Bạn kiếm sống bằng những gì bạn nhận được, nhưng bạn tạo dựng cuộc sống bằng những gì bạn cho đi - Winston Churchill
Gia đình tôi có truyền thống kinh doanh. Tất cả bảy đứa chúng tôi đều phụ việc nơi cửa hàng "Tiệm tạp hóa của chúng tôi" ở Mott, thuộc tiểu ban Bắc Dakota. Mott là một thành phố nhỏ kế bên các cánh đồng. Chúng tôi bắt đầu công việc bằng những việc vặt như: phủi bụi, sắp xếp các quầy hàng, gói đồ và khi lên cấp được cha giao phó cho việc tiếp khách hàng. Vừa phụ việc chúng tôi vừa quan sát, chúng tôi đã học được rằng kinh doanh có ý nghĩa lớn lao hơn là bán buôn kiếm sống.
Tôi luôn ghi nhớ một bài học. Lúc ấy gần đến lễ Giáng Sinh. Tôi đang học lớp tám và mỗi tối tôi phụ sắp xếp gian hàng đồ chơi. Một hôm có một chú nhóc khoảng năm, sáu tuổi vào cửa hàng chúng tôi. Em mặc cái áo khoát màu nâu với vai áo đã sờn rách và lấm lem. Tóc em lởm chởm và một chỏm tóc dựng đứng nơi đỉnh đầu. Giày em vẹt đế và dây buộc giày thì đứt. Tôi thấy chú nhóc có vẻ nghèo khổ, quá nghèo để có tiền mua bất cứ món gì. Em đi dạo xem khắp gian hàng đồ chơi, nhấc thứ này thứ nọ lên ngắm nghía, rồi cẩn thận đặt xuống trở lại chỗ cũ.
Cha tôi từ trên lầu đi xuống đến bên chú nhóc. Đôi mắt ông lấp lánh và đôi má lúm đồng tiền của ông sâu xuống với nụ cười ông dành cho em. Ông nhẹ nhành hỏi ông có thể giúp gì cho em. Em nói em muốn mua một món quà Giáng Sinh cho em trai mình. Tôi thật ấn tượng về phong cách của cha tôi đối xử với em trân trọng như với một khách hàng người lớn. Cha tôi nói em cứ thoải mái chọn. Và em đã làm như vậy.
Sau khoảng 20 phút săm soi, cuối cùng em cẩn thận cầm một chiếc máy bay, bước đến bên cha tôi và hỏi:
- Thưa ông, cái này giá bao nhiêu ạ?
Cha tôi hỏi lại:
- Cháu có bao nhiêu tiền?
Chú nhóc xòe tay ra. Tay em lấm lem bẩn vì nắm chặt các đồng tiền, gia tài của em, quá lâu. Đó là các đồng xu tổng cộng được 27 cent. Giá chiếc máy bay em chọn là 3 đô 98 cent
Cha tôi mỉm cười và trả lời em:
- Vừa đủ đấy cháu.
Và thế là giao dịch được thỏa thuận.
Lời cha tôi trả lời em vẫn vang bên tai tôi.
Trong khi gói quà cho em tôi không ngừng suy nghĩ về những gì tôi vừa chứng kiến. Khi em ra khỏi cửa hàng, tôi không để ý đến cái áo rách và lấm lem, mái tóc bờm xờm, hay sợi dây cột giày bị đứt. Trong mắt tôi chỉ có hình ảnh một em bé rạng rỡ với báu vật của mình.
(L.V. Steiner)
Gia đình tôi có truyền thống kinh doanh. Tất cả bảy đứa chúng tôi đều phụ việc nơi cửa hàng "Tiệm tạp hóa của chúng tôi" ở Mott, thuộc tiểu ban Bắc Dakota. Mott là một thành phố nhỏ kế bên các cánh đồng. Chúng tôi bắt đầu công việc bằng những việc vặt như: phủi bụi, sắp xếp các quầy hàng, gói đồ và khi lên cấp được cha giao phó cho việc tiếp khách hàng. Vừa phụ việc chúng tôi vừa quan sát, chúng tôi đã học được rằng kinh doanh có ý nghĩa lớn lao hơn là bán buôn kiếm sống.
Tôi luôn ghi nhớ một bài học. Lúc ấy gần đến lễ Giáng Sinh. Tôi đang học lớp tám và mỗi tối tôi phụ sắp xếp gian hàng đồ chơi. Một hôm có một chú nhóc khoảng năm, sáu tuổi vào cửa hàng chúng tôi. Em mặc cái áo khoát màu nâu với vai áo đã sờn rách và lấm lem. Tóc em lởm chởm và một chỏm tóc dựng đứng nơi đỉnh đầu. Giày em vẹt đế và dây buộc giày thì đứt. Tôi thấy chú nhóc có vẻ nghèo khổ, quá nghèo để có tiền mua bất cứ món gì. Em đi dạo xem khắp gian hàng đồ chơi, nhấc thứ này thứ nọ lên ngắm nghía, rồi cẩn thận đặt xuống trở lại chỗ cũ.
Cha tôi từ trên lầu đi xuống đến bên chú nhóc. Đôi mắt ông lấp lánh và đôi má lúm đồng tiền của ông sâu xuống với nụ cười ông dành cho em. Ông nhẹ nhành hỏi ông có thể giúp gì cho em. Em nói em muốn mua một món quà Giáng Sinh cho em trai mình. Tôi thật ấn tượng về phong cách của cha tôi đối xử với em trân trọng như với một khách hàng người lớn. Cha tôi nói em cứ thoải mái chọn. Và em đã làm như vậy.
Sau khoảng 20 phút săm soi, cuối cùng em cẩn thận cầm một chiếc máy bay, bước đến bên cha tôi và hỏi:
- Thưa ông, cái này giá bao nhiêu ạ?
Cha tôi hỏi lại:
- Cháu có bao nhiêu tiền?
Chú nhóc xòe tay ra. Tay em lấm lem bẩn vì nắm chặt các đồng tiền, gia tài của em, quá lâu. Đó là các đồng xu tổng cộng được 27 cent. Giá chiếc máy bay em chọn là 3 đô 98 cent
Cha tôi mỉm cười và trả lời em:
- Vừa đủ đấy cháu.
Và thế là giao dịch được thỏa thuận.
Lời cha tôi trả lời em vẫn vang bên tai tôi.
Trong khi gói quà cho em tôi không ngừng suy nghĩ về những gì tôi vừa chứng kiến. Khi em ra khỏi cửa hàng, tôi không để ý đến cái áo rách và lấm lem, mái tóc bờm xờm, hay sợi dây cột giày bị đứt. Trong mắt tôi chỉ có hình ảnh một em bé rạng rỡ với báu vật của mình.
(L.V. Steiner)
0 Trả lời:
Đăng nhận xét