MY' HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

12 thg 5, 2010

Quan điểm của một nhân viên thành công

Có nhiều người thăng tiến rất nhanh trên con đường sự nghiệp, nhưng cũng có không ít người mãi mãi chỉ dậm chân tại chỗ. Tại sao vậy? Bởi hai dạng người này khác nhau ở chỗ đó là: Quan điểm, thái độ làm việc.
Chúng tôi xin giới thiệu 10 quan điểm của một nhân viên thành công, hy vọng từ đây các bạn có thể rút ra được gì đó cho bản thân.

1. Tôi quyết định vận mệnh của mình
Nếu bạn luôn chờ đợi một điều gì đó thú vị đến với bạn cũng như sự nghiệp của bạn, có thể bạn sẽ phải chờ trong một khoảng thời gian dài, cũng có thể là chẳng bao giờ xảy ra. Những người thành công luôn tự quyết định số phận, tìm kiếm và tạo nên những điều thú vị cho chính họ. Vậy, hãy cố gắng suy nghĩ về sự nghiệp của mình theo một cách khác, bạn sẽ tạo nên bức đột phá cho sự nghiệp của bạn.

2. Mọi thứ đều có thể
Bạn nghĩ mình không có cách nào để sở hữu vị trí phó giám đốc. Nếu bạn suy nghĩ như vậy, thì đúng là bạn không thể leo đến vị trí đó. Hãy nhớ một điều, nếu bạn bạn nghĩ mình không thể, bạn sẽ không thể làm được. Luôn giữ vững quan điểm “tôi nghĩ mình có thể”.

3. Nhiệm vụ nào cũng cần hoàn thành tốt, dù là rất nhỏ
Bạn không biết khi nào bạn được chú ý. Đây là lý do tại sao khi làm gì bạn cũng nên làm đến nơi đến chốn. Bạn sẽ ghi điểm với sếp hơn nếu luôn làm việc chăm chỉ, và chú ý đến từng chi tiết. Vì vậy, nếu lần sau bạn có thấy công việc thật nhỏ nhặt và chẳng đáng quan tâm, hãy nhớ là có khi sếp đang quan sát bạn đấy.

4. Cần xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người
Tại sao bạn cứ phải nổi sung với các đồng nghiệp, trong khi bạn hoàn toàn có thể chan hoà với tất cả mọi người. Bạn nghĩ rằng chẳng có nghĩa lý gì khi xây dựng mối quan hệ với thư ký của sếp? Thế thì bạn đã nhầm to rồi. Hãy cư xử đẹp và xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người, biết đâu trong tương lai những mối quan hệ này lại có ích cho bạn.

5. Làm việc với một niềm đam mê
Nếu bạn làm việc như thể đó là việc bạn phải làm, không nhiệt huyết, không đam mê, chắc chắn kết quả công việc sẽ không như điều bạn mong muốn. Thực tế, công việc không hoàn toàn phù hợp với sở thích của bạn. Tuy nhiên, một nhân viên thành công luôn làm việc với một tình yêu đối với công việc, một sự nhiệt tình cho dù đó là việc gì.

6. Không chỉ là điều bạn biết, mà còn là cách bạn thể hiện
Quan hệ rộng rãi là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của một người, không chỉ là những người trong công sở mà còn hơn thế nữa. Bạn cần thiết lập cho mình những mối quan hệ chuyên nghiệp. Mời đồng nghiệp ra ngoài ăn trưa, tham gia các sự kiện, bữa tiệc sau giờ làm để mở rộng thêm các mối quan hệ.

7. Tôi có thể làm gì khác nữa?
Khi bạn có thể quyết định vận mệnh của mình, tức bạn phải tìm cách để cải thiện những kỹ năng, nâng cao đẳng cấp. Tình nguyện tham gia các dự án mới, học những kiến thức mới phù hợp thị trường, giúp đỡ đồng nghiệp sau giờ làm. Một nhân viên thành công không chỉ hoàn thành công việc của riêng mình và ra về, họ luôn tìm những cách thức mới để nâng cao kỹ năng và khẳng định mình.

8. Thất bại là mẹ thành công
Bạn có cảm giác một số người không bao giờ phải nếm mùi thất bại, sự thật là ai cũng mắc phải sai lầm. Sự khác biệt giữa những người thành công và không thành công chính là cách họ đối mặt và giải quyết thất bại. Những người thành công luôn vượt qua thất bại, rút ra bài học và tiếp tục vươn lên.

9. Tôi tự hào về bản thân
Bạn đang chờ đợi một ai đó trong công ty nhận ra tài năng và sự cố gắng của bạn? Không phải chờ đợi gì đâu, đã đến lúc tự thưởng cho mình một lời ca ngợi. Hãy đứng lên và nói về những thành tích cũng như những đóng góp của bạn cho công ty. Những người thành công luôn biết chỉ ra những thành tích của mình mà lại không có vẻ gì là khoe khoang.

10. Tôi luôn tìm kiếm những cơ hội mới
Đúng vậy, một thái độ lạc quan, tích cực, cầu tiến là yếu tố dễ nhận biết của một nhân viên thành công. Anh ta luôn để ý, lắng nghe, để tâm để tìm kiếm những cơ hội mới để thử sức và khẳng định mình. Có một sự thật là bạn không bao giờ biết được khi nào bạn sẽ khám phá ra một cơ hội có thể thay đổi cả sự nghiệp của bạn. Vì vậy đừng bao giờ ngừng tìm kiếm những cơ hội mới.

Có đam mê, có nghề vững chắc

Đại học không phải là con đường duy nhất - suy nghĩ không mới mẻ ấy không hẳn đã nhận được sự đồng thuận xã hội suốt thời gian dài. Nhưng nay xu hướng chọn học nghề của người trẻ đã bắt đầu được ủng hộ nhiều hơn...

Tại buổi giao lưu “Tài năng trẻ giỏi nghề” sáng 3-10, Thành đoàn TP.HCM đã tặng 40 máy tính để thành lập các điểm tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ và truy cập Internet cho các bạn trẻ tại các huyện ngoại thành của TP. Số máy tính này trích trong nguồn vận động từ chương trình “Máy tính cũ - tri thức mới”. Dịp này, Trường CĐ nghề iSpace đã trao tặng 26 suất học bổng học nghề bác sĩ thực hành máy tính (66 triệu đồng) cho các bạn trẻ khó khăn của một số quận huyện tại TP.HCM.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bạn trẻ tìm đến với buổi giao lưu tài năng trẻ giỏi nghề do Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) và Trường CĐ nghề iSpace tổ chức.


Nguyễn Phúc Hưng và Chu Tiến Dũng - hai huy chương vàng của hội thi tay nghề ASEAN, chứng chỉ nghề quốc tế tại Canada về công nghệ thông tin và thiết kế web - có mặt tại buổi giao lưu thoải mái và tự tin. Hưng đến với cuộc thi nghề chỉ vì nghe nói nếu được chọn đi thi sẽ ra Hà Nội, như vậy sẽ có cơ hội vào lăng thăm Bác, điều cậu từng mơ ước mà chưa làm được. Với Dũng, theo học hệ cao đẳng công nghệ thông tin chỉ vì không đủ điểm vào trường mình yêu thích: ĐH cảnh sát.

Theo học chính tại trường chuyên về mạng, Hưng đã chủ động tìm nơi học để trang bị thêm cho mình kiến thức về phần cứng, bởi cậu tự biết “khó có công ty nào lại trả lương cho người chỉ chuyên về mạng, người chỉ chuyên về phần cứng, như vậy sẽ không hiệu quả bằng một người biết cả hai kỹ năng đó”. Chủ động tìm đến Bệnh viện máy tính iCare để học nghề, tranh thủ cơ hội thực hành các tình huống, “trị bệnh” thực tế cho máy tính giúp Hưng tích lũy cho mình nhiều điều ở trường chưa biết hết. Dũng cũng thế, tốt nghiệp chuyên về phần mềm nhưng cũng đang mày mò theo đuổi thêm phần cứng chỉ vì “làm bác sĩ máy tính mà không trị được bệnh cho máy tính thì cũng không ổn lắm”.

Dũng chia sẻ: “Khi không vào được ĐH, chẳng có gì phải thất vọng vì sẽ còn rất nhiều chọn lựa phía trước, cứ khám phá và đi tới chắc chắn sẽ tìm được điều mình tìm”. “Cứ mạnh dạn theo đuổi và đầu tư hết mình cho nghề mình yêu thích chắc chắn bạn sẽ có kết quả tốt, quan trọng nhất là phải có đam mê” - Hưng nhắn nhủ.

