MY' HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

5 thg 2, 2010

Cảm nhận một ngày cuối năm

Hơn 5 năm sống trên đất Sài thành, tôi vẫn thấy mọi vật không hề thay đổi mỗi độ Xuân sang. Chắc hẳn vào thời điểm này mỗi người trong chúng ta đều cảm thấy xôn xao, rạo rực.

Người Sài Gòn thì đua nhau mua sắm Tết, người dân ở tỉnh lên nô nức chuẩn bị hành lý về thăm quê sau một năm dài xa cách.

Các trung tâm thương mại, siêu thị chật kín chị em đi mua sắm Tết, ai cũng say sưa lựa chọn nào bánh trái, hạt dưa, .. bởi mọi người đều mong muốn gia đình mình thật ấm cúng, thật sung túc trong ngày Tết cổ truyền.

Lúc còn nhỏ, tôi cũng như mọi người đều trông chờ vào ngày Tết chỉ để được lì xì ,được mặc những bộ quần áo mới thật đẹp để khoe với đám bạn thân, được ba mẹ dẫn đi sở thú, công viên chơi. Ôi, thích thật!

Còn bây giờ, khi lớn lên tôi chỉ mong đến ngày Tết để được về sum vầy cùng gia đình, cùng ba mẹ, để được nô đùa cùng lũ cháu mới bặp bẹ "dì ơi". Để lại được nũng nịu với mẹ ngày mùng 01 Tết "Mẹ ơi, lì xì cho con".

Đã bao năm trôi qua, đã qua biết bao cái Tết, vậy mà cái mỗi độ đến Tết, cảm xúc về ngày Tết vẫn không phai trong lòng mỗi người.

Email, chất lượng quan trọng chứ không phải số lượng

Mọi thứ về email marketing là chất lượng: Chất lượng nội dung và chất lượng danh sách địa chỉ email. Nó đơn giản không phải là quẳng nội dung vào một email và rồi gửi nó tới một danh sách lớn các địa chỉ email chưa được lựa chọn.

Giữ cho nội dung đơn giản và có giá trị là yếu tố then chốt trong việc phác thảo một thông điệp email chất lượng. Cố gắng nhét những thông tin vô ích vào một thông điệp email sẽ mang đến cho người nhận một ít lựa chọn, nhưng có thể dễ dàng bỏ qua với một cú click chuột vào “next”, “delete” hoặc thậm chí là tệ hơn là “spam”.

Dưới đây là một vài thủ thuật nhỏ giúp nâng cao chất lượng khi thiết kế nội dung của một email marketing.

Tập trung tạo ra sự tương thích và giá trị.

Luôn hỏi, “khán giả của tôi có thực sự đánh giá cao những gì tôi gửi cho họ?” Giữ cho bố cục luôn rõ ràng và dễ dàng cho việc sử lý thông điệp.

Nghĩ về sườn của chiếc xe buýt.

Thiết kế nội dung giống như bạn dự đính thiết kế nó để trình bày trên sườn của một chiếc xe buýt trong thành phố và mọi người sẽ nhận ra nó khi mà chiếc xe buýt chạy qua khá nhanh. Giống như một quảng cáo trên chiếc xe buýt đang chạy, thông điệp của bạn có thể chỉ dành được sự chú ý của mọi người trong một hoặc hai giây. Hãy đảm bảo rằng, nó được thể hiện tốt để mọi người có thể dễ dàng nhận thấy những gì bạn cung cấp và cách họ có thể liên hệ với bạn.

Cung cấp những thông tin tốt nhất chứ không phải tất cả.

Khi gửi các email có nôi dung dựa trên một bài báo, cố gắng đừng mang cả bài báo vào đó; chỉ cung cấp những đoạn trích ngắn cho thấy sự quan trọng cùng với một link liên kết với bài báo đó trên website của bạn.

Chỉ sử dụng những địa chỉ email có giá trị.

Giữ cho danh sách địa chỉ email chỉ gồm những địa chỉ thực sự đánh giá cao nội dung email của bạn. Đây là những địa chỉ biết bạn là người gửi email cho họ, và tại sao họ nhận email. Họ thích thú trong việc mở thông điệp của bạn và đọc những gì bạn phải viết trong đó.

Gửi email đến một lượng khán giả quá lớn có thể thường dẫn đến những yếu kém trong việc phát tán – do lượng địa chỉ không có giá trị quá cao và những than phiền do không muốn nhận email (spam). Luôn nhớ rằng, một khi hiệu quả phát tán đi xuống, khả năng với tới khán giả nhỏ hơn.

