MY' HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

9 thg 10, 2010

Nhãn mác và những thông tin không thể bỏ qua

Bạn là doanh nhân, bạn là Sếp! Bạn là người chỉ đạo và ra chỉ thị làm việc. Nhân viên nào đọc không hết - làm chưa đủ chỉ thị là… biết tay sếp ngay! Vậy đã có khi nào bạn đọc đủ và hiểu hết thông tin, con số trên cái nhãn mác bé tý tẹo trước khi mua hàng chưa nhỉ?



Nhãn mác hàng hóa là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm theo đúng mong muốn của mình. Ngoài các con số thông báo các thông tin cơ bản liên quan đến chất lượng sản phẩm theo quy định như thành phần, định lượng, tỷ lệ, thời hạn sản xuất, thời gian sử dụng, số giấy phép lưu hành, hướng dẫn đặc biệt, ...trên một số mặt hàng cao cấp còn thể hiện con số về độ tuổi của sản phẩm như vàng bạc, đồ cổ, đồ gỗ, rượu, xì gà... Thế nhưng chẳng mấy sếp có thời gian và đủ kiên trì đọc hết thông tin trên cái nhãn mác bé tý tẹo, trừ khi đó là nhãn mác của đối thủ cạnh tranh! Với sếp, hàng hóa được chọn mua phải là hàng có tên, có tuổi. Dùng cũng sướng mà có đem cho hay biếu tặng cũng " mát mặt", " xứng tầm". Tuy nhiên, rất nhiều doanh nhân cho biết, họ mua hàng theo thói quen thương hiệu, qua sự giới thiệu hoặc sự bắt mắt của bao bì chứ không mấy khi đọc hết thông tin trên nhãn mác sản phẩm. Bởi thế, doanh nhân mua phải hàng nhái, mua "hớ" vẫn xảy ra ...thường!

Với những thương hiệu đã khẳng định tên tuổi, bên cạnh các thông tin bắt buộc theo quy định trên nhãn mác, con số độ tuổi sản phẩm được coi là " yếu tố vàng" để thể hiện sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh so với các sản phẩm khác cùng loại. Việc công bố độ tuổi trên bao bì sản phẩm được tuân thủ theo quy định của từng quốc gia. Đơn cử, theo quy định trong điều lệ của Hiệp hội whisky Scotland - quốc gia nổi tiếng toàn thế giới bởi ngành công nghiệp sản xuất whisky: tuổi của sản phẩm phải được công bố ngay trên nhãn mác chai và được tính bằng số năm rượu được ủ trong thùng gỗ sồi có niêm phong của thuế quan và độ tuổi chỉ được tính cho số năm của sản phẩm trẻ tuổi nhất trong tất cả những sản phẩm cùng loại dùng để pha chế trong chai rượu. Như vậy có nghĩa là rượu 12 tuổi sẽ bao gồm rượu ít tuổi nhất là 12 năm và các sản phẩm cùng loại khác được pha chế trong chai sẽ có độ tuổi lớn hơn 12 năm. Các nhà sản xuất thường ghi trên nhãn mác các con số 12,18,25, 38…vừa để công bố về độ tuổi của sản phẩm, vừa để thể hiện đẳng cấp và chất lượng của sản phẩm của mình. Riêng đối với những sản phẩm không ghi tuổi thì có thể ngầm hiểu đó là sản phẩm chỉ tối đa là 3 năm tuổi.

Như vậy, với các dòng sản phẩm cùng ngành hàng, chỉ cần nhìn vào con số độ tuổi ghi trên nhãn mác chai, người tiêu dùng có thể đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng. Việc này không những bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn mang đến cho người tiêu dùng sự thoải mái, an tâm khi mua hàng.

Một ví dụ khác với sô cô la, nếu đạt chuẩn thì nhất định phải ghi con số % của cacao. Tỷ lệ phần trăm này càng cao thì thanh sô cô la càng nguyên chất, càng giòn nhưng cũng càng đắng. Và loại sô cô la được ưa chuộng nhất là loại có thành phần cacao chiếm 40-50%, vừa dễ ăn mà đem tặng cũng không phải “tầm thường”. Còn nếu chỉ nhìn vẻ bắt mắt của vỏ hộp thì dễ rơi vào bẫy “tốt nước sơn” hơn là tốt gỗ.