Một câu hỏi gửi lên cho Hưng: “Hiện nay, các công ty thiết kế web mọc như nấm sau mưa, làm sao để cạnh tranh với đối thủ?”. Hưng bảo rằng không lo lắm chuyện cạnh tranh vì thật ra công việc này tại VN chỉ mới phát triển vài năm gần đây. “Quan trọng nhất với nghề thiết kế web là giao diện và code. Tôi luôn cập nhật các xu hướng mới về web của thế giới vì điều này gần như thay đổi hằng ngày” - Hưng cho biết. Trước câu hỏi “Để thành công với nghề lập trình cần yếu tố gì?”, Dũng trả lời: “Sự nhanh nhạy, khả năng sáng tạo, thông minh thôi chưa đủ mà còn phải thật sự đam mê, yêu và chuẩn bị tâm lý vì áp lực công việc khá cao”.

Ông Tạ Văn Doanh - tổng biên tập báo Giáo Dục TP.HCM - cung cấp thông tin về chương trình học bổng “Nhất nghệ tinh” mà ba tờ báo: Giáo Dục TP.HCM, Tuổi Trẻ, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cùng phối hợp thực hiện. Ông thông tin: “Dù khó đáp ứng hết mọi nhu cầu nhưng nếu bạn có đam mê, thật sự yêu thích và muốn học một nghề nào đó, cứ mạnh dạn gửi hồ sơ cho chúng tôi để làm ứng viên xin học bổng”.
QUỐC LINH

Tầm thường và thanh cao

Chọn người để kết nối, hợp tác làm việc... nên theo những tiêu chí nào về cảm xúc? Những dấu chỉ khác biệt nào về cảm xúc nói lên bản chất nhân văn của đối tác?

Thời gian gần đây, trên thị trường lao động bậc cao, giới săn đầu người (head hunter) chú trọng lựa chọn nhân sự theo các tiêu chí của EQ (Emotional Quotient - chỉ số cảm xúc). Không như chỉ số IQ đơn thuần đo lường về trí lực, EQ ngoài việc đo cảm xúc còn đo cả tâm lực và trí lực dưới dạng trí tuệ của tâm hồn hoặc thông minh trong cảm xúc (Emotional Intelligence).

Một cuộc thăm dò của công ty tư vấn quản lý hàng đầu thế giới A.T.Kearney cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp (và cả những nơi mai mối tình duyên) đã lo thu hút đầu tư chủ yếu bằng chỉ số EQ. Trên tất cả, họ coi trọng cái tâm của con người khi lựa chọn nhân sự đối tác.

Qua thực tiễn đối chứng khi chọn người, dùng người đạt hiệu quả thấp hoặc cao, giữa các nhà tâm lý, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp đã có sự trùng hợp khi đưa ra các tiêu chí phân loại và đánh giá nhân sự. Theo đó, họ vạch rõ sự khác biệt giữa người tầm thường và người thanh cao về mặt cảm xúc trong ứng xử và trong công việc. Từ sự khác biệt ấy sẽ dẫn tới chất lượng và hiệu quả thấp hay cao khi hợp tác.

Dưới đây là 10 tiêu chí khác biệt, họ căn cứ vào đó để đào thải hay lựa chọn người:

1. Người tầm thường dễ nổi giận.
Người thanh cao biết kiềm chế.

2. Người tầm thường khoái nhìn hình thức.
Người thanh cao muốn biết nội tâm.

3. Người tầm thường thích danh xưng bên ngoài.
Người thanh cao chú trọng đến thực chất.

4. Người tầm thường ưa định kiến, cố chấp.
Người thanh cao biết khoan dung, rộng lượng.

5. Người tầm thường coi nụ cười là xa xỉ.
Người thanh cao xem nụ cười là thân thiện.

6. Người tầm thường thích hoài niệm và ôm chặt quá khứ.
Người thanh cao thích nỗ lực để hướng tới tương lai.

7. Người tầm thường vô cảm khi thì giờ trôi qua.
Người thanh cao bức xúc khi thì giờ bị chết.

8. Người tầm thường tìm lạc thú khi hưởng thụ.
Người thanh cao tìm khoái cảm khi cống hiến.

9. Người tầm thường mua sắm những thứ mình ưa thích.
Người thanh cao chỉ mua những thứ mình rất cần.

10. Người tầm thường kín đáo xài “chùa” tài sản chung.
Người thanh cao lặng thầm vun vén cho công quỹ.

Những cảm xúc tiêu cực (như nổi giận, đố kỵ, hiềm khích...) bao giờ cũng gây áp lực đẩy EQ xuống rất thấp. Còn cảm xúc nào có tác dụng thăng hoa EQ mạnh nhất? Bill Gates - người khai sinh Tập đoàn Microsoft - đã cho ta lời đáp khi ông nói chuyện với sinh viên ĐHBK Hà Nội năm 2006. Bill Gates khẳng định: “Làm bất cứ việc gì với niềm say mê miệt mài nhất, dốc hết khả năng cao nhất... cho những ai ta có thể, với những gì ta có thể và ở nơi nào ta đang sống. Đó là cảm xúc sống, cũng là phương châm sống rất EQ của những người... biết sống”.

Nhà nghiên cứu tâm lý QUANG DƯƠNG

Kỹ năng liên quan của bạn là gì?

Kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp là hai yếu tố quan trọng nhất giúp bạn tìm việc thành công, đặc biệt khi công việc mới này thuộc một ngành nghề khác. Trước khi chuyển đổi nghề nghiệp hay quyết định gởi hồ sơ ứng tuyển, bạn cần chắc chắn mình có những kỹ năng cần thiết cho công việc mới và có thể chứng minh điều này một cách thuyết phục trứơc nhà tuyển dụng (NTD) tương lai.

Những kỹ năng liên quan (transferable skills) vô cùng quan trọng. Trước khi chuyển nghề, bạn cần xác định những kỹ năng hiện hữu nào có thể phù hợp và sử dụng được trong nghề nghiệp mới.

Kỹ năng liên quan giữa các nghề nghiệp là gì?
Kỹ năng liên quan giữa các nghề nghiệp là những kỹ năng bạn đạt được từ quá trình làm việc và trong cuộc sống mà bạn có thể sử dụng chúng trong công việc hay nghề nghiệp mới.

Kỹ năng liên quan giữa các nghề nghiệp bao gồm kỹ năng cá nhân (như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm…), kỹ năng chuyên môn (thiết kế web, lập trình, sửa chữa máy móc…) và kỹ năng phân tích (nghiên cứu, phân tích, tài chính, thống kê…). Bên cạnh những kỹ năng cụ thể còn có những kỹ năng tổng quát. Những kỹ năng này có thể sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, quản lý dự án…

Đâu là kỹ năng liên quan của bạn?
Cách tốt nhất để xác định bạn đang có những kỹ năng liên quan nào là so sánh công việc hiện tại với công việc bạn đang nhắm đến trước khi chuyển nghề. Hãy liệt kê những đặc điểm, yêu cầu về năng lực và phạm vi trách nhiệm của công việc mới và cũ. Tiếp theo, so sánh hai danh sách này và cố gắng xác định những kỹ năng chung và có thể hữu ích trong cả hai công việc.

Đôi khi việc thay đổi nghề nghiệp cần đến những kỹ năng khác bên ngoài công việc của bạn. Vì thế bạn nên lập danh sách những kỹ năng bạn đã thu nhận được từ cuộc sống thường nhật và xác định những kỹ năng nào phù hợp với công việc mới.

Một khi xác định được những kỹ năng nghề nghiệp liên quan giữa nghề nghiệp mới và cũ, bạn cần chứng minh với NTD là chúng đáp ứng được yêu cầu của công việc đề ra; dẫn chứng bằng những ví dụ cụ thể về những lợi ích mà những kỹ năng này sẽ đem đến cho NTD.

Cuối cùng, bạn đừng quên giới thiệu những kỹ năng này trong hồ sơ tìm việc của mình (tất nhiên là kèm theo những ví dụ dẫn chứng cụ thể). Một bộ hồ sơ ấn tượng như thế sẽ giúp bạn gia tăng cơ may thành công khi chuyển đổi nghề nghiệp.

(Theo careeroverview.com)

Dũng khí không thể thiếu cho dân văn phòng

Công việc cũng như một trong những thách thức phải đối mặt hàng ngày. Chỉ lơ là hay thiếu quyết tâm là dân văn phòng sẽ thất nghiệp như chơi. Do đó, cần tạo dựng cho mình sự quyết tâm, lấy nó làm dũng khí để chinh phục và thành công trong công việc

Dưới đây là những dũng khí không thể thiếu cho dân văn phòng, đặc biệt là những nhân viên mới.

