MY' HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

24 thg 8, 2010

Thế nào là một công việc tốt ?

Một người đi làm nhiều năm chưa chắc trả lời được câu hỏi “Thế nào là một công việc tốt?”. Có thể bạn nghĩ đó là một công việc được trả lương cao và có nhiều cơ hội thăng tiến. Vẫn chưa đủ bạn ạ! Một công việc tốt là tập hợp của bốn chữ P: Passion, Place, People và Pay.

Passion: Đam mê

Mỗi sáng tỉnh giấc, bạn hăng hái chuẩn bị đi làm hay phải ép mình bước ra khỏi nhà? Bạn có dành hết tâm trí cho công việc đang làm hay chỉ vì tiền lương bạn nhận mỗi tháng? Bạn chỉ làm theo những gì được hướng dẫn, hay bạn hoàn thành công việc theo cách riêng của bạn, sáng tạo và chủ động?... Sẽ khó đạt được kết quả như ý nếu bạn làm bất kỳ việc gì mà thiếu niềm đam mê. Bạn không tin? Hãy thử một lần đặt niềm đam mê vào việc bạn đang làm, tốc độ hoàn thành cũng như thành quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

Place: Nơi chốn

Nơi chốn có thể hiểu là công ty nơi bạn làm việc. Bạn có yêu công ty mình không? Bạn có thích chỗ ngồi hiện tại của mình không?Thế nào là một công việc tốt? Môi trường làm việc có tạo cho bạn cảm giác thích thú cũng như sẵn sàng hoạt động hết công suất?... Nếu vẫn chưa cảm thấy chắc chắn, bạn có thể kiểm chứng bằng cách sau: mỗi khi ai đó hỏi công ty nơi bạn làm việc như thế nào, nếu bạn rất tự hào khi nói về nó... Xin chúc mừng bạn! Đây nhất định là một công việc tốt.

People: Con người

Đồng nghiệp cũng là một phần trong công việc và có ảnh hưởng không nhỏ đến bạn. Bạn có cảm thấy thoải mái khi làm việc với đồng nghiệp hiện tại? Họ tạo cho bạn cảm giác tin tưởng, gần gũi và muốn được chung vai sát cánh? Và bạn có hợp tác hiệu quả với sếp? Bạn tin tưởng và tôn trọng sếp? Nếu bạn cảm thấy đội nhóm của mình cũng như toàn thể đồng nghiệp công ty là những người anh em, là gia đình thứ hai trong công việc, bạn đừng rời bỏ công việc này nhé!

Pay: Tiền lương

Không thể phủ nhận người ta đi làm là vì lương, lương thấp hay cao là một vấn đề đáng lưu tâm. Nếu muốn biết mức lương hiện tại của mình có hợp lý không, bạn có thể tham khảo bằng vài cách thức sau: sử dụng các trang web việc làm chuyên nghiệp, hỏi những người cùng nghề... Tuy nhiên, một mức lương không quá cao nhưng lại có thêm nhiều khoản phúc lợi khác như trợ cấp điện thoại, số ngày nghỉ nhiều, chế độ thưởng bằng cổ phiếu... cũng đáng để bạn xem xét.

Nếu bạn trả lời có cho những câu hỏi trên thì quả là tuyệt vời, công việc hiện tại của bạn chính là một công việc tốt. Ngược lại, nếu bạn chỉ có khoảng 2/3 câu trả lời là “Có!”, thì hãy tự tạo cơ hội cho mình. Hãy nói với công ty những gì bạn cần công ty hỗ trợ để hiện thực hóa ước mơ của mình.

10 chữ C giúp gắn kết nhân viên

10 chữ C giúp gắn kết nhân viênMột nghiên cứu đã đưa ra một kết quả rất đáng ngạc nhiên, rằng chỉ 17-29% số nhân viên được hỏi cảm thấy gắn kết với công việc. Điều đó có nghĩa là nếu bạn ở trong một đội bóng đá, chỉ 2-3 cầu thủ trong nhóm cam kết 100% với thành công của đội. Một đội bóng như vậy thật khó có thể giành chiến thắng

Vậy các nhà lãnh đạo có thể gắn kết đầu óc, trái tim và bàn tay của nhân viên như thế nào? Bí quyết 10 chữ C sau đây sẽ giúp họ.

1. Liên hệ (Connect): Các nhà lãnh đạo phải thể hiện rằng họ đánh giá cao nhân viên. Gắn kết nhân viên là một sự phản ánh trực tiếp về việc nhân viên cảm thấy thế nào về mối quan hệ của họ với cấp trên.

2. Nghề nghiệp (Career): Lãnh đạo phải mang lại công việc có tính thử thách và có ý nghĩa cùng với cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Hầu hết mọi người muốn làm những điều mới trong công việc của họ. Ví dụ, tổ chức có mang lại sự luân phiên công việc cho các tài năng hàng đầu hay không? Tổ chức có các mục tiêu dài hạn không?

3. Rõ ràng (Clarity): Các nhà lãnh đạo phải truyền đạt một tầm nhìn rõ ràng. Thành công trong cuộc sống và trong công việc được xác định bằng việc các cá nhân đó rõ ràng về mục tiêu và những điều họ muốn giành được như thế nào. Nói ngắn gọn, nhân viên cần hiểu mục tiêu của tổ chức là gì, tại sao chúng quan trọng và các mục tiêu có thể đạt được tốt nhất bằng cách nào.

4. Truyền đạt (Convey): Các nhà lãnh đạo làm rõ mong đợi của họ với nhân viên và mang lại phản hồi về chức năng của họ trong tổ chức.

5. Chúc mừng (Congratulate): Các nhà lãnh đạo xuất sắc thừa nhận thành tích và nỗ lực của nhân viên và họ làm như vậy nhiều lần.

6. Đóng góp (Contribute): Mọi người muốn biết họ có ý nghĩa như thế nào với tổ chức, và các nhà lãnh đạo giỏi giúp mọi người nhìn thấy và cảm thấy họ đang đóng góp vào thành công và tương lai của tổ chức.

7. Kiểm soát (Control): Nhân viên đánh giá cao sự tự chủ trong cách tiến hành công việc và các nhà lãnh đạo có thể tạo cơ hội cho nhân viên thực hành sự kiểm soát này. Cảm giác tham gia vào việc gì đó và có được cơ hội để tham gia vào việc ra quyết định thường làm giảm căng thẳng, nó cũng tạo ra sự tin cậy và thứ văn hoá tổ chức mà mọi người muốn làm chủ vấn đề và giải pháp của họ.

8. Sự cộng tác (Collaborate): Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi nhân viên làm việc trong nhóm, tin cậy và hợp tác với các thành viên nhóm, họ thường làm việc xuất sắc hơn các cá nhân và các nhóm mà không có quan hệ tốt. Các nhà lãnh đạo vĩ đại là những người xây dựng nhóm, họ tạo ra một môi trường nâng cao sự tin cậy và hợp tác.

9. Sự tín nhiệm (Credibility): Các nhà lãnh đạo nên cố gắng duy trì danh tiếng của tổ chức và chứng tỏ các tiêu chuẩn đạo đức cao.

10. Tự tin (Confidence): Các nhà lãnh đạo giỏi tạo ra sự tự tin trong tổ chức bằng việc trở thành mẫu hình cho các tiêu chuẩn đạo đức và làm việc.

Theo lanhdao.net

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More