Xây dựng danh sách của bạn liên tục vơi từng địa chỉ một.

Để có thể xây dựng một danh sách email chất lượng, yếu tố then chốt là mời những khán giả tiềm năng điền vào một mẫu xác nhận, trong đó nhấn mạnh lợi ích của việc trở thành thành viên. Gia tăng danh sách băng cách chọn lựa từng địa chỉ một từ danh sách trước đó được quản lý kém hoặc danh sách được bạn mua về sẽ mang lại kết quả như mong đợi.

Điểm then chốt là đây: Chất lượng email sẽ được tưởng thưởng và ngược lại. Ngày nay, ISPs sử dụng bộ lọc mail rất tinh vi có thể dễ dàng nhận ra người gửi, người muốn nhanh chóng tìm ra một số lượng lớn các địa chỉ email và không quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ marketing lâu dài với những khán giả có lựa chọn.

Hãy chứng minh cam kết về chất lượng của bạn bằng cách tạo ra những nội dung hấp dẫn mà người đọc chắc chắn sẽ đánh giá cao.

Chứng minh cam kết của bạn đối với chất lượng bằng việc viết ra nội dung hấp dẫn mà người đọc sẽ chắc chắn đánh giá cao.

Theo Lanta Brand

Làm sao tận dụng hiệu quả của các mạng xã hội mà không “làm phiền” người sử dụng

Làm sao tận dụng hiệu quả của các mạng xã hội mà không “làm phiền”  người sử dụng
Việc phải thường xuyên nhận hàng tá thư mời đăng ký thành viên của một mạng xã hội hay tải một chương trình ứng dụng nào đó đã trở nên nhàm chán đối với những người sử dụng mạng xã hội.


Điều này gây không ít thách thức cho những marketer đang tìm kiếm cách thức sử dụng những mạng này để khuấy động fan hâm mộ hay khai thác mối quan hệ với khách hàng.

Theo khảo sát của Cục quảng cáo trực tuyến Anh Quốc, gần 1/3 những người tham gia mạng xã hội cho biết họ đã quá nhàm chán với những lời yêu ca tham gia mạng xã hội hay thử những chương trình ứng dụng mới. Điều này có nghĩa là những marketer cần phải liên tục đổi mới nếu họ muốn tận dụng sức mạnh của mạng xã hội và khuyến khích người sử dụng tham gia vào những trang web do họ tài trợ.

Khi được hỏi “Điều gì bạn không thích ở một mạng xã hội?”, có 31% người trả lời là họ nhân quá nhiều thư đề nghị sử dụng những ứng dụng mới. 16% cho rằng xuất hiện những quảng cáo không phù hợp với họ. Khoảng hơn 5% than phiến về những thông điệp từ các nhãn hiệu và 5% khác lại ca thán về sự lạm dụng của các mạng xã hội. 12% không có phàn nàn và 7% đã đăng ký đề tìm hiểu thêm về nhãn hiệu.

“Xét theo quan điểm của marketer, mạng xã hội rất tuyệt vời về lý thuyết”, theo Alistair Beattie, Giám đốc bộ phận kế hoạch chiến lược của AKQA, Luân Đôn. “Đó là một nhóm người có nhiều thời gian và luôn thích tìm hiểu về các nhãn hiệu. Cái khó là họ xem đây là không gian riêng để tiêu khiển và luôn “kháng cự” với những gì được cho là quảng cáo trong không gian riêng của mình.

Hạn chế spam

Amy Kean, giám đốc marketing cao cấp của IAB cho biết: “Mặc dù mạng xã hội đã trở nên quen thuộc, nhưng cuộc nghiên cứu trên đã chỉ ra tầm quan trọng của việc tôn trọng người sử dụng. Họ sẽ không phản hồi những thư rác và quảng cáo không liên quan. Do đó việc quản lý những thông tin quảng cáo này sẽ là ưu tiên hàng đầu của các mạng xã hội".

AKQA đã thành công với Marmite* trên Facebook. Thông điệp quảng cáo của nhà sản xuất bánh mì này là “Yêu nó hay ghét nó” (Love it or hate it), thông điệp này tạo ra các chủ đề bàn tán trên các mạng xã hội. Các fan đã post các công thức, thảo luận các cách thức chế biến kì lạ để thưởng thức loại đặc sản này. Họ còn kể những truyền thuyết về món ăn này và chia sẽ sự khó chịu khi không thể mua loại bánh mì này ngoài nước Anh.