1. Thách thức với thực tế

Hàng ngày làm cũng một công việc, đi đến cùng một nơi, gặp cùng một vài cơ số người… khiến bạn buồn chán, nản lòng, mất hứng thú làm việc cũng như thiếu sự nhạy bén trong xử lý các tình huống thường nhật do ảnh hưởng của công việc.

Do đó, cần phải tạo dựng cho mình thói quen thách thức với thực tế, dù công việc có áp lực hay nhàm chán đến đâu cũng “ngạo nghễ” trên đôi chân của mình, lạc quan tin tưởng thành công ở phía trước.

2. Không ngừng vươn cao

Đây không chỉ đơn thuần là vươn cao trong thành tích công việc mà cái cốt yếu là bạn đạt được những giá trị tinh thần: tình đồng nghiệp hữu hảo, sếp yêu quý, tâm lý thoải mái…

Ý chí tiến thủ sẽ thôi thúc bạn không ngừng phấn đấu, coi công việc như một phần tất yếu của cuộc sống từ đó cảm nhận niềm vui, hạnh phúc về mọi phương diện của cuộc sống do những thành công trong công việc khúc xạ trở lại.

3. Dám làm dám chịu

Đừng lầm tưởng nơi công sở sẽ có cảnh” cha chung không ai khóc”, thất bại của riêng bạn cũng đồng nghĩa với sự tổn hại về doanh thu cũng như uy tín của công ty. Do đó, đã dám nhận trọng trách thì phải cố gắng hết sức để hoàn thành, dù thất bại, cũng nhanh chóng nhận sai lầm và sửa chữa. Đừng cậy mình được ưu ái hay tài năng xuất chúng mà bảo thủ, không chịu tiếp thu ý kiến của mọi người.

4. Thứ tha cho người khác

Đây là điều vô cùng khó khăn mà không phải ai cũng làm được. Công việc hàng ngày không tránh khỏi những “va chạm” với khách hàng, với đồng nghiệp, nếu khôn xử lý triệt để những vấn đề trên kịp thời thì những băn khoăn, bực dọc sẽ “chất đống” dồn ép tinh thần bạn, stress là điều khó tránh khỏi.

Do đó, cần học cách thứ tha cho người khác cũng như khoan dung với chính bản thân mình. Hãy thương lấy chính sức khỏe của mình cũng như biết cách quan tâm mọi người. Tha thứ là cầu nối vững chắc cho tình đồng nghiệp thêm sâu sắc, hữu hảo.

5. Khắc phục mọi khó khăn

Đừng nề hà hay phàn nàn khi gặp khó khăn. Điều đó chỉ chứng tỏ duy nhất một điều là bạn thiếu năng lực, đang sợ hãi trước những thách thức đặt ra.

Chỉ cớ tinh thần khắc phục mọi khó khăn, vươn đến những điều tốt đẹp thì thành công của bạn mới thực sự hoàn chỉnh. Quyết tâm không bao giờ là thừa cho những ai có ý chí tiến thủ, mong muốn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.

6. Không ngừng học hỏi, “nạp” kiến thức

Đây là cách duy nhất để bạn không bị tụt hậu, bị “đá” ra khỏi hàng ngũ những con người ưu tú. Thời thế luôn biến chuyển từng phút giây, nếu không tranh thủ lúc còn trẻ mà góp nhặt kiến thức, khi nhận ra e rằng đã quá muộn.

Cần chia đều sự quyết tâm, dũng khí này cho từng giai đoạn. Bởi nếu chỉ tập trung học hỏi lúc trẻ, lúc bắt đầu công việc thôi chưa đủ, càng về sau này, khi đã trở thành “lão làng” trong nghề càng cần phải học hỏi, trau dồi nhiều kiến thức hơn. Điều đó không những có lợi cho sự nghiệp của bạn mà còn mang lại trí nhớ, sự minh mẫn, sức khỏe tốt khi cao tuổi.

7. Kiên trì, nhẫn nại

Dũng khí không thể thiếu của dân văn phòng. Những giờ làm việc tưởng chừng như dài vô tận với bao áp lực, nếu không có tính kiên trì, nhẫn nại e rằng công việc ấy khó “kết duyên” với bạn.

Hơn nữa, những mối quan hệ xã giao nơi công sở cũng đòi hỏi mỗi người phải có sự nhẫn nại cao độ. “ Cái lý bằng tý cái tình”, tình cảm là vấn đề nhạy cảm và khó giải quyết êm thấm nhất, do đó cần thông minh, thận trọng và học cách nhẫn nại trong xử lý mọi vấn đề.

Bản lĩnh nghề của người “nghe chửi”

“Dân Call Center chúng tôi mắc bệnh… sợ rất nhiều thứ như sợ nghe tiếng chuông điện thoại, sợ phải cầm điện thoại, sợ cả cái màn hình vi tính”, một người trực tổng đài chăm sóc khách hàng thừa nhận.

Trong một căn phòng được chia ô như ở quán internet, hàng chục thanh niên nam nữ ngồi san sát, mắt lo âu đăm đăm nhìn máy tính, miệng liên tục thì thầm vào điện thoại, mồ hôi vã ra trên trán, tay run run cầm ly nước chực đưa lên miệng… Đó là nơi làm việc của những người trong nghề "làm dâu trăm họ".


“Nghề nghe chửi” là cái tên “nôm” do chính những người làm nghề đặt ra cho bộ phận trả lời điện thoại của các công ty cung cấp dịch vụ mạng, trò chơi, viễn thông…

Nếu không gặp sự cố, có lẽ chẳng ai muốn bấm điện thoại để gọi đến call-center. Mỗi khi như thế, người gọi luôn mang một tâm lý bức xúc và coi người nhận điện thoại ở đầu dây bên kia “chắc chắn là đại diện của bên gây ra lỗi lầm”. Và đương nhiên nội dung của những cuộc trò chuyện sẽ mang đầy sắc thái của sự bức xúc cần được giải tỏa…

Trung bình một nhân viên trực điện thoại của công ty cổ phần tập đoàn Vina (VNG – một công ty chuyên về dịch vụ web và game online) mỗi ngày trả lời hơn 70 cuộc điện thoại như thế trong ca làm việc 8 tiếng đồng hồ. Nghĩa là, cứ trung bình 6 phút, chuông của họ sẽ reo lên một lần. Nhưng trên thực tế, không phải cuộc gọi nào cũng có thể giải quyết trong khoảng thời gian ít hơn 6 phút để họ có thể nghỉ ngơi…

Thêm vào đó, họ còn phải viết thư trả lời những khách hàng chưa thể giải quyết ngay hoặc gọi điện lại sau khi có câu trả lời chính thức. Đó là chưa kể, mỗi khi có dịch vụ bị lỗi, hoặc có sự kiện khuyến mại, số lượng điện thoại trở thành “bão” và trở thành nỗi kinh hoàng của những người "bị nghe chửi."

“Bình thường mỗi tuần chúng tôi nhận được khoảng hơn 22.000 cuộc gọi. Nhưng mỗi khi ‘có bão’, con số có thể gấp rưỡi hoặc gấp đôi như thế. Trong khi số người nghe điện thoại trong mỗi ca trực chỉ là vài chục”, Vy, người quản lý một nhóm trực của VNG, khẳng định.

Thần kinh… chai lỳ

“Nếu không có bản lĩnh, người ta khó có thể trụ lại ở các Call Center. Theo quan sát của tôi trong 5 năm làm việc ở lĩnh vực này, mỗi nhân viên nghe điện thoại chỉ có tuổi nghề từ 1,5 đến 2 năm là tối đa. Thực tế là sau khoảng hơn một năm là nhân viên có vẻ đuối, mệt, không còn nhiều hứng thú, khả năng chịu áp lực yếu đi do căng thẳng vì bị ‘chửi’ nhiều. Sau khoảng thời gian đó, nhiệt huyết của họ không còn được như những ngày đầu và hầu hết đều xin nghỉ hoặc chuyển qua các bộ phận khác làm việc”, Trí, một đồng nghiệp của Vy, cho biết.

Nhân viên làm việc ở các tổng đài điện thoại có vô vàn những “rối loạn” cần phải trải qua. “Bệnh nghề nghiệp mà chúng tôi hay mắc nhất là sợ. Dân Call Center sợ rất nhiều thứ như sợ nghe tiếng chuông điện thoại, sợ phải cầm điện thoại, sợ cả cái màn hình vi tính”, Trí nói. “Trong giờ làm việc, vào nhà vệ sinh thư giãn mà có điện thoại gọi đến di động là thỉnh thoảng chúng tôi cũng như một cái máy, áp sát vào tai và miệng thì dõng dạc ‘Hỗ trợ khách hàng VNG số 23 xin nghe’… nghe đầu kia nói ‘Trí à, má đây’ vẫn lắp bắp, ‘Xin lỗi, sao cơ ạ?’. Đó là những tình huống mà hầu như nhân viên trực điện thoại nào cũng mắc phải vài lần”.