Thế mới thấy, thông tin trên nhãn mác của sản phẩm cũng “ trăm đường quan trọng”. Giá trị của hàng hóa được khẳng định bằng chính con số độ tuổi ghi trên nhãn mác, các thượng đế khỏi phải “ nhọc công” đắn đo, ngờ vực.

Dù nói bằng cách này hay cách khác, sự thông minh và khéo léo của các nhà doanh nghiệp là công bố thông tin con số sao cho rõ ràng, minh bạch để vừa khẳng định giá trị sản phẩm của mình vừa thể hiện được lợi thế cạnh tranh của thương hiệu. Và các nhà sản xuất phải có trách nhiệm phối hợp với giới truyền thông để tuyên truyền và hướng dẫn cho người tiêu dùng về các quy định này, giúp người tiêu dùng chọn sản phẩm có chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng.

Theo Doanh Nhân

Những kỹ xảo bán hàng hiệu quả nhất

Mỗi công ty được thành lập đều có những sản phẩm và dịch vụ cần giới thiệu tới nhiều khách hàng. Việc dùng những kỹ xảo như thế nào để chào hàng một cách hiệu quả nhất, đó chính là sự sống còn của công ty.



Hãy học hỏi 5 kỹ xảo dưới đây một cách thành thạo, chúng sẽ giúp bạn thành công trong công việc kinh doanh của mình và duy trì lòng tin tới khách hàng.

1. Lắng nghe trạng thái cảm xúc của khách hàng bạn.

Mối quan hệ giữa bạn và khách hàng cực kỳ quan trọng. Bạn cần họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí là quan tâm đến công ty của bạn. Vậy thì trước tiên bạn phải quan tâm đến trạng thái cảm xúc của họ. Ví dụ, họ trông có vẻ mệt mỏi hoặc lo lắng. Bằng cách “bắt đúng mạch” của khách hàng, bạn có thể nhanh chóng xây dựng mối quan hệ tốt và để lại ấn tượng tốt với họ.

2. Tập trung vào nhu cầu của khách hàng.

Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn chào hàng cho một công ty lớn thì bạn sẽ thu về được món lợi lớn. Họ sẽ nhận ra những gì bạn đang làm, hoặc bạn đã chào mặt hàng mà họ không cần. Điều này sẽ dẫn đến chấm dứt mối quan hệ của bạn và công ty mà bạn cho rằng sẽ kiếm được nhiều lợi ích. Mọi mối quan hệ phải bắt đầu từ nhu cầu mà khách hàng cần và lòng tin từ bạn.

3. Khách hàng phải là trung tâm trong ngôn ngữ của bạn.

Nhiều người bán hàng thường thể hiện bằng ngôn ngữ rằng họ quan trọng hơn khách hàng của họ. Ví dụ, thay vì nói “Tôi nghĩ chiếc xe này sẽ phù hợp với gia đình anh chị đấy”, thì hãy nói “Các cháu nhà anh chị sẽ rất thoải mái khi ngồi trong chiếc xe rộng rãi như thế này”. Đổi chủ ngữ “Tôi” bằng chủ ngữ “Các cháu nhà anh chị” sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn mà bạn sẽ không ngờ tới.

4. Hãy để cho khách hàng của bạn nhìn thấy hiệu quả từ món hàng mà họ sẽ mua.

Khách hàng của bạn cần biết chính xác món hàng bạn chào bán sẽ mang lại cho họ điều gì. Họ cần phải biết liệu nó có đáng giá đồng tiền bát gạo mà họ bỏ ra hay không. Ví dụ, nếu họ sử dụng bóng đèn neon thì họ có thể tiết kiệm tiền điện hàng tháng như thế nào. Hãy luôn nhấn mạnh đến lợi ích lâu dài mà khách hàng bạn nhận được.

