MY' HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

25 thg 9, 2010

Khái niệm Căn bản trong CRM

4 cái căn bản quan trọng nhất cần nắm bắt: Leads - Accounts - Contacts - Potentials.

* Lead: là khởi đầu của mọi khởi đầu trong chu trình tiếp cận khách hàng. Nghĩa là anh em đi khắp mọi nơi, hang cùng ngõ hẻm, nhặt được cái card vì sít nào, hoặc lấy được cái số điện thoại nào là ta cứ cho hết vào thành lead. Sau đó chúng ta mới phân lọai xem lead có thể chuyển thành cái gì đó...ra xiền không. Tin xấu là: phần lớn các lead là không chuyển thành khách hàng được, nhưng đó là điều cần thiết chúng ta vẫn phải làm.

* Potentials: là khái niệm chỉ một khách hàng tiềm năng, một vụ tiềm năng nào đó. Ví dụ chúng ta nhặt được 10 cái card vì sít, nhập vào thành 10 cái lead, sau khi alo gọi điện sơ qua, thấy có 2 ông quan tâm đến dịch vụ của mình. Thế là ok, chúng ta sẽ chuyển 2 cái lead đó thành potential, còn lại thì delete hết (còn chuyển như thế nào thì có hướng dẫn cụ thể , ở đây chúng ta đang bàn về khái niệm hoạt động chung).

* Contacts là chỉ một Anh X, Chị Y hay cô dì chú bác nào đó. Đại thể là một người cụ thể. Potential kia là một cơ hội làm ăn, một mối tiềm năng, và thường là phải gắn với một contact cụ thể (còn gắn thế nào hồi sau sẽ rõ).

* Accounts: là khái niệm đề cập đến một doanh nghiệp, một tổ chức ... và đại thể Accounts chính là cái nơi mà Contacts làm việc.

Khái niệm Picklist

Picklist là các thông số, các thông tin liên quan đến từng đối tượng trong CRM, ví dụ như contact thì sẽ có tên, điện thoại, email..., campaign thì sẽ có kiểu chiến dịch, thời gian thực hiện, kinh phí,...

Theo quan điểm cá nhân thì thấy việc tìm hiểu các thông tin của picklist là điều rất quan trọng, giúp chúng ta tiến thêm bước nữa trong việc nắm bắt và hiểu biết về CRM.

Chỉ có admin mới có quyền sửa picklist. Khi đăng nhập bằng admin, vào setting để chọn Picklist Editor.

Việc xem xét các thông tin của pick list giúp ta hiểu thêm mỗi đối tượng của CRMhoạt động ra sao, làm việc thế nào. Thêm nữa, quá trình xem + sửa pick list này cũng sẽ phải liên hệ với thực tế hoạt động của doanh nghiệp để có các chỉnh sửa cho phù hợp. Nghĩa là: các thông số được cài đặt sẵn là các thông số tiêu chuẩn, dùng chung cho mọi loại công ty. Nhưng thực tế thì mỗi công ty có dịch vụ khác nhau, quy trình kinh doanh khác nhau nên cần thiết phải có sự chỉnh sửa đôi chút cho phù hợp.

Đặt tên cho doanh nghiệp...nghệ thuật gây ấn tượng

Ai là các khách hàng tiềm năng của bạn? Điểm khác biệt của công ty bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác là gì? Bạn muốn truyền tải thông điệp nào đến với khách hàng thông qua cái tên của mình? Liệu một cái tên êm ái du dương đã đủ thỏa mãn những yêu cầu về kinh doanh của công ty?

Khi trả lời các câu hỏi này cộng với việc nắm vững những nguyên tắc chính của khoa học đặt tên, thì việc tìm được một cái tên thành công không phải là quá phức tạp. Và sau đây là những nguyên tắc chính của nghệ thuật đặt tên:

Tạo ra ấn tượng dễ chịu
Ấn tượng đầu tiên mà một cái tên cần phải có là làm cho các khách hàng và đối tác nảy sinh mong được tiếp cận với công ty của bạn. Ấn tượng được tạo thành từ cảm giác và những hình ảnh hiện lên trong nhận thức của mọi người. Ví dụ, nếu một công ty chuyên tổ chức các buổi lễ hội thì với cái tên “Tết” là rất thích hợp. Chỉ cần nghe thấy từ “Tết”, trong đầu mọi người đã xuất hiện nhiều hồi tưởng dễ chịu. Những cái tên tương tự có thể tự động tạo ra một hình ảnh có lợi cho công ty. Khi làm được điều này, có thể coi các ông chủ đã có trong tay một tấm “bùa hộ mệnh”.
Ngược lại những từ ngữ làm liên tưởng đến sự mất mát và đau khổ có thể làm hỏng uy tín công ty bạn. Thậm chí, một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời cũng chưa chắc đã cứu vãn được. Cũng vì l do này mà bạn phải đặc biệt cẩn trọng với những với cái tên nước ngoài. Ví dụ, một người để bắt tay vào kinh doanh đã mua dịch vụ một công ty “có sẵn” mang tên «Red grave», trong khi bản thân anh ta không biết tiếng Anh và cũng không hề nghĩ đến điều này khi ký kết hợp đồng mua bán.
Khi về đến trụ sở công ty, anh ta đưa giấy tờ cho một cộng sự của mình, anh bạn tái mặt hỏi: “Cậu có bị điên không? «Grave» có nghĩa là nhà mồ”. Lúc đấy, người mua muốn trả lại công ty “nhà mồ đỏ” thì đã muộn, cuối cùng đành phải mua một công ty khác.
Khêu gợi sự tò mò
Bạn hãy làm sao để tên công ty không những mang lại ấn tượng dễ chịu mà còn kích gợi trí tò mò của mọi người. Ví dụ, một nhà xuất bản mang tên “Quả cam tím”, trong cụm từ này chứa yếu tố bất ngờ vì chứa đựng mâu thuẫn. Trong tự nhiên, chỉ có cam xanh, cam vàng, vậy khi nghe thấy cái tên này, trong tiềm thức của mọi người sẽ xuất hiện câu hỏi: “Tại sao cam lại tím? Đây là loại quả gì vậy?”. Và kết quả là họ sẽ tìm cách tiếp cận công ty để thỏa mãn trí tò mò một cách vô ý thức.
Hướng tới thị hiếu của các khách hàng
Trước khi quyết định lựa chọn một cái tên nào đó, bạn cần phải hình dung ra trong đầu chân dung các khách hàng tiềm năng của mình. Một cái tên thích hợp với lứa tuổi “tin” hoàn toàn có thể gây phản cảm đối với những người già và bảo thủ. Ví dụ, các thanh thiếu niên sẽ bị hút vào cửa hàng mang tên “Người lữ hành kỳ dị”, nhưng với phần đông những người về hưu thì họ không thấy hứng thú với những cái tên như vậy. Hay ngược lại, những cái tên chiếm cảm tình của người đứng tuổi như “Gia đình”, “Ấm cúng” ít có tác động đến tầng lớp thanh niên.
Hoặc những người giàu có thường có cảm tình với những công ty mang cái tên gợi liên tưởng đến sự cao sang. Ví dụ, họ thích mua quần áo trong các cửa hàng “Thẩm mỹ”, mua đồ gỗ ở “Sang trọng”.
“Hãy quên cái tên của bản thân”
Một trong những sai lầm thường phạm phải của các chủ doanh nghiệp là trộn lẫn tên mình vào trong tên của công ty. Đặc biệt các chủ cửa hàng thực phẩm, hàng ăn hay mắc phải sai lầm này. Tại sao bạn lại không nên làm điều này, vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, một cái tên thương mại thành công thường độc đáo và duy nhất, trong khi đó có cả hàng trăm nghìn người có tên giống như bạn.