Dù đã được chuẩn bị tâm lý rất tốt qua các khóa đào tạo và qua cả kinh nghiệm làm nghề, nhưng nước mắt là thứ có thể… đong được đối với nhân viên Call Center, đặc biệt là từ những cô gái trót mang cái duyên với nghề.

“Có lần khách hàng gọi lên không chửi thề, không tục tĩu gì hết, chỉ nói những câu làm mình đuối lý không thể giải thích được gì hơn. Cuối cùng khách hàng nói: 'Anh biết em cũng chỉ là nhân viên mà thôi, nhưng anh không nghĩ ba mẹ em có em ăn học để đi làm cái nghề nghe người ta chửi rồi cúp máy'. Nước mắt tôi tự nhiên tuôn ra như mưa. Những đồng nghiệp xung quanh biết chuyện cũng chỉ mỉm cười và nói: ‘Công việc mình như vậy rồi, đừng buồn mà hãy lấy đó để cố gắng hỗ trợ khách hàng tốt hơn và không chửi mình nữa’. Đó là kỷ niệm của ngày mới vào nghề của tôi. Bây giờ thì quen rồi, chúng tôi hiểu được cái khó của nghề, và là cái nghiệp của mình nên chỉ biết vượt qua và bước tới”, Vy kể lại một trải nghiệm.

“Áp lực đến nỗi ngất đi thì chưa thấy, nhưng việc chị em bật khóc thì thường xuyên diễn ra, rồi khản tiếng, bức xúc xin nghỉ phép, sợ đến nỗi muốn trốn việc, một ngày đi toilet đến hơn chục lần chỉ vì liên tục uống mười mấy ly nước để giảm căng thẳng bởi hầu hết khách hàng khi bức xúc đều không còn hiền nữa, có người còn lôi cả cha chú cô dì ra để chửi… dù trước khi mào đầu, họ đều nói trước ‘xin lỗi em, anh không nói em, mà anh nói bên kỹ thuật cơ’. Nhận khoảng 10 cuộc gọi liên tục như thế có thể đã khiến thần kinh người nghe không còn đủ tỉnh táo để giải quyết chu đáo nữa rồi”, một người quản lý của trung tâm cho biết.

Niềm hạnh phúc của những người… bị chửi


Chính trong những thử thách khó khăn của nghề, mỗi lần gỡ rối được vấn đề của khách hàng là mỗi lần người trực điện thoại lại tìm thấy cho mình niềm hạnh phúc – niềm hạnh phúc đến từ chính những người… hay trút bức xúc vào tai họ.

“Cách đây không lâu, có một khách hàng bị mất nhân vật trong trò chơi online và gọi lên nhờ Call Center của VNG phục hồi. Tôi chỉ làm theo quy trình là tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và gửi đến bên kỹ thuật của game” - Vy kể - “3 ngày sau, một đồng nghiệp báo có khách hàng muốn tìm bằng được tôi. Khi tôi nghe máy, người khách đó trò chuyện với tôi như thể với người bạn tri kỷ vậy, anh ấy cảm ơn vì nhân vật trong game đã được phục hồi, rồi kể về quá trình chơi game, kể về tâm huyết anh dành cho nhân vật đó, vì sao anh đặt tên cho nhân vật đó và về cả chuyện nếu mất nhân vật chắc anh không sống nổi. Điều đó làm tràn ngập trong tôi cảm giác tự hào, hãnh diện dù tôi chỉ làm công việc là báo cho kỹ thuật chứ tôi đâu có giúp trực tiếp khách hàng. Niềm vui đó chính là những gì nuôi dưỡng chúng tôi tiếp tục với nghề”.

Chẳng được cảm ơn, nhưng niềm vui mà Trí có được cũng không hề kém nồng ấm so với câu chuyện của Vy. Theo lời kể của Trí, có lần cả đội của anh tối nào nào cũng bị một em bé “khủng bố” qua điện thoại. Trong suốt hơn 10 ngày, ngày nào cũng đều đặn vào khoảng 6h tối là em bé lại gọi đến và tìm cách trò chuyện với nhân viên call center không dưới 30 phút đồng hồ. Điều đáng nói nằm ở chỗ, những câu hỏi của bé rất dễ thương nhưng lan man, hỏi hết mọi thứ từ chương trình TV, phim hoạt hình, truyện tranh… nhưng tuyệt nhiên không liên quan gì đến game.

“Em bé đó lần lượt nói chuyện với tất cả các nhân viên của Trí, ai cũng sợ và cuối cùng chuyển của cho tôi”, Trí nói. “Tỉ tê một lúc tôi biết hóa ra cậu bé đó phải ở nhà một mình. Ba má đi làm tối hết nên bé buồn và bấm điện thoại chỉ để được nói chuyện. Thế là tôi an ủi bé là các anh chị trực điện thoại đều bận hết, nên không có thời gian nói chuyện với bé và dạy bé cách chat qua mạng. Thế là em bé từ đó không khủng bố điện thoại nữa mà chỉ thỉnh thoảng tán gẫu với các anh chị em trong nhóm qua Yahoo thôi. Cả nhóm không bị ‘khủng bố’ nữa mà em bé có thêm rất nhiều người bạn sẵn sàng tư vấn mọi thứ cho em khi cần”.

Ở Việt Nam hiện nay, hầu như hãng cung cấp dịch vụ nào cũng đã có trung tâm trả lời điện thoại. Nghề trực tổng đài đang ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng trong vai trò chăm sóc khách hàng của các chiến lược kinh doanh. Nhưng có lẽ phải còn rất lâu nữa, khái niệm “nghề nghe chửi” mới bị lãng quên để thay bằng những cụm từ… dễ nghe hơn trong từ điển tiếng Việt.

Câu chuyện tiều phu đốn gỗ

Ngày xửa ngày xưa có một anh tiều phu rất khỏe đến xin việc ở chỗ của một thương gia buôn gỗ lớn. Người thương gia đã nhận anh ta.


Lương anh tiều phu khá cao và điều kiện làm việc cũng tốt nên anh cảm thấy mình cần phải làm việc thật chăm chỉ để xứng đáng với những gì được trả.

Ông chủ đưa cho anh chàng tiều phu một cái rìu và chỉ cho anh khu vực làm việc.

Ngày đầu tiên anh chàng mang về được 18 cây gỗ.

“Xin chúc mừng! Cứ thế phát huy nhé!” Người thương gia vui vẻ.

Lời của ông chủ như một lời khích lệ đến chàng tiều phu, anh thậm chí còn làm việc chăm chỉ hơn vào ngày hôm sau nhưng chỉ mang về được 15 cây gỗ. Ngày thứ ba anh càng cố gắng hơn nữa nhưng cũng chỉ mang về được có 10 cây. Càng ngày anh càng mang về ít hơn.

“Có lẽ mình đã bị yếu đi rồi!” Anh chàng tiều phu nghĩ. Anh đã đến chỗ ông chủ để xin lỗi và nói rằng anh không hiểu có chuyện gì đang xảy ra.

Người thương gia liền hỏi: “Lần cuối cùng anh mài chiếc rìu của mình là bao giờ?”

“Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để làm việc đó vì lúc nào cũng bận rộn chặt cây…”

Qua câu chuyện "Tiều phu đốn gỗ" các bạn suy nghĩ thế nào về mình, về công việc ... Chúc các bạn làm việc tốt và hiệu quả hơn.

Nguồn: Sức Trẻ Việt Nam

Những đặc điểm để trở thành “nhân viên tiềm năng"



Bạn luôn tự hỏi không hiểu trong mắt sếp “nhân viên tiềm năng” là người như thế nào? Làm thế nào để trở thành nhân viên tiềm năng?. Đó là những nhân viên thường có 10 đặc điểm sau:

Có mục tiêu rõ ràng

Sếp đặc biệt ưu tiên cho những nhân viên có mục tiêu rõ ràng và phù hợp với hướng phát triển của công ty. Tình trạng này tồn tại trong 98/100 nhân viên, khi không hài lòng với hiện tại nhưng không có cách để thay đổi tình hình, lí do chính là họ không có một mục tiêu rõ ràng. Vài trò chính của thiết lập mục tiêu chính là giúp họ nói lên sự bất mãn, ươm mầm lực lượng và khuyến khích họ làm việc

Vui lòng giúp đỡ đồng nghiệp

Trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày, chúng ta không tránh khỏi lúc khó khăn, hãy nhớ rằng: giúp đỡ đồng nghiệp chính là mở đường cho riêng mình. Bất kì sự giúp đỡ nào cũng đáng quý. Trợ giúp đồng nghiệp không chỉ giành được sự tôn trọng của họ, mà còn thể hiện được khả năng của mình với sếp.