5. Tìm hiểu vấn đề chính mà khách hàng của bạn đang vướng mắc.

Ví dụ, nếu khách hàng của bạn không có ý định chi tiêu một số tiền lớn vì những lý do mà bạn không thể giải quyết được, hãy để một dịp khác và thử thuyết phục họ lại một lần nữa. Đừng phí phạm thời gian của bạn và của người khác. Bạn đừng nên xuất hiện như thể là bạn đang cố “cò” tiền của họ.

Theo Unicom

7 thg 10, 2010

Bên bán Xuất hóa đơn GTGT - Bên mua trả hàng - Xuất hóa đơn bán hàng - Cách hạch toán ?

Công ty A có xuất bán một lố hàng cho công ty B và xuất hoá đơn GTGT, nhưng vì lý do hàng kém chất lượng công ty B đã xuất trả lại số hàng trên. Công ty B sử dụng hoá đơn bán hàng xuất trả lại công ty A, Trên hoá đơn không thể hiện số thuế GTGT, mà chỉ thể hiện giá trị thanh toán. Như vậy, công ty A muốn khấu trừ số thuế GTGT đầu ra của mình thì phải tính như thế nào?
Theo điểm 5.8, mục IV, phần B, Thông tư số 32/2007 ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT (trước đây là quy định tại TT số 120/2003) thì việc bạn hỏi trong thư cần được xử lý theo 1 trong 2 cách: 1- Nếu người mua là cơ sở kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì hàng hoá trả lại đó sử dụng hoá đơn GTGT (mẫu GTKT) trong đó ghi rõ số tiền hàng, tiền thuế GTGT, tổng giá thanh toán. Đây là cơ sở để đơn vị có hàng đã bán nhận lại hàng và làm thủ tục kê khai thuế để khấu trừ (khổ thứ nhất của điểm 5.8). 2- Nếu người mua là cơ sở kinh doanh, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, không có hoá đơn mẫu GTGT thì thực hiện theo hướng dẫn tại khổ thứ 2 của điểm 5.8.

5.8- Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT. Hoá đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai.

Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng kèm theo hoá đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán.

Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hoá đơn, người mua chưa nhận hàng nhưng phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải hoàn trả lại toàn bộ hàng hoá, hoặc một phần hàng hóa, khi trả lại hàng bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT lý do trả hàng theo hoá đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày tháng của hoá đơn) đồng thời kèm theo hoá đơn để gửi trả bên bán để bên bán lập lại hóa đơn GTGT cho số lượng hàng hóa đã nhận và làm căn cứ bên bán điều chỉnh doanh số và thuế GTGT đầu ra.a

6 thg 10, 2010

Sale thời đại mới - Bán tương lai

Sale một lời hứa
Khi bạn bán cho khách hàng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, có nghĩa là bạn bán đi một lời hứa. Lời hứa đó mang đến một giá trị cho cuộc sống, sự nghiệp hay công cuộc kinh doanh, giúp một cá nhân hay một tổ chức thay đổi tốt hơn. Vì vậy mà người ta mới mua hàng của bạn.

Khi bán một chiếc xe hơi, bạn bán đi lời hứa giúp khách hàng khẳng định đẳng cấp, giúp họ an toàn và thoải mái trong những chuyến đi công tác xa ở mọi loại địa hình… Bán đi một phần mềm vi tính, chính là bạn bán đi một lời hứa giúp cá nhân hay doanh nghiệp những giải pháp về một vấn đề nào đó. Hay dù chỉ là một ký gạo, thì cũng chính là một lời hứa mang đến nguồn dinh dưỡng, giúp một bữa cơm ngon, đem lại không khí ấm cúng trong bữa ăn gia đình… Bán đi một dịch vụ đào tạo, bạn bán đi lời hứa giúp doanh nghiệp cải thiện kỹ năng cho nhân viên, giúp đội ngũ của doanh nghiệp gắn kết và nhiệt huyết hơn…

