cho đi - Winston Churchill

Gia đình tôi có truyền thống kinh doanh. Tất cả bảy đứa chúng tôi đều phụ việc nơi cửa hàng "Tiệm tạp hóa của chúng tôi" ở Mott, thuộc tiểu ban Bắc Dakota. Mott là một thành phố nhỏ kế bên các cánh đồng. Chúng tôi bắt đầu công việc bằng những việc vặt như: phủi bụi, sắp xếp các quầy hàng, gói đồ và khi lên cấp được cha giao phó cho việc tiếp khách hàng. Vừa phụ việc chúng tôi vừa quan sát, chúng tôi đã học được rằng kinh doanh có ý nghĩa lớn lao hơn là bán buôn kiếm sống.

Tôi luôn ghi nhớ một bài học. Lúc ấy gần đến lễ Giáng Sinh. Tôi đang học lớp tám và mỗi tối tôi phụ sắp xếp gian hàng đồ chơi. Một hôm có một chú nhóc khoảng năm, sáu tuổi vào cửa hàng chúng tôi. Em mặc cái áo khoát màu nâu với vai áo đã sờn rách và lấm lem. Tóc em lởm chởm và một chỏm tóc dựng đứng nơi đỉnh đầu. Giày em vẹt đế và dây buộc giày thì đứt. Tôi thấy chú nhóc có vẻ nghèo khổ, quá nghèo để có tiền mua bất cứ món gì. Em đi dạo xem khắp gian hàng đồ chơi, nhấc thứ này thứ nọ lên ngắm nghía, rồi cẩn thận đặt xuống trở lại chỗ cũ.

Cha tôi từ trên lầu đi xuống đến bên chú nhóc. Đôi mắt ông lấp lánh và đôi má lúm đồng tiền của ông sâu xuống với nụ cười ông dành cho em. Ông nhẹ nhành hỏi ông có thể giúp gì cho em. Em nói em muốn mua một món quà Giáng Sinh cho em trai mình. Tôi thật ấn tượng về phong cách của cha tôi đối xử với em trân trọng như với một khách hàng người lớn. Cha tôi nói em cứ thoải mái chọn. Và em đã làm như vậy.

Sau khoảng 20 phút săm soi, cuối cùng em cẩn thận cầm một chiếc máy bay, bước đến bên cha tôi và hỏi:

- Thưa ông, cái này giá bao nhiêu ạ?

Cha tôi hỏi lại:

- Cháu có bao nhiêu tiền?

Chú nhóc xòe tay ra. Tay em lấm lem bẩn vì nắm chặt các đồng tiền, gia tài của em, quá lâu. Đó là các đồng xu tổng cộng được 27 cent. Giá chiếc máy bay em chọn là 3 đô 98 cent

Cha tôi mỉm cười và trả lời em:

- Vừa đủ đấy cháu.

Và thế là giao dịch được thỏa thuận.


Lời cha tôi trả lời em vẫn vang bên tai tôi.

Trong khi gói quà cho em tôi không ngừng suy nghĩ về những gì tôi vừa chứng kiến. Khi em ra khỏi cửa hàng, tôi không để ý đến cái áo rách và lấm lem, mái tóc bờm xờm, hay sợi dây cột giày bị đứt. Trong mắt tôi chỉ có hình ảnh một em bé rạng rỡ với báu vật của mình.



(L.V. Steiner)

"số phận chỉ tạo hoàn cảnh còn quyết định kết quả xấu tốt ra sao là do con người chúng ta suy nghĩ và hành động có đúng đắn hay không mà thôi"

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More