Dám thử thách và sáng tạo

Sức mạnh của công ty chính là sự sáng tạo và đổi mới, hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều đặt sự “sáng tạo” là tiêu chí quan trọng quá trình tuyển dụng nhân viên. Ý tưởng mới và sự sáng tạo của nhân viên mang lại ích lợi to lớn cho công ty, đồng thời nhận được sự trọng dụng và trở thành nhân viên tiềm năng trong mắt sếp.

Sự hợp tác và làm việc theo nhóm

Sếp quý trọng những người biết phân công công việc rõ ràng và hợp tác chặt chẽ. Phân công rõ ràng giúp người làm ra thành tích vượt trôi và nâng cao hiệu quả công việc; hợp tác tốt mang lại quyền lực lớn để thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn. Vì thế sếp thường mong muốn công ty làm việc với sự hợp tác. Thường xuyên làm việc theo nhóm và hợp tác với các đồng nghiệp giúp theo đuổi thành tích cao hơn, thành công hơn và sẽ được sếp đánh giá cao.

Thích ứng với môi trường cạnh tranh

Trong sự cạnh tranh khốc liệt tại doanh nghiệp, “ công bằng ” chỉ có hiệu quả trong tình huống không bị vi phạm, như vậy mới trở thành nguyên tắc của doanh nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp đều thành lập cơ chế loại bỏ thích hợp trong chính nội bộ. Mặc dù loại bỏ là rất khốc liệt, nhưng cần thiết và buộc nhân viên phải thích ứng. Nếu bạn than phiền vì bị giáng chức hay tiêu cực thì sếp sẽ đánh giá thế nào? Ngược lại, những nhân viên cho dù thành tích kém hay phát triển không thuận lợi nhưng vẫn làm việc nỗ lực thì chắc chắn sếp sẽ cho bạn cơ hội thăng tiến.

Vui vẻ phục tùng

Trong công ty, sếp và nhân viên luôn ở vị trí mất cân bằng. Bill Gates từng nói: cuộc sống là không công bằng, hãy học cách chấp nhận nó. Những vị trí khác nhau trong công ty chính là một biểu hiện của sự không công bằng. Sếp có quyền thưởng, phạt; nhân viên ngoài bỏ việc thì không còn quyền gì khác. Là một nhân viên, bạn phải học cách phục tùng, chấp hành chính sách mà sếp đưa ra, cho dù bạn có năng lực cũng cần nhớ rằng phục tùng luôn là điều cần có và sếp thường thích những nhân viên như vậy.

Làm việc hết sức

Sếp luôn là người sáng suốt và thông minh, họ muốn nhân viên có năng lực, làm việc hiệu quả. Thái độ làm việc là một máy nhân bản, làm việc chăm chỉ, sớm muộn bạn sẽ được thăng tiến. Không nên cho rằng sự cố gắng của mình sẽ bị người khác coi nhẹ; khi bạn làm việc nghiêm túc chắc chắn sếp sẽ biết.

Phát hiện và khai thác ý nghĩa công việc

Giá trị công việc quyết định khả năng làm việc của bạn. Khi biết được ý nghĩa của công việc bạn sẽ khai thác được giá trị bản thân, giá trị của bạn chính là động lực để sếp tiếp tục sử dụng bạn.

Chủ động nâng cao giá trị công việc

Sếp quyết định tiền lương, còn giá trị công việc quyền quyết định nằm trong tay bạn, không có tốt nhất chỉ có tốt hơn, nôi dung công việc là có hạn nhưng khám phá công việc là vô hạn, hoàn thành công việc một cách tốt nhất bạn sẽ thể hiện được giá trị khác người của chính mình.

Đặt công ty lên hàng đầu

Luôn đặt công ty lên đầu, sự nỗ lực của bạn sẽ không bao giờ là dư thừa. Mang lại lợi ích cho công ty chính là mang lại lợi ích cho bản thân và nâng cao giá trị của mình. Hãy nhớ rằng bạn lo cho công ty, sếp sẽ lo cho bạn

Nguyên tắc vàng khi tiếp xúa khách VIP

Nếu bạn đang chờ đợi việc ký kết hợp đồng hoặc hướng đến một cuộc hẹn cùng một khách hàng cá nhân rất “nặng ký”, hãy chuẩn bị thật kỹ tác phong và tuân theo những nguyên tắc sau để tỏ ra hơn hẳn mọi đối thủ khác mà vị khách VIP kia từng được họ mời mọc.

1. Nguyên tắc thứ nhất: Quý trọng thời gian

Những vị khách VIP luôn rất bận rộn và những người gác cửa sẽ ít khi cho phép bạn vào sớm hơn thời điểm hơn trước. Nếu phải đợi chờ lâu thì điều ấy có thể sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi. Rất hợp lý nếu bạn trích ra một khoảng thời gian cần thiết để đến sớm hơn chuẩn bị tinh thần cho buổi gặp mặt và đừng đến trễ. Nhưng nếu đến quá sớm tốt hơn hay dạo quanh những quán cà phê ở góc đường hơn là tiến thẳng vào khu vực tiếp tân. Bạn chỉ nên thông báo với người tiếp tân vào thời điểm trước cuộc hẹn hai, ba phút.

Một khi đã vào gặp khách, cần nhớ tôn trọng thời gian của họ. Nếu chỉ được sắp xếp mười phút cho cuộc gặp này, bạn phải làm được một trong hai điều sau: hoặc bước ra, hoặc trả lời các câu hỏi. Nếu đang hồi đáp những thắc mắc của khách hàng, cần chú ý đến con số mười phút bạn có và báo với khách biết rằng bạn sẽ hân hạnh để trả lời tất cả mọi quan tâm của người ấy nếu có thể có thêm vài phút.

2. Nguyên tắc thứ hai: Đừng kể với khách nghe về lĩnh vực kinh doanh của họ

Khách sẽ chẳng cần quan tâm bạn đã làm việc trong lĩnh vực này bao lâu. Đừng làm khách cảm thấy khó chịu bằng cách tuyên bó rằng giải pháp bạn cung ứng sẽ giúp cách tân hoàn toàn cỗ máy hoạt động của doanh nghiệp người ấy. Những vị khách VIP rất không ưa nghe những điều như thế.

3. Nguyên tắc thứ ba: Cung cấp cơ sở số liệu cho khách hàng

Đây là một câu hỏi rất khôn ngoan của khách VIP: “Anh khác biệt hơn hẳn các đối thủ khác ra sao?”. Nếu ban nói rằng bạn không muốn nói xấu đói thủ, xem ra chính bạn đã chống là công việc bán hàng của mình.
Khi gặp phải câu hỏi ấy, khách không hề có ý yêu cầu bạn nói xấu đối thủ, mà chỉ kỳ vọng bạn sẽ biết cả về sản phẩm của các đối thủ trên thị trường. Câu trả lời đúng là cung cấp cho ông ta thấy những chi tiết cụ thể nào trong sức mạnh doanh nghiệp bạn vượt hơn kẻ khác. Chính chi tiết ấy sẽ cho khách biết ban thật sự chuyên nghiệp.

4. Nguyên tắc thú tư: Ghi chú

Có một cổ ngữ Trung Hoa: “Một văn bản viết mơ hồ nhất vẫn mạnh hơn một trí nhớ cừ khôi”. Trừ phi bạn có được một trí nhớ cực nhạy, hãy chuẩn bị ghi nhớ những thông những thông tin cần thiết hoặc các ý kiến của khách. Đừng để khách phải đọc lại danh tính, địa điểm hoặc các thống kê số liệu, chỉ vì bạn không nhớ được.
Ngoài ra, ghi chú đáng được xem là một biểu hiện của sự tôn trọng người nói. Nó cũng mang ý nghĩa rằng bạn có thể chỉ cần nghe những chia sẻ từ họ với một lần duy nhất và họ có thể tin tưởng bạn vào điều ấy.