Tất cả đều là lời hứa. Không chỉ khi bán những sản phẩm vô hình mới là bán đi lời hứa, mà với những sản phẩm hữu hình cũng vậy. Khi đang đi dạo phố, bạn nhìn thấy một tiệm bán phở, hơi nóng bốc lên từ nồi nước lèo dậy lên mùi thơm phức làm bụng bạn cồn cào. Tấm pa nô quảng cáo màu sắc bắt mắt với hình ảnh những món ăn thật hấp dẫn khiến cho dạ dày bạn co thắc mạnh, những dòng chữ “Thơm ngon đến miếng cuối cùng, Ăn 1 lần là muốn quay lại nhiều lần…”, làm bạn khó lòng mà lướt qua nó. Nhưng bạn chỉ biết được tiệm phở đó có thật sự tuyệt vời như những gì nó được trưng bày và giới thiệu hay không cho đến khi nào bạn tận tay đưa những cộng phở vào miệng. Lúc bấy giờ bạn mới nhận được những giá trị đó.

Vẽ ra một bức tranh tương lai có thật

Vấn đề đặt ra cho người Sale là, khi bạn bán đi một lời hứa, tức là bạn đang vẽ ra một tương lai tươi đẹp cho khách hàng, và tương lai đó chưa thành hiện thực. Vì vậy, bạn phải làm sao cho khách hàng được sống trong thế giới tương lai đó, cảm nếm, nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy tương lai đó một cách sống động, đầy tin tưởng thì người ta mới quyết định mua sản phẩm hay lựa chọn dịch vụ của bạn. Để làm được điều này, đòi hỏi người Sale phải có một khả năng sáng tạo. Sự sáng tạo này được thể hiện trong phần bạn trình bày, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình. Người Sale phải có khả năng tưởng tượng phong phú để làm sao chính mình phải hình dung ra điều đó từ trước. Như thế, đòi hỏi người Sale phải sử dụng sản phẩm dịch vụ đó trước, phải hưởng được những giá trị nó mang đến, phải sống trong thế giới mà bạn sắp sửa thuyết phục người khác bước vào, thì bạn mới có đầy đủ những cảm xúc thật để truyền sang cho người khác.

Người bán xe hơi phải ngồi lên chiếc xe hơi ấy và lái đi trên mọi địa hình để cảm nhận hết được những tính năng của xe. Thậm chí phải xài nó một thời gian để cảm nhận hết những giá trị. Sự hào hứng, thích thú chính bạn phải trải qua thì mới truyền tải lại cho người khác một cách cảm xúc được. Một loại thức ăn, dịch vụ huấn luyện đào tạo cũng vậy, người Sale cũng phải sử dụng qua và sau đó, quá trình chia sẻ lại với khách, thuyết phục họ về tương lai thực chất chỉ còn là việc chia sẻ lại những điều bạn đã trải nghiệm. Đó là đỉnh cao của người Sale. Nếu thiếu điều đó, người Sale trở thành người thuyết phục suông và thiếu cảm xúc. Người đó chỉ báo cáo lại một bài với nội dung soạn sẵn và không được điều chỉnh phù hợp, vì anh ta không trải qua những điều đó, không thực sự sử hữu những cảm giác đó và không thực sự từng sống trong thế giới đó. Như thế thì rất khó để thuyết phục khách hàng.

Để bức tranh tương lai của mình vẽ ra thật sự thú vị, sinh động và rõ mồn một trước mắt khách hàng, chúng ta phải sử dụng những thông tin phù hợp để tác động vào từng giác quan và nó phối hợp lại để tạo ra một bức tranh hoàn hảo.

Khách hàng chỉ tin vào bức tranh tương lai khi họ tin vào bạn

Trong 7 giây đầu tiên, khách hàng sẽ có 11 nhận xét về bạn (công thức 7 - 11). Vì vậy, ngay từ lúc xuất hiện, bạn phải thật tu chỉnh, chuyên nghiệp, bởi vì bạn được đánh giá ngay từ giây đầu tiên. Thứ đến là cách ăn nói của bạn. Khách hàng chỉ tin bạn khi bạn cho họ thấy được rằng bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Để làm được điều này, bạn phải hiểu tường tận về sản phẩm, dịch vụ của mình và nắm nhu cầu của khách cực tốt. Vì vậy, điều vô cùng quan trọng là bạn phải tìm hiểu thật kỹ về khách hàng, nắm càng nhiều thông tin về họ càng tốt trước khi tiếp xúc với họ.