Thứ hai, một cái tên độc đáo cho phép bạn nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh, còn nếu lấy tên mình đặt cho công ty, thì bạn hoàn toàn có thể lẫn vào trong danh sách các đối thủ của mình, mặc dù bạn có thể thêm vào đó những con số ví dụ như “99” hay một chữ cái nào đó ví dụ như “M”.
Thứ ba, vì uy tín xấu của một công ty nào đó mang tên giống tên của bạn có thể ảnh hưởng đến công ty của bạn.
Và cuối cùng, hoàn toàn có thể vào một lúc nào đó bạn muốn bán đi công ty của mình, hiển nhiên, ông chủ mới sẽ không thích một công ty mang tên người khác.
Chỉ nên sử dụng tên mình làm tên công ty trong một số các trường hợp đặc biệt. Ví dụ, bạn là một luật sư rất nổi tiếng và tên của bạn đồng nghĩa với sự đảm bảo về tính chuyên nghiệp và có uy tín cao. Ngoài ra, tên và họ của bạn có thể đặt cho công ty khi nó rất nổi tiếng với phần đông mọi người ví như «Nina Ricci», «Mary Kay».
Tránh mô tả
Một số các chủ doanh nghiệp thường có xu hướng đem vào cái tên công ty càng nhiều thông tin càng tốt về hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, bạn có thể bắt gặp những cái tên rất phức tạp, ví như “Công ty sản xuất, cung ứng và sửa chữa thiết bị xây dựng”.
Khi lựa chọn những cái tên kiểu này, tác giả của chúng thường nghĩ đến chức năng hoạt động của công ty nhiều hơn là thị hiếu và động cơ của các khách hàng tiềm năng. Mặc dù, các nghiên cứu thực tiễn cho thấy, mọi người thường khó tiếp thu và khó nhớ những “câu thần chú” gồm những thuật ngữ kỹ thuật. Nhưng nhược điểm chính của một cái tên mô tả nằm ở chỗ nó dễ bị chìm lẫn giữa các đối thủ cạnh tranh và khó có thể nổi bật lên được.
Thêm một chút hài hước
Đôi khi sẽ rất có ích nếu bạn hài hước đôi chút. Các khách hàng thường đánh giá cao điều này, và công việc kinh doanh của bạn nhờ đó mà được quảng cáo miễn phí.
Tuy nhiên, khi nghĩ một cái tên hài hước, thì quan trọng nhất là bạn đừng đi quá giới hạn, vì có thể dẫn đến trường hợp làm cho các khách hàng tiềm năng coi thường bạn. Có thể họ vẫn phá lên cười nhưng họ sẽ mua hàng ở đối thủ cạnh tranh của bạn.
Hãy cẩn thận với những “kẻ ăn cắp”!
Trước khi bắt đầu tiến hành các chiến dịch quảng bá thương hiệu của mình, bạn phải kiểm tra xem cái tên mình chọn đã thuộc quyền sở hữu của ai đó chưa? Đã có ai đăng ký cái tên này trước bạn chưa? Vì hoàn toàn có thể, vào một ngày đẹp trời, chủ sở hữu chính thức tên công ty bạn sẽ buộc bạn phải mua lại quyền sở hữu với giá cao ngất.
Tên không có ý nghĩa
Có thể chọn một cái tên truyền cảm và dễ nhớ mà không cần sử dụng những từ ngữ trực tiếp miêu tả lĩnh vực kinh doanh của công ty. Ví dụ, từ «Kodak», được nghĩ ra từ năm 1988 đến nay nhưng vẫn được coi là một trong những tên thương hiệu thành công nhất. Người sáng lập ra Kodak đã đặt ra những tiêu chí sau khi đặt tên cho công ty của mình: ngắn; không có bất cứ một ý nghĩa nào; ân thanh rõ và khó xuyên tạc. Và Kodak chính là tổng hợp của những yếu tố đó.
Xerox cũng được tạo ra trên những nguyên tắc như vậy và đã trở nên thông dụng trên toàn thế giới, thậm chí, còn trở thành danh từ chung chỉ một hình thức kỹ thuật.
kienthuckinhte.com ( Theo bwportal)