5. Nguyên tắc thứ năm: Tiên đoán được điều khách hàng cần

Điểm mẫu chốt tạo nên nguyên tắc cuối cùng này là đừng để vị khách VIP phải ghi chép những gì bạn nói. Một khi phần trình bày đã hoàn tất, hãy để lại cho khách một văn bản có nội dung súc tích, thực tế, có cấu trúc rõ ràng, tóm tắt lại toàn bộ những thông tin bạn vừa trao đổi.

Kết quả các khảo sát cho thấy không quá mười phần trăm các nhân viên bán hàng thực hiện được những nguyên tắc kể trên. Vì vậy, dù nghĩ mình đã vững tin trong hoạt động tiếp thị bạn hãy kiểm tra lại xem mình đã thực sự nhuần nhuyễn năm nguyên tắc đó chưa.

11 yếu tố tạo nên thành công

Thành công không phải là điều dễ dàng. Bạn cần nhiều yếu tố để đạt được đó. Rất may là bên cạnh các nhân tố bẩm sinh, bạn vẫn có thể tự bồi dưỡng và học hỏi một số kĩ năng khác.

Dưới đây là 11 nhân tố giúp bạn tạo nên thành công:

1. Sự tự tin

Sự tự tin là niềm tin không thể lung lay vào khả năng của bản thân, dựa trên sự hiểu biết về thực tế hoàn cảnh của mình. Đây không phải là yếu tố bẩm sinh và bạn chỉ đạt được nó sau một quá trình tích luỹ kiến thức. Có tự tin bạn sẽ được ngưỡng mộ và trở thành tấm gương cho người khác.

2. Sự tò mò

Là người tò mò, bạn háo hức được tìm hiểu và học hỏi, luôn luôn thể hiện sự hứng thú và đưa ra sự tập trung đặc biệt tới những điều chưa rõ ràng. Câu nói quen thuộc của bạn là: "Tôi muốn biết thêm về…".

3. Sự quyết đoán

Sự quyết đoán là yếu tố quan trọng để tiến tới thành công bởi đôi khi chỉ vì chút chần chừ, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội lớn. Người quyết đoán cần có sự nhanh nhạy, nhanh chóng phân tích vấn đề, nhanh chóng đưa ra một sự lựa chọn và hành động. Người quyết đoán quyết định ngay cả khi chưa có đủ thông tin mình cần.

4. Sự đồng cảm

Nghĩa là bạn thể hiện sự quan tâm và thông cảm với tình huống, cảm xúc, hành động của ai đó. Ngoài ra, bạn luôn luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để phán quyết vấn đề.

5. Sự linh hoạt

Bạn có khả năng thay đổi và phản ứng một cách tích cực trước bất cứ biến động nào. Bạn là người mềm mỏng, dễ thích nghi và có thể bắt nhịp với sự đa dạng.

6. Khướu hài hước

Người hài hước sẽ nhìn nhận bản thân và thế giới một cách lạc quan, tích cực. Họ biết cách tận hưởng những giá trị của cuộc sống và làm cho thời gian trôi qua một cách vui vẻ.

7. Sự thông minh

Có thể nói thông minh là một yếu tố bẩm sinh và không phải ai sinh ra cũng có sẵn. Người thông minh suy nghĩ và làm việc một cách tài năng, sắc xảo trong cách tiếp cận vấn đề, lên kế hoạch trước khi hành động, làm việc một cách hiệu quả, tập trung vào chất lượng hơn là số lượng.

8. Sự lạc quan

Bạn luôn mong đợi kết quả tốt nhất có thể và tập trung vào những mặt hi vọng hay tích cực của một tình huống. Sự lạc quan khiến bạn có thêm động lực tiến lên phía trước.

9. Sự kiên nhẫn

Bạn cần kiên nhẫn để có cảm xúc, năng lượng, sự tập trung và khát khao đạt được kết quả. Động lực, sự bền bỉ, làm việc chăm chỉ là tất cả các phẩm chất của người kiên nhẫn.

10. Tôn trọng người khác

Điều này đơn giản chỉ là đối xử với người khác bằng phong thái lịch sự, thân trọng và bảo vệ lòng tự trọng của họ. Đổi lại, bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng của mọi người.

11. Hiểu chính bản thân mình

Hiểu rõ bản thân, xác định điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình sẽ giúp bạn vạch rõ mục tiêu và cách thức đạt được chúng.

Bí quyết lấy lòng khách hàng

Làm thế nào để bạn thuyết phục được khách hàng tin tưởng ngay cả khi họ không nhìn thấy hay cảm nhận được sản phẩm?

Huthwaite, công ty dịch vụ tư vấn bán hàng ở Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu về niềm tin của khách hàng. Sau khi phỏng vấn gần 1000 người, Huthwaite đã đưa ra 3 yếu tố tạo nên niềm tin của khách hàng. Đó là:

1. Sự thật thà

Khách hàng đánh giá cao sự trung thực khi làm việc với một công ty dịch vụ. Họ muốn một người bán hàng thẳng thắn về mọi vấn đề, xác định rõ điều gì là có thể và không thể. Đặc biệt, họ ấn tượng trước những nhân viên sẵn sàng trả lời rằng: "Tôi không có câu trả lời chính xác cho ông/ bà ngay bây giờ nhưng tôi sẽ có sau một tiếng ( hay một ngày ) sau”. Và tất nhiên sau đó, khách hàng nhận được lời giải thích đầy đủ từ nhân viên.

2. Khả năng

Khách hàng luôn muốn được phục vụ bởi một nhân viên có năng lực. Họ cần cảm thấy gặp ít rủi ro nhất khi làm việc với bạn. Do đó, bạn cần chứng tỏ khả năng của mình bằng kĩ năng giao tiếp, thuyết phục cũng như sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm.

3. Sự quan tâm

Khách hàng muốn bạn nắm được cảm nhận của họ. Bạn cần quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng, ngay cả về những vấn đề không liên quan tới sản phầm bạn muốn bán.

Đây thường là yếu tố bị nhân viên bỏ qua khi thuyết phục khách hàng dù nó là một nhân tố rất quan trọng. Dưới đây là một số lí do khách hàng cho rằng bạn không quan tâm tới họ:

- Bạn chỉ lắng nghe những điều mình có thể đáp ứng được chứ không phải là những điều quan trọng với khách hàng.

- Bạn nóng lòng tìm cách giải quyết trong khi chưa xác định rõ vấn đề của khách hàng là gì.

- Bạn không hiểu khách hàng.

Có thể nói sự quan tâm là yếu tố quyết định bạn có bán được sản phẩm hay không. Do đó, hãy đặt mình trong hoàn cảnh của khách hàng và chú ý tới cảm nhận của họ nhiều hơn.

Kết luận

Ba chữ C trong xây dựng niềm tin (Candor: sự thật thà, Competence: năng lực và Concern: sự quan tâm ) đều rất cần thiết. Thiếu vắng bất cứ yếu tố nào cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả bán hàng của bạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào, mức độ thể hiện ba yếu tố đó cũng như nhau. Tuỳ tình khách hàng, hoàn cảnh mà bạn có cách thể hiện thích hợp. Ví dụ, với khác hàng " thông thái ", bạn cần chứng tỏ năng lực, sự hiểu biết và các kĩ năng của mình để thuyết phục họ. Với khách hàng “đa nghi”, bạn nên chú ý nhiều tới phẩm chất thật thà của mình. Như vậy, nắm được tâm lí khách hàng sẽ giúp bạn xây dựng niềm tin ở họ và nâng cao doanh số bán hàng của bản thân.

8 cách giết thời gian của dân văn phòng

Theo nghiên cứu mới đây của trang Salary.com, nhân viên văn phòng thường lãng phí 1,7 giờ trong quỹ 8 tiếng làm việc một ngày. Tuy nhiên, chí có 67% thú nhận điều này. Vậy, nhân viên này " ăn cắp" thời gian của công ty như thế nào?

1. Thói quen và những sở thích cá nhân

Từ việc bán hàng quà mạng, đan lát, đến chát chít, 2,9 nhân viên văn phòng thú nhận trong giờ hành chính, họ thích làm những thú vui riêng.

2. Nhìn chằm chằm vào máy vi tính và suy nghĩ

Bạn có thể không tin điều này, nhưng trên thực tế cho thấy, 3,6% nhân viên thường không làm gì khác ngoài việc nhìn vào máy vi tính và hi vọng thời gian trôi nhanh hơn.

3. Những bữa ăn trưa bất tận

4% nhân viên cho biết họ chiếm dụng thời gian làm việc bằng cách kéo dài bữa ăn trưa. Không thế phủ nhận, rất ít nhân viên làm việc đúng giờ sau giờ nghỉ ăn trưa.