Theo Beattie quảng cáo trên các mạng xã hội “vẫn theo phương pháp tiếp cận gián đoạn truyền thống theo kiểu tích góp những thông điệp mà người sử dụng yêu thích”.
Khảo sát của IAB đã chỉ ra rằng: Những nội dung chuyên biệt sẽ thu hút 28% người sử dụng và những thông điệp mạng lại những lợi ích thiết thực sẽ thu hút 37%. Đây là chìa khóa cho những phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng trên mạng xã hội. Trong đó chỉ có 5% cho là họ không thích các thông điệp mà nhãn hiệu truyền tải.

Điều này cho thấy những cơ hội lớn dành cho marketer nếu họ biết đánh đúng vào nhu cầu của người dùng. “Để trở nên thân thuộc, các nhãn hiệu cần có tính cách và ai đó có thể kết bạn”, Beattie cho biết “nguyên tắc chính là đưa ra những lợi ích mà không có ở đâu khác hay những lợi ích mang tính cộng đồng. Những nhãn hiệu cũng là một phần trong cuộc sống của mỗi người và họ đều cảm thấy vui vẻ khi được xem như là bạn của một nhãn hiệu nào đó.”

Khảo sát của IAB trên 2,000 người sử dụng internet cũng chỉ ra rằng mạng xã hội đang ngày trở nên thân thuộc hơn trong môi kinh doanh hiện tại. 41% cho rằng họ ngày càng tin tưởng và đánh giá cao những ý kiến và nhận xét của bạn bè và người thân trên mạng xã hội.



Nguồn VNBranding

Email đầu tiên: linh hồn của chiến lược email marketing

Email đầu tiên gửi đến khách hàng (welcome email) được xem là một trong những vũ khí quan trọng nhất của công ty khi sử dụng chiến lược email marketing. Tuy nhiên không hẳn tất cả các marketer đều biết cách khai hỏa chúng.



Welcome email là email đầu tiên mà công ty gửi đến khách hàng sau khi họ đăng ký trên trang web của công ty với mong muốn nhận được các dịch vụ trên mạng, bản tin nội bộ, cập nhật thông tin doanh nghiệp hay các chương trình khuyến mãi sản phẩm… Một welcome email thông thường sẽ bao gồm lời cảm ơn khách hàng đã đăng ký dịch vụ; mật khẩu khi đăng ký sử dụng; đường dẫn vào trang web của công ty; cách thức để hủy đăng ký hoặc để cập nhật thông tin người sử dụng, địa chỉ email để trả lời mọi thắc mắc.

Welcome email là cơ hội marketing tuyệt vời vì khả năng người tiêu dùng mở thư này cao hơn nhiều so với các email spam khác bởi khách hàng quan tâm và muốn tiếp nhận nhiều thông tin về công ty và các sản phẩm dịch vụ. Và tất nhiên, thông qua email đầu tiên này, giao tiếp giữa khách hàng và công ty sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Có thể nói toàn bộ chiến lược tiếp thị bằng thư điện tử có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào lá thư đầu tiên này. Vậy tại sao không tận dụng cơ hội này để gây ấn tượng với người tiêu dùng khi welcome email mang lại rất nhiều lợi ích?

Hiệu quả cao

Theo nghiên cứu của Hội Marketing trực tiếp New York, Suốt hai năm qua, welcome email đóng vai trò quan trọng nhất trong marketing bằng thư điện tử vì thể hiện được giao tiếp hai chiều. Doanh nghiệp nhận biết sự quan tâm của khách hàng, khách hàng được cung cấp thông tin liên quan đến doanh nghiệp mà họ mong muốn được tiếp nhận. Hội Marketing trực tiếp New York đã nghiên cứu những welcome email của 118 công ty bán lẻ lớn tại Mỹ như Art.com, Best Buy, Coach, Drug-store.com, Gap, HP, Macy’s, Target… để tìm hiểu các công ty này nắm bắt và tận dụng “ấn tượng đầu tiên” của khách hàng như thế nào thông qua welcome email. Nghiên cứu cho thấy trong năm 2007, 72% các nhà bán lẻ gửi welcome email cho khách hàng so với 62% vào năm 2006. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của welcome email. Đồng thời, 98% những welcome email đều có đường dẫn đến các trang mua sắm của công ty thay vì chỉ có 88% vào năm 2006. Các doanh nghiệp ngày nay đã biết cách sử dụng welcome email để tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận càng nhiều thông tin của doanh nghiệp càng tốt.