4 lưu ý để tìm ra mục đích của khách hàng

“Bạn cần phải phát triển cảm giác để nhận biết những người mà bạn có thể tin tưởng, trong trường hợp nào thì bạn tin ở họ, và những điều gì có khả năng thất bại”, Blazevich, người sáng lập Công ty thực phẩm Contessa năm 1984, đồng thời làm chủ tịch và giám đốc điều hành công ty này nói. “Bạn phải nắm bắt được cái gì đang dẫn dắt những người mà bạn sẽ gặp trong công việc kinh doanh của mình”.


1. Hãy tìm hiểu khách hàng của bạn hoạt động như thế nào.

Không có gì gây ấn tượng cho khách hàng bằng việc hiểu được công việc kinh doanh của họ - từ chương trình làm việc hàng ngày tới cách thức họ thường sử dụng để giao tiếp. Sự lưu tâm này sẽ giúp bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

Trong những năm bắt đầu kinh doanh ở Contessa, Blazevich đã rất khó khăn để thuyết phục khách hàng Mỹ nhập khẩu tôm đông lạnh từ một công ty còn non trẻ và chưa được thử sức qua thời gian.

Ông nói: “Nếu khách hàng biết được là bạn dậy từ 4 giờ sáng, theo múi giờ của bạn, ưu tiên để gặp và nói chuyện với ông ta vào thời điểm tốt nhất trong ngày làm việc, thì bạn sẽ dành được ở họ một chút kính trọng rồi đấy.”

Sự kính trọng có thể chuyển thành những đơn đặt hàng lớn, ông Blazevich khẳng định. Trong khi đi công tác từ trụ sở công ty ở San Pedro, California tới Bangkok để giám sát các đơn đặt hàng tôm, ông cần liên hệ với ban lãnh đạo của hãng thực phẩm Kraft, Mỹ - ở cách ông ta hàng ngàn dặm và chênh lệch tới 12 giờ. Cuối cùng, ông ta dậy lúc 3 giờ 30 sáng theo giờ Bangkok để gặp lãnh đạo hãng Kraft và thuyết phục họ cam kết mua 6 công-ten-nơ tôm trị giá hàng triệu đô la Mỹ trong doanh số bán hàng của công ty.

Ông nhớ lại: “Tôi đã hoàn thành đơn đặt hàng trong một giờ qua điện thoại sáng hôm đó và không cảm thấy buồn ngủ cho tới 9 giờ sáng hôm sau, kể cả khi tôi bình tĩnh lại sau nỗi vui mừng khôn tả. Đó là một trong những đơn đặt hàng khởi nghiệp của chúng tôi”. Contessa đã đạt tới doanh thu 200 triệu USD trong khi lúc đầu chỉ là 2 triệu USD.

2. Đừng để ý đến vẻ phớt lờ của khách hàng

Trong một cuộc gặp gỡ ban đầu quan trọng khác, Blazevich trao đổi với một khách hàng lớn của nhà hàng Mỹ trong hệ thống khách sạn Hilton về chất lượng tôm đông lạnh của mình.

“Tôi chỉ là một cậu bé lạc trong rừng, còn ông ta là một khách hàng cứng rắn”, ông nhận xét. Vào cuối buổi làm việc, khách mua chỉ nhún vai và nói một cách miễn cưỡng rằng sản phẩm cũng “khá” nhưng có lẽ nghĩ rằng “chúng tôi có thể đạt được kết quả tốt hơn thế về chất lượng và giá cả", Blazevich nói. Bước ra khỏi cuộc đàm phán, Blazevich rất nản lòng và đi trò chuyện với một đầu bếp của nhà hàng, nơi vừa diễn ra cuộc gặp mặt. Đi vào góc bếp, Blazevich đụng ngay vị khách lúc nãy họp cùng đang đưa con tôm trong túi hàng mẫu mà Blazevich để lại vào mồm và nhai rất thích thú.

“Tôi đã nói với ông khách rằng ‘tôi đoán là ông hài lòng với sản phẩm này,’” Blazevich kể lại. “Tôi nhận ra ông khách chỉ làm ra vẻ phớt lờ để xem tôi có thuyết phục được ông ta hay không”. Cuối cùng thì Blazevich cũng có được hợp đồng cung cấp tôm đông lạnh cho các khách sạn Hilton.

Blazevich cho biết ông vẫn thường phải đối mặt với thái độ thô lỗ từ các đầu bếp - khách hàng tiềm năng của mình. Một số họ ban đầu còn từ chối nói chuyện. Ông nhận xét: “Bạn phải biết rằng rằng họ chịu trách nhiệm về bếp ăn của mình và rất ghét ai đó chỉ dẫn họ cách làm như thế nào. Nếu nhận thức được điều này, bạn có thể tìm được cách tiếp cận họ để bán hàng”. Theo ông, phần lớn những người khó tính đều là những vị khách rất trung thành.