4. Những cuộc gọi cá nhân

6,5% nhân viên văn phòng thú nhận gọi điện thoại trong giờ làm việc là sở thích của họ. Các công ty nên chú ý đến việc này, đặc biệt khi nhân viên dùng máy văn phòng để "tám chuyện": thời gian làm việc của nhân viên ít hơn trong khi hoá đơn thanh toán điện thoại của công ty thì dài hơn.

5. Những vấn đề cá nhân

Cho dù, là kiểm tra người giúp việc, đặt ăn cho bữa tối hay lên kế hoạch cho kì nghỉ tới. 17% nhân viên cho biết những vấn đế cá nhân là nguyên nhân chính khiến họ sao nhãng nơi công sở.

6. Tám chuyện với đồng nghiệp

"Chị có váy mời ah?", " Mango vừa giảm giá chị biết chưa?" hay "Anh/chị đã xem bộ phim mới của Brad Pitt chưa?"…là những câu chuyện hàng ngày và tốn không ít thời gian của giới văn phòng. Chính vì vậy, 20% thú nhận tán ngẫu với đồng nghiệp khiến thời gian họ tập trung cho công việc giảm xuống.

7. Internet

Cách giết thời gian phổ biến nhất chính là lang thang trên Internet. Không hề ngạc nhiên khi 35% người thú nhận lướt web là cách giúp họ nhanh đến giờ tan tầm hơn. Nếu bạn muốn hỏi tin tức hot nhất hiện nay, có lẽ bạn nên hỏi nhân viên văn phòng.

8. Những việc khác

Nhân viên giết thời gian theo nhiều cách khác nhau mà không thể phân loại vào nhóm nào được. 4% cho biết họ tiêu tốn thời gian của công ty vào những " việc khác".

Đối với bất kì dân văn phòng nào, anh/chị ta sẽ nhìn thấy mình trong những điều trên. Đối với những nhà quản lý, hãy tìm ra cách giải quyết để nhân viên tập trung làm việc, tránh lạm dụng thời gian làm việc của công ty.

Bí quyết để tự tin “nói” trước đám đông

Bạn có năng lực nhưng bạn không đủ tự tin? Nhất là khi đứng trước đám đông bạn đã tự nhủ không được run mà tim vẫn đập thình thịch và lời nói như bị ai “cướp” mất?

Tuy nhiên nếu bạn muốn thành công trong công việc bạn phải học cách nói trước công chúng. Vậy bí quyết là gì?


Dù là những đồng nghiệp thường xuyên tiếp xúc với bạn hay là đối tác khách hàng thì việc nói trước đám đông là một trong những cách tốt nhất để thành công. Ngoài trở ngại trong việc cạnh tranh năng lực với những đồng nghiệp khác để thăng tiến bạn còn phải có kỹ năng nói và thuyết phục người khác nữa. Dù đã có được chiếc ghế “cao cấp” trong công ty, một chỗ dựa vững chắc, bạn vẫn cần rèn luyện tầm nhìn, cách nói và khả năng lãnh đạo của mình. Bởi lúc này mọi sự chú ý đều hướng về bạn, bạn đang dẫn dắt lòng tin và cả sự đố kỵ của mọi người nhưng vẫn phải thầm khâm phục tài năng của bạn. Vậy nên hãy chứng tỏ bạn có khả năng lãnh đạo và những lời nói thuyết phục bằng những tuyệt chiêu dưới đây.


1. Giới thiệu và tổng kết lại những ý chính của bạn

Trong cuộc sống đôi khi bạn vẫn phải va vấp bởi những lời phát biểu, giới thiệu, lời chúc mừng trong một tiệc cưới hay nhận lễ giải thưởng? Nhưng đấy mới chỉ là những điều đơn giản. Trong công việc bạn buộc phải có những báo cáo, những bài thuyết trình cho một dự án. Những bài nói này thường dài và mang nhiều thông tin vì vậy người nghe sẽ có lúc sao nhãng những lời bạn nói.

Hãy tổ chức các dữ liệu thành ý chính, việc này sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn dễ theo dõi hơn. Cần dẫn dắt họ hiểu theo ý của bạn. Nối những ý chính lại để cho người nghe thấy được sự logic, tiện theo dõi và hệ thống được những điều cần biết. Trước khi kết thúc bài thuyết trình, bạn phải tổng kết nhận mạnh ý chính và điều muốn người nghe lưu tâm. Theo các nhà hùng biện họ gọi quy tắc này là: “nói cho họ biết những gì mà bạn đang nói và nói cho họ những gì mà bạn đã nói”.

2. Thu hút khán giả bằng ánh mắt.

Ánh mắt là một trong những cách chủ yếu đề thu hút sự chú ý của khán giả. Để thu hút sự tập chung bạn phải làm cho mọi người cảm thấy rằng bạn đang nói với họ chứ không phải nói với cái trần nhà hay cái phòng mà họ đang ngồi đó. Nhìn trực tiếp là một trong những cách quan trọng để thu hút sự tập chung.

Đừng nhìn ra ngoài, hãy nhìn tất cả các khán giả từ từ bởi vì liếc mắt nhanh làm bạn trông có vẻ mang tâm trạng không tự tin. Khi bạn chú ý đến một khán giả hãy giữ ánh mắt của bạn trong vài giây nhưng không được quá lâu vì điều này khiến khán giả mất tự nhiên và sợ hãi (làm người nghe lo lắng không phải là quy tắc nói trước công chúng).

Hãy nhìn bình thường như là khi bạn đang nói chuyện bình thường với một ai đó. Nếu bạn cảm thấy điều này khó làm thì hãy nghĩ rằng điều này hoàn toàn bình thường. Có một giải thích rằng ánh mắt là một dấu hiệu của sự xung đột. Ngày xưa ánh mắt là một cách để lấn át đối phương trong một chận chiến và đó là lí do tại sao đối phương bắt đầu ra đòn trong khi “hắn” nhìn bạn. Do vậy hãy cố làm ra vẻ tự nhiên để nhìn trực tiếp vào mắt khán giả và thật khéo léo: thay cho việc nhìn trực tiếp vào mắt hãy nhìn vào khoảng trống giữa lông mày chính xác là chỗ giữa mũi và mắt. Cách nhìn này gây sự chú ý và không làm cho người khác sợ hãi. Bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè để áp dụng thử nhìn bạn theo cách này và ngược lại, bạn sẽ không thấy sự khác nhau về ánh mắt khi nói trước đám đông nhưng có vẻ như đang thu hút người nói mà không khiến họ sợ hãi.

3. Nói một cách tự nhiên

Tại sao một số người lại có khả năng thu hút của khán giả còn những người khác thì không?

Khi bạn nói bạn cần phải nói một cách nhiệt tình, thay đổi âm thanh, giọng điệu lên xuống để thể hiện cảm xúc với những người nghe. Về cơ bản kĩ năng nói trước đám đông là bạn cần phải “kích thích cảm xúc” của người nghe, làm cho bài nói của bạn trở nên sôi động và cuốn hút. Nếu bạn không có hứng thú nói thì làm sao có thể thu hút khán giả của bạn được. Hỗ trợ cho sự tự nhiên đó bạn cần có một vài cử chỉ thích hợp, không quá nhiều như vung tay loạn xạ nhưng cũng đừng cứng nhắc nắm chặt tay lại hoặc để im trên bàn nhé.

Hãy nghĩ về điều này: Thông thường một người đọc 250 đến 300 từ mỗi phút và một người nói 100 đến 150 từ mỗi phút. Nếu bạn chỉ nói với giọng bình thường mà không có cử chỉ hay là sự thay đổi gì về giọng thì có lẽ bạn đang đọc một quyển sách chứ không phải là thuyết trình và quan tâm đến khán giả cũng như mọi thứ xung quanh. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang trình diễn: bạn cần nói 100 từ với những cử chỉ và động lực để thu hút sự chú ý của khán giả. Nếu bạn thuyết trình bằng powerpoint thì hãy làm cho bài nói của bạn hấp dẫn hơn bằng cách đưa thêm tình huống, ví dụ để mọi người cùng bạn luận thay cho việc đọc hết các thông tin trên máy chiếu.

4. Nên biết về nơi mà bạn sẽ thuyết trình

Viêc nói trước công chúng thì khá là stress do vậy bạn nên làm bất cứ điều gì để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn. Đó là lí do tại sao bạn cần phải biết về nơi mà bạn sẽ nói. Nếu có thể bạn hãy xem qua căn phòng đó trước để đề phòng bất chắc. Nếu không thể thì hãy đặt câu hỏi để biết thêm chút ít về nó. Căn phòng đó chứa được bao nhiêu người và bao nhiêu người tham dự. Điều này ảnh hưởng đến buổi thuyết trình diễn của bạn đấy.