Khả năng tiếp cận nhanh

Email đầu tiên gởi đến khách hàng càng gần với thời gian đăng ký tài khoản trên trang web, tỉ lệ thành công càng cao và còn chứng tỏ sự năng động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Hội Marketing trực tiếp New York cho thấy 61% doanh nghiệp gửi welcome email chỉ trong vòng 10 phút sau khi người tiêu dùng đăng ký tài khoản trên trang web của họ. 19% doanh nghiệp thì phải mất thời gian lâu hơn nhưng cũng không quá 24 tiếng. 13% doanh nghiệp khác thì trong vòng một tuần mới gởi email đầu tiên đến người tiêu dùng. Có đến 6% doanh nghiệp trong cuộc nghiên cứu hơn một tuần mới gởi email đầu tiên. Trì hoãn việc gởi email đầu tiên đến khách hàng là nguyên nhân chính khiến email của bạn có thể bị xóa bỏ vì có thể khách hàng sẽ quên mất họ đã đăng ký để nhận email.

Thu thập nhiều thông tin

Các công ty đang cố gắng cải tiến hình thức welcome email để thu hút khách hàng, chẳng hạn thay vì gửi những email toàn chữ, họ sẽ gửi những email có nội dung HTML hay XHTML (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản). Nội dung sinh động, hình thức phong phú sẽ khiến người tiêu dùng nhớ nhiều đến trang web và quay lại thường xuyên.

Các công ty không muốn đặt ra nhiều câu hỏi chi tiết khi đăng ký sử dụng email vì nếu mất nhiều thời gian, người đăng ký sẽ chán nản và ngừng ngay công việc. Tuy nhiên, không có thông tin đầy đủ về khách hàng sẽ khiến công ty gặp nhiều khó khăn khi không hiểu biết nhu cầu, mong muốn của họ và sẽ không thể gởi đi những email đáp ứng được mong đợi của khách hàng. Welcome email có thể giúp công ty khắc phục điều này bằng cách cập nhật thông tin về khách hàng mỗi khi họ mở email, theo dõi những mong muốn của họ, công ty sẽ trải nghiệm nhiều hơn, cảm nhận nhiều hơn về khách hàng của mình.

Lưu ý khi xây dựng welcome email

1. Đồng bộ với toàn chương trình

Welcome email được xem là khởi đầu mối quan hệ giao tiếp bằng email với khách hàng. Do đó, welcome email phải đồng bộ với các email thông tin tiếp theo về hình thức, cách diễn đạt. Các marketer thường không sáng tạo mà chỉ phụ thuộc khuôn mẫu vào welcome email có sẵn mà không phù hợp với toàn bộ chương trình tiếp thị bằng thư điện tử sẽ ứng dụng tiếp sau.

2. Luôn nhắc khách hàng nhớ về lợi ích của mối quan hệ email

Luôn nhắc khách hàng tại sao họ nên đăng ký sử dụng và theo dõi những email của doanh nghiệp. Hãy cho họ những lý do họ nên làm thế để gia tăng lợi ích của mối quan hệ giao tiếp bằng email này.

3. Tiếp cận khách hàng đúng mục tiêu đặt ra

Đừng gởi một email đầu tiên dài loằng ngoằng những thông tin không cần thiết. Hãy xác định rõ mục tiêu của công ty khi sử dụng chương trình tiếp thị bằng thư điện tử là gì? Liệu bạn đang muốn hướng khách hàng đến một trang web mua sản phẩm dịch vụ ? Hay bạn đang muốn sử dụng thư điện tử để xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp mình? Hay đơn giản bạn chỉ muốn khách hàng đọc những bài viết hay xem những banner quảng cáo trên trang web? Hãy tập trung vào mục tiêu ngay từ email đầu tiên gởi đến khách hàng.

4. Kèm theo quà tặng, khuyến mãi

Quà tặng hay khuyến mãi luôn là động lực để thúc đẩy khách hàng hành động. Vì thế trong email đầu tiên, hãy cung cấp cho khách hàng những cơ hội được nhận quà hay khuyến mãi. Nếu trang web của bạn là một trang chuyên cung cấp bài viết qua mạng thì hãy tặng thêm cho khách hàng những bài viết nho nhỏ khác khi họ đăng ký mua một bài đặc biệt. Hoặc cho khách hàng một cơ hội rút thăm trúng thưởng khi họ vào thăm trang web. Nên nhớ, hãy tạo sự cạnh tranh bằng cách giới hạn thời gian cho việc áp dụng khuyến mãi, tặng quà này.