3. Hãy tin tưởng, nhưng cần xác minh lại

Blazevich công nhận rằng ông rất ưa sự hoàn hảo nhưng lại chấp nhận để không phải tất cả mọi người làm việc với ông phải như vậy. Theo ông thì nhiều người vẫn thường tìm đến con đường ít chông gai nhất và tiết kiệm để không làm cả những việc rất cần thiết.

Ông khuyên các chủ doanh nghiệp trẻ nên tập trung nhiều vào việc kiểm tra các nguồn cung cấp hàng và nhân viên của mình để đảm bảo họ làm đúng những gì bạn muốn chứ không nên làm một người lịch sự. Và hãy tin tưởng vào sự quyết tâm của bạn khi có điều gì đó chưa thật hoàn hảo.

Chính ông học được kinh nghiệm trên khi Contessa xây dựng nhà máy đầu tiên ở Mỹ. Ông thuê nhà thầu thực hiện việc chống thấm cho nền nhà, điều hết sức quan trọng đối với một nhà máy sản xuất hàng đông lạnh. Khi màng chống thấm hoàn thành, ông nghĩ rằng công việc của nhà thầu thế là hoàn thành, song vẫn không ký séc trả tiền chống thấm cho đến khi chính ông tiến hành kiểm tra hai lần. Thay vì phải bỏ nhiều thời gian để kiểm tra nền nhà, ông chỉ tập trung vào những phần khó làm nhất - phần kỹ thuật chống thấm.
Blazevich nói: “Lần sau, các công nhân biết rằng tôi sẽ kiểm tra họ rất kỹ lưỡng, và họ cũng làm tất cả những gì có thể để đảm bảo chắc chắn nó sẽ tốt tuyệt đối. Bạn phải sẵn sàng, kể cả khi với tư cách là chủ tịch công ty, xắn áo xắn quần mà kiểm tra mọi thứ.”

Blazevich cũng nhận được bài học này từ một lần khác ngay sau đó, khi ông thực hiện một trong những đơn đặt hàng đầu tiên ở Đông Nam Á. “Mọi người đều cố gắng lợi dụng tôi,” ông nói. Ông đã đồng ý mua 600.000 USD tiền tôm từ một nhà buôn và tiến hành làm thủ tục thanh tóan bằng tín dụng. Tôm được chuyển về chậm, tất nhiên thư tín dụng sẽ hết hạn. Thông thường, đúng ra nên dành ít phút để chỉnh lại thời hạn và thực hiện việc thanh toán. Nhưng Blazevich lại quyết định trả hàng về trước.

“Tôi đã tỏ ra nghi ngờ và muốn chắc rằng tôi sẽ nhận được những gì mình đặt mua” ông giải thích. “Đó là một đơn đặt hàng lớn, và cần phải được thực hiện đúng theo cam kết. Sự thực là nhà cung cấp đã gửi bán tôm kém phẩm chất bị lưu trong kho cho tôi sau khi không bán được cho ai khác, và coi tôi là một đứa trẻ mới lớn không biết loại tôm nào tốt hơn”.

4. Hãy nhận ra những hạn chế của bạn

Biết được cách gây ấn tượng cho người khác là điều rất quan trọng, nhưng Blazevich lại tìm cách để nhận ra những nhược điểm của mình, như luôn hướng tới sự hoàn hảo, ngay cả khi sự hoàn hảo đó là không cần thiết.

Trở lại những năm đầu điều hành Contessa, ông quyết định cho làm sổ cân đối kế toán. Trước khi trao lại chúng cho kế toán, ông tự mình xem lại và thấy mất 3,87 USD. “Năm đó tôi kiếm được 2 triệu USD, nhưng tôi lại không biết 3,87 USD biến đi đâu. Tôi đã bị ám ảnh vì điều này, và dành ba ngày sau đó không làm gì cả để tìm ra lỗi của mình”. Phấn khởi, ông đưa sổ sách cho kế toán, nói cho anh ta biết về thành công của mình. Anh kế toán hỏi lại “ông đã bị mất bao nhiêu mối làm ăn khi bỏ 3 nàgy ròng để tìm ra 3,87 USD ?”.