Trong trường hợp bán hàng tại quầy, khi khách hàng đi vào cửa tiệm, thì trong một thời gian ngắn bạn phải đọc hiểu được tâm lý người đó thông qua cách họ ăn mặc, giao tiếp, người đi cùng… để đoán sơ về tính cách và tâm lý của người này. Như vậy, khi giới thiệu hàng hoá, bạn dễ tạo lòng tin cho họ hơn. Tạo lòng tin còn qua độ chân thành. Đừng nghĩ người Sale giỏi là người phải dẻo mồm dẻo miệng, liến thoắng, khôn ranh… Theo thống kê chính thức, người tạo được lòng tin thật sự là người chân thành, độ chân thành chiếm tỉ lệ rất cao trong những hợp đồng thắng được trong sale. Bây giờ khách hàng rất sợ những người trông có vẻ quá lanh lợi và quá thông minh. Bởi vì họ sợ bị lừa. Và để tăng lòng tin cậy, cần phải có điều này: đó là chỉ nói những gì mình hiểu thật rõ, thật sâu và không nói bừa. Chỉ cần một câu nói bừa là toàn bộ lòng tin của khách hàng đặt vào bạn bị phá hỏng hết. Một yếu tố để tăng thêm độ tin cậy, đó là bạn cần trưng ra những bằng chứng về những khách hàng trước đây đã sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn và họ đã hài lòng như thế nào. Bằng chứng càng rõ ràng, càng sống động càng tốt.

Đó chính là cách đưa tương lai về hiện tại để khách hàng cảm nhận toàn bộ tương lai đó và tin tưởng. Điều cần nhấn mạnh là khi vẽ ra bức tranh tương lai, bạn phải làm cho khách hàng sung sướng, thích thú. Bởi tâm lý con người là đi tìm niềm vui, tìm sự hào hứng, tránh đau khổ, tránh lo lắng, tránh hồi hộp, đi tìm an toàn, tìm sự bình an, hạnh phúc. Cho dù bất cứ một sản phẩm hay dịch vụ nào cũng phải đáp ứng điều đó thì họ mới mua.
Khách hàng cảm nhận rõ hơn về tương lai thông qua một câu chuyện có thật

Và một trong những cách rất hay để khách hàng cảm nhận được tương lai đó là thông qua một câu chuyện. Người Sale có thể đưa ra câu chuyện của một người từng sử dụng sản phẩm và đã gặt hái được gì, đã giúp cho doanh nghiệp hay cá nhân họ điều gì… Thông qua một sản phẩm, thường có 1 câu chuyện nào đó. Câu chuyện của việc tạo ra sản phẩm, tiếp thị sản phẩm, hay của những người đã sử dụng sản phẩm. Một câu chuyện được kể khéo léo, người khách sẽ cảm nhận rõ hơn về tương lai của họ khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Họ thấy yên tâm khi có những đồng minh, có những người đã sử dụng qua. Câu chuyện cần có độ xác thực, độ cảm xúc và nên cung cấp những thông tin rõ ràng về tên tuổi, nơi chốn và tình huống cụ thể của nhân vật được bạn kể lại. Như thế, sẽ tăng được độ tin cậy nơi khách hàng khi họ nghe câu chuyện. Và sử dụng câu chuyện gì là ăn thua ở người sale giỏi biết cách lựa chọn cho phù hợp. Đó là một trong những hành trang thiết yếu của người Sale giỏi – luôn có những câu chuyện xung quanh sản phẩm và dịch vụ mà mình đang bán.

Như vậy, thế giới tương lai mà chúng ta đang mở toang cánh cửa để người khách bước vào gần như đang ở trước mắt họ. Khi bạn làm điều này khéo léo thì gần như bạn không còn phải năn nỉ, nài ép khách nữa mà khách sẽ tự động nhờ bạn mở cánh cửa để họ bước vào. Lúc đó, bạn đã thành công khi bán cho người khác một tương lai.

Vì thế, nghề Sale là một nghề rất đẳng cấp và sáng tạo.

Nguồn: quachtuankhanh.net

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More