Nếu bạn nói trước 20 người trong căn phòng có thể chứa đến 100 người thì bạn cần phải lên kế hoạch trước. Nhiệt độ của căn phòng dường như là một chi tiết nhỏ nhưng có thể tạo ra sự khác biệt, ăn mặc phù hợp bạn sẽ không bị lạnh hay là toát mồ hôi. Đôi khi chỉ vì nóng quá hay lạnh quá làm người bạn mướt mồ hôi hay run run khiến người nghe lầm tưởng bạn chẳng hề tự tin vào bản thân và những lời bạn nói có nên tin được không.

Cuối cùng đảm bảo rằng bạn có bài trình diễn và vật dụng cần thiết được chuẩn bị từ trước. Nếu bạn cần một chiếc phone, máy chiếu hay là đài đĩa thì hãy bảo họ chuẩn bị kỹ lưỡng và tốt nhất là bạn nên kiểm tra chúng để được an toàn. Mặc dù đây chỉ là những yếu tố nhỏ nhưng nó lại có tác dụng thay đổi lớn tới kết quả thành công của bài thuyết trình hay không. Mọi thứ đều tốt nếu bạn có thể kiểm soát và chúng là lợi thế của bạn.

5. Đừng bận tâm về các lỗi nhỏ.

Dù bạn chuẩn bị kỹ đến thế nào thì cũng vẫn có thể xảy ra lỗi. Đây là tình huống không thể tránh được, nhưng bạn cần phải vượt qua và kiểm soát chúng. Bạn cần phải nghiêm túc nếu bạn muốn khán giả tôn trọng bạn và đó là lí do tại sao cần phải lờ đi những lỗi nhỏ. Sơ suất của việc phát âm sẽ xảy ra nhưng đừng lo lắng về chúng vì khán giả không chú ý đâu. Khán giả sẽ tập chung vào những điểm chính trong bài nói của bạn do vậy điều này xảy ra 9 hay 10 lần thì họ cũng không quan tâm. Nhưng sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn lúng túng, bối rối không nói tiếp được hoặc ngừng lại quá lâu sau khi nói sai đấy. Thường thì khán giả sẽ không quan tâm về những lỗi đó của bạn mà sự chú ý của họ là với tư cách một người thuyết trình bạn sẽ cho họ xem cái gì. Vậy hãy tự tin lên nhé.

6. Kinh nghiệm

Có rất nhiều loại diễn văn như là các chủ đề mà con người quan tâm. Phạm vi của diễn văn từ bình thường đến trang trọng, cho một khán giả đến hàng ngàn khán giả. Mỗi loại diễn văn thì đều khác nhau và đó là lí do tại sao lên kế hoạch để đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Công tác chuẩn bị này rất quan trọng. Hãy tập nói trước gương, trước gia đình (có thể nhờ những người bạn thân chỉ giáo thêm). Thực hành nhiều và tự tin cùng 5 bí quyết trên sẽ giúp bạn có được nghệ thuật nói trước công chúng.

Dù thế nào đi nữa

Nếu tỏ ta khoan dung, sẽ có người cho là bạn dễ dãi. Dẫu thế, bạn hãy tha thứ cho họ.

Nếu tỏ ra tử tế với mọi người, sẽ có người nghĩ bạn có động cơ gì đó. Dẫu thế, bạn hãy cứ sống thật với người khác và với chính mình.

Nếu sống chân thật, sẽ có người muốn lừa dối bạn. Dẫu thế, bạn hãy cứ sống thật với người khác và với chính mình.

Nếu thành công, sẽ có những kẻ cơ hội tìm đến với bạn. Dẫu thế, bạn hãy luôn vươn đến thành công.

Nếu tìm thấy hạnh phúc, sẽ có người ghen tị và tìm cách phá hoại. Dẫu thế, bạn hãy cứ đi tiìm và nâng niu hạnh phúc đang có.

Những điều tốt đẹp bạn thực hiện hôm nay có thể bị lãng quên vào ngày mai. Dẫu thế, hãy tiếp tục làm những điều tốt đẹp.

Bạn mất nhiều năm để vun đắp một cái gì đó và rồi một người khác có thể phá hủy nó trong phút chốc. Dẫu thế, bạn hãy làm những điều bạn tâm đắc.

Có lúc bạn sẽ thất vong vì đặt lòng tin không đúng chỗ. Dẫu thế, đừng bao giờ tỏ ra bi quan hay chán nản-cuộc sống thà bị lừa còn hơn không dám tin một lần.

Bạn trao tặng cho cuộc đời tất cả những gì tốt đẹp nhất của mình, nhưng thường thì người đời vẫn chưa cảm thấy hài lòng. Dẫu thế, bạn hãy cứ trao tặng những gì tốt đẹp nhất.

Dẫu thế nào đi nữa, hãy bỏ qua những điều làm bạn bị xúc phạm, bị tổn thương hay những điều làm bạn bị xúc phạm, bị tổn thương hay những điều bất công mà người khác có thể đối xử với bạn để tiếp tục sống theo cách mà bạn cho là tốt và đúng nhất. Như thế, dẫu bất cứ lúc nào, và bất kể điều gì có thể xảy ra, bạn vẫn luôn ngẩng cao đầu và không bao giờ phải hổ thẹn hay hối tiếc khi đối diện với lương tâm của chính mình.

Cuộc sống là điều đáng quý nhất

*Khi hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng ta.......Khi đêm đến bạn sẽ thấy những vì sao.....


*Bạn chớ nên bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Ko có gì là hoàn toàn bế tắc, sự việc chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi ko cố gắng nữa.


*Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta.


*Điều quan trọng ko phải vị trí ta đang đứng, mà ở hướng ta đang đi.


*Niềm tin là một sức mạnh có thể biến điều ko thể thành điều có thể.


*Người ta có thể quên đi điều bạn nói, nhưng những gì bạn để lại trong lòng họ thì ko bao giờ nhạt phai.


*Thật dễ nuối tiếc về một điều gì đó đã mất đi nhưng sẽ rất khó nhận ra và trân trọng những gì ta đang có...


*Niềm tin vào chính mình có sức mạnh xua tan bất kì sự hoài nghi nào của người khác.


*Khi tự nhìn nhận cuộc sống của mình đã hoàn hảo, ko còn mục đích lớn lao gì nữa thì có nghĩa là cuộc sống của bạn đang mất đi rất nhiều ý nghĩa.


*Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại.


*Cách nhìn sự việc quan trọng hơn những gì đã diễn ra.


*Khi là chính mình, bạn ko có bất cứ điều gì phải sợ hãi.


*Với thế giới, bạn chỉ là một hạt cát nhỏ - nhưng với một người nào đó, bạn là cả thế giới của họ.


*Nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của một người thì có lẽ bạn sẽ thất vọng, nhưng nếu bạn nhìn một người theo cách mà bạn mong muốn thì nhất định họ sẽ trở thành người như bạn mong đợi.


*Chúng ta sẽ nhận lại những gì chúng ta cho đi.


*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.


*Cuộc sống ko bao giờ là bế tắc thực sự hay có khái niệm mất tất cả một khi bạn còn có niềm tin.


*Trong cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua cuộc. Nhưng người biết hi sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng.


*Ko tin vào chính mình - tức là bạn đã thất bại một nửa trước khi bắt đầu.


*Sự chia sẻ và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời.


*Cho dù hoàn cảnh hiện tại có tồi tệ thế nào đi nữa, sẽ ko có thời điểm nào cho sự bắt đầu tốt hơn là ngay từ bây giờ.


*Những kí ức và kỉ niệm đẹp sẽ giúp con người vượt qua những thử thách của cuộc sống.


*Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội.
Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn.


*Sự thay đổi của cuộc sống là điều ko thể tránh khỏi - Việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn cách để vượt qua mà thôi.


*Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại ko phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết - mà chính là ở ý chí.


*Hãy làm những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường.


*Có một nghịch lí: Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn biết mạnh dạn cho đi - chứ ko phải nắm giữ thật chặt. [Christopher Hoare ]


*Đôi khi, trong cuộc sống, có những thời điểm mà tất cả mọi thứ đều dường như chống lại bạn, đến nỗi bạn có cảm tưởng mình ko thể chịu đựng thêm một phút nào nữa. Nhưng hãy cố đừng buông xuôi và bỏ cuộc, vì sớm muộn gì mọi thứ rồi cũng sẽ thay đổi. [Harriet Beecher Stowe ]

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More