Lặng đi vì kinh ngạc, Blazevich buộc phải công nhận rằng có những lúc ông cần kiểm soát thói quen muốn phát hiện tất cả những nguy cơ có thể xảy ra và theo đuổi sự hoàn hảo bằng mọi giá. Ông nói: “Hãy ghi nhớ thật kỹ rằng bạn có thể làm những việc rất đúng, nhưng lại rất tốn kém.”

21 thg 9, 2010

Câu chuyện dân gian ...“Tại sao lúc nãy mày ăn tranh cái bánh rán của tao?”

Tên hầu đi trước ngựa thì ông quát “Láo! Sao mày dám đi trước tao?”. Tên hầu đi ngang ông cũng cáu: “Thằng này hỗn thật! Mày lại dám sánh ngang với ông à?!”. Tên hầu vội lùi lại đi sau ngựa, ông càng cáu: “Thằng mất dạy! Ông là tù hay sao mà mày áp giải ông?”. Tên hầu ức đến phát khóc nhưng vẫn cố nén giận từ tốn hỏi chủ: “Con đi kiểu gì ông cũng nói, con biết làm thê nào cho ông vừa lòng?”. Lúc ấy, ông chủ mới nói toạc cội nguồn những lý lẽ của ông, rằng: “Tại sao lúc nãy mày ăn tranh cái bánh rán của tao?”

Lý lẽ của ông chủ

Câu trả lời của ông quan bộc lộ cái tâm thế của ông trong lúc đó, cái tâm thế đã đẻ ra những lý lẽ đưa tên hầu vào ngõ cụt.

Thực chất của những lý sự mà ông quan đã đưa ra là ông ta đã luôn thay đổi hệ quy chiếu để liên tiếp đặt tên hầu vào vào vị thế của kẻ có tội. Khi tên hầu đi trước, thì ông đặt quan hệ hai người vào hệ quy chiếu đạo đức để phê phán nó không nhường bước chủ. Khi nó đi ngang ông, ông lại đặt quan hệ hai người vào hệ quy chiếu quyền lực để cho rằng tên hầu dám tự coi mình bằng vai bằng lứa với ông. Khi tên hầu đi sau lưng ông, ông lại đặt quan hệ của ông với nó vào hệ quy chiếu hình sự để kết tội nó coi ông là tội phạm.

Ở đây, quyền lực đã tham dự vào lý luận trong vai trò xoay đảo các chuẩn mực, các hệ toạ độ để xem xét hành vi. Không có lý lẽ nào cãi lại được ông quan vì ông nắm quyền quy định luật chơi!

Trong cảnh huống lý luận trở thành bình phong để che đậy và triển khai tâm thế thì mọi đối thoại trong bình diện lý luận là những lỗ lực vô bổ. Dù tên hầu có tìm ra lý lẽ sắc sảo để bác bỏ sự qui tội đầy suy diễn của chủ thì anh ta cũng chỉ đưa mình dấn sâu vào tình thế bế tắc, vì mọi lý lẽ sắc sảo của anh ta đều củng cố và tăng cường cái ý tưởng xấu về anh ta trong tâm thức ông chủ, làm bùng lên ngọn lửa tâm thế tức giận. Và xét trên bình diện lý luận thì chân lý của anh ta cũng sẽ bắt gặp quyền phủ quyết của ông chủ bởi một siêu lý là: “Mày lại dám dạy khôn ông ư?”, hoặc trắng trợn hơn: ”Ông sai đấy, thì đã làm sao? Mày định đem lý sự để chống lại ông phỏng?” Vậy là, trong thân phận kẻ tôi tớ thì dù tên hầu có dùng lý luận xác lập được cho mình một chỗ đứng hợp đạo lý trong không gian thực, thì chính hành vi lý luận đúng đắn đó lại là sự vi phạm luật chơi sâu sắc hơn trong không gian quyền lực.

Ở đây, cuộc đối thoại không phải là cuộc thẩm vấn trong toà án có luật pháp thẩm định, cũng không phải là cuộc đấu trí trong cuộc chơi có luật chơi bảo đảm công bằng, mà là một cuộc xua đuổi, truy kích của người trên với kẻ dưới, một cách triển khai quyền lực, một hình thức phát lộ tâm thế. Tâm thế chi phối cách nhìn, cách nhìn tạo ra lập luận và lập luận lại luôn luôn biến hóa khôn lường nhờ quyền lực luôn luôn đứng cao hơn các chuẩn mực thành văn hoặc bất thành văn. Đó là tấn bi kịch hài lý luận mà tên hầu đã bị ông quan đẩy vào.

Cái trớ trêu ở chỗ khi tên hầu chân thành suy nghĩ về đạo lý và đối chiếu những chuẩn mực đạo lý với hành xử của mình thì ông quan kia lại chỉ nghĩ về cái bánh rán mà thôi!

Hội giả trang của ý chí và quyền lực

Lý luận kiểu ông quan trong câu truyện trên đây tiêu biểu cho cơ chế hoạt động lý luận trong các xã hội phương Đông - nơi dường như các hoạt động lý luận có xu hướng vượt thoát khỏi những hình tướng ổn định của luật chơi khoa học để vong thân trong những hội giả trang của ý chí và quyền lực. Và như vậy, lý luận khó có thể là chỗ dựa của người dân để đòi quyền sống hay công lý. Vì muốn phân biệt đúng sai trong các cuộc tranh cãi nơi tòa án hay trên công luận, thì điều tiên quyết là chuẩn mực xem xét vấn đề phải rõ ràng và ổn định. Nhưng trong xã hội trọng tình, cảm tính và linh hoạt như xã hội Việt Nam thì các chuẩn mực xem xét mọi vấn đề phần lớn tùy thuộc vào con người cụ thể trong bối cảnh cụ thể.

Nhưng dù trong xã hội Việt Nam cho con người lý luận có lắc lư chảo đảo đến đâu thì cái quan niệm “một trăm cái lý không bằng một tý cái tình” vẫn là một quan niệm ổn định, giống như hòn bi dưới đáy con lật đật.

Trong Truyện Kiều có hai phiên tòa quan trọng thì cả hai đều xử theo tình. Ở phiên tòa thứ nhất xử vụ Thúy Kiều bỏ lầu xanh chung sống bất hợp pháp với Thúc Sinh, viên quan mặt sắt đen sì đã tuyên án trị tội Kiều rồi, vậy mà khi thấy Kiều quả thực có tài, người đại diện pháp luật “mặt sắt đen sì” này không ngần ngại phán quyết ngược lại, tha bổng cho Kiều và tuyên bố một luật chơi văn hóa cao hơn luật pháp:

"Đã đưa đến trước cửa công
Ngoài thì là lý song trong là tình"

Ở phiên tòa thư báo ân báo oán, “chính danh thủ phạm” Hoạn Thư lại được bà lớn Kiều tha bổng cũng chỉ vì Hoạn Thư kể lể chút tình đã giành cho bà lớn.

Chính cái quan niệm coi trọng tình cảm hơn lý lẽ đã khiến người Việt Nam không ưa kiện cáo, nhưng lại sa đà vào những cuộc đôi co vặt triền miên. Câu thành ngữ "kiến kiện củ khoai" chẳng phải và bằng chứng về tâm lý hoài nghi công lý của của cả một cộng đồng đó sao?

Cái tính ghét kiện cáo, hơn ghét bất công, ghét kẻ la làng hơn ghét kẻ cắp vẫn là một căn bệnh trầm kha trong tâm lý người Việt chúng ta hôm nay mặc dù chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dung một xã hội pháp quyền. Khi thấy dân tình kiện tụng các quan hay khuyên “Sao hai bên không ngồi lại với nhau đi?”. Lời khuyên chân tình đó bộc lộ một quan niệm đầy tính tương đối về chân lý, theo đó, những mâu thuẫn khiến người ta đưa nhau đến tụng đình không phải là những mâu thuẫn về định hướng tư tưởng có liên quan đến số phận của cả một cộng đồng, không phải là những chiến lược khoa học kỹ thuật có thể đưa đất nước lùi lại cả trăm năm…mà chỉ là mâu thuẫn giữa hai cá nhân vì những ấm ức liên quan đến quyền lợi hay danh dự nào đó có thể thu xếp được!

Cái quan niệm đơn giản và dung tục đó khiến người ta cư xử với những vụ kiện lớn vì đại nghĩa, những kiến nghị lớn vì quốc kế dân sinh…một cách vô trách nhiệm.

Những người kiên quyết kiện Vedan và các công ty hủy hoại môi trường như Vedan vì họ muốn có một môi trường sống lành mạnh cho hàng triệu con người, muốn các công ty vào đầu tư ở Việt Nam phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định về môi trường của Việt Nam. Những mục đích cao cả này xuất phát từ sự am hiểu về khoa học và tường tận về pháp lý, muốn thuyết phục họ rút đơn hay bác bỏ đơn của họ phải có sự đối thoại khoa học và pháp lý sòng phẳng, nghiêm chỉnh, không thể hòa giải theo lối khuyên nguyên đơn ngồi lại với bị đơn để thỏa thuận những điều kiện gì đó, trong khi vấn đề môi trường đe dọa quốc kế dân sinh trong những đơn từ kiến nghị kia vẫn con nguyên đấy! Nghĩa là, không thể phớt lờ khía cạnh khoa học và pháp lý của vấn đề, đem quyền lực ra đẻ xoay đảo chuẩn mực, thay đổi luật chơi theo kiểu ý chí luận, đánh bùn sang ao.

Chiếc bánh rán và siêu giải quyết

Xưa nay, người Việt chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm cái cốt lõi đời sống, cái tâm thế sinh tồn đằng sau những vấn đề phức tạp để giải quyết cái “căn nguyên của mọi căn nguyên” thay vì đối mặt với chính những vấn đề nan giải. Chúng ta hay nói, “rốt cục là”, “cốt tuý vấn đề là” , “thực chất là...”, “chung quy là....” chính là chúng ta đang làm cái thao tác giải mã của ông quan khi nói ra vấn đề cái bánh rán trong bữa tiệc kia. Chiếc bánh rán tung ra như một siêu giải quyết, đập tan mọi lý lẽ, xóa hết mọi ngụy biện, tên hầu dù đúng đến mấy cũng phải cúi đầu. Đó là dùng bản lĩnh hành động, "dằn mặt" để giải quyết sự bế tắc nan giải của bài toán lý luận mà lịch sử xã hội đặt ra.

Người ta vẫn nói rằng những bế tắc của lý luận chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Lịch sử hành động trong đời sống xã hội là như vậy đó!

Triết lý với cây búa đập vỡ các thần tượng của Nietzsche hay tư tưởng nói rằng “Vũ khí của sự phê phán không thể thay thế sự phê phán bằng vũ khí” của K.Marx tuy khác nhau về bản chất nhưng có cùng một định hướng ứng xử theo lối siêu giải quyết. Ta cần hiểu siêu giải quyết trong các tư tưởng của họ là siêu giải quyết trong phạm vi toàn xã hội và ở cấp độ những nhiệm vụ lịch sử của môt thời kỳ. Nếu áp dụng máy móc tư tưởng đó vào các việc cụ thể trong đời sống thì chỉ dẫm đến sự can thiệp thô bạo vào lô gích đặc thù cuả một lĩnh vực, đánh tráo vấn đề, xí xoá vô nguyên tắc dẫn đến những hành vi bạo lực vi phạm luật pháp và luật chơi, tương tự như người chơi cờ bị chiếu tướng, không gỡ được nước chiếu bí thì quay sang tát tai đối thủ hay cầm cả bàn cờ đập lên đầu anh ta.

Tình trạng đơn giản hoá, đánh tráo vấn đề, đánh tráo chuẩn mực, đánh tráo nhiệm vụ đẫn đến đảo ngược công tội, lẫn lộn trắng đen là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay, mà cơ chế ở chiều sâu của tâm thức là thói tuỳ tiện manh mún và thực dụng trong nhận định suy tư và lý luận. Lẽ ra phải bắt kẻ cắp thì lại kết tội kẻ la làng là gây ồn, lễ ra phải xem xét phân minh rành rọt là rõ đúng sai trong các quan hệ mâu thuẫn thì lại kêu gọi đoàn kết, bỏ qua....

Hậu quả của tâm thức ngại lý luận, sợ lý luận, lười lý luận, dùng các hành vi phi lý luận để phủ quyết bản thân hoạt động lý luận sẽ dẫn xã hội đến tình trạng hỗn loạn u mê trong tầng tầng ngộ nhận chân thành và nguỵ biện.

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More