5. Số lượng email tiếp cận khách hàng

Chỉ cần ba welcome email là đủ nhận biết khách hàng muốn nhận hay từ chối cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp. Email đầu tiên để xác nhận đăng ký sử dụng và biết được khoảng thời gian mà khách hàng mong muốn giao tiếp bằng thư điện tử tiếp theo - hàng tuần hay hàng tháng. Email thứ hai sẽ tạo cơ hội cho khách hàng nhận thức liệu họ đã nhận được những thông tin thực sự quan trọng với họ chưa, hay chỉ là những thông tin chung chung không đáng quan tâm. Email thứ ba nên khéo léo thu thập ý kiến của khách hàng liệu họ có mong muốn nhận thông tin từ doanh nghiệp nữa hay không hoặc doanh nghiệp cần bổ sung những thông tin cần thiết gì khác.

Theo DDDN

Làm Thế Nào Để E Marketing Hiệu Quả

Khi công ty bạn đã xây dựng website, bạn cần thực hiện chiến lược e marketing để thu hút khách hàng đến website của mình. Đặt banner trên các báo điện tử, đưa video clip lên YouTube để chia sẻ với cộng đồng, nhờ các “hot” blogger viết bài giới thiệu… Có rất nhiều công cụ quảng bá khác nhau trên Internet mà marketer có thể lựa chọn. Nhưng làm thế nào để các công cụ phát huy hiệu quả thể hiện ở việc lôi kéo được nhiều khách hàng mục tiêu đến với chiến dịch là câu hỏi mà không phải marketer nào cũng có thể trả lời.



I - Blogging - Tận dụng sức mạnh của quyền lực thứ năm

Ra đời sau báo hình, báo in, báo tiếng, báo điện tử nhưng blog đang nhanh chóng vươn lên trở thành quyền lực thứ năm trong giới truyền thông.

Một câu chuyện có thực tại Malaysia

Ngày 20.6.2008, Kenny Sia, blogger nổi tiếng nhất tại Malaysia than phiền về chất lượng thức ăn phục vụ trên chuyến bay của Hãng Hàng không Air Asia trên blog của mình kèm theo hình minh họa. Ngay trong ngày, độc giả trên blog của Kenny đã viết hơn 20 trang A4 phê bình chất lượng thức ăn của Air Asia. Một tuần sau đó, Kenny nhận được lời mời của Air Asia tham dự buổi ra mắt thực đơn mới cho chuyến bay. Một chút do dự, nhưng rồi Kenny quyết định tham gia sự kiện này. Hình thức trình bày, mùi vị của món ăn mới gây ấn tượng tốt cho Kenny. Ngay sau chương trình, đích thân Tony Fernandes - Chủ tịch Tập đoàn Air Asia đã gọi điện thoại cảm ơn sự có mặt của Kenny. Khi trở về nhà, anh đã viết lại trên blog những ấn tượng của mình về cuộc trải nghiệm sản phẩm và đăng tải toàn bộ hình ảnh cùng minh chứng về cuộc điện thoại của Tony. Lần này, độc giả của Kenny đã đưa ra hơn 223 lời bình tích cực.

Blogging - gắn thương hiệu với “hot“ blogger

Sử dụng “hot” blogger để quảng bá sản phẩm hay đánh bóng tên tuổi của một thương hiệu đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng ba năm nay, cùng với sự phát triển của Yahoo!360. Người tiêu dùng thường tin những người họ quen biết hay những tên tuổi lớn trong thế giới blog(hot blogger) hơn là những quảng cáo trên báo hay tivi. Blogging là một hình thức quảng bá có mức độ tin cậy cao, một dạng marketing truyền miệng online. Doanh nghiệp có thể tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu nhờ tính cộng đồng của blog, tạo độ phủ cũng như sức lan tỏa mạnh mẽ vì blogger là những người năng động và rất tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng như , mạng xã hội… Và có thể nhận được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng một cách nhanh chóng.

“Công thức” truyền miệng hiệu quả trên blog

Câu chuyện trên đây cũng cho thấy rõ sử dụng hot blogger cũng có những thách thức nhất định. Sử dụng đúng cách thì tạo ra hiệu quả, ngược lại có thể phản tác dụng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của doanh nghiệp.

1. Chọn đúng “những người có ảnh hưởng” (Influencer): Đây là phần quan trọng nhất của toàn chiến dịch liên quan đến việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tùy theo quy mô, đặc tính sản phẩm, thông điệp mà có thể chọn nhiều dạng blogger khác nhau, có thể nổi tiếng hoặc không nổi tiếng, hoặc có thể là ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ trong một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, tất cả những người này đều phải có liên quan đếnthương hiệu, thông điệp sản phẩm và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng blogger mà nhãn hàng đang hướng tới. Tầm ảnh hưởng của blogger được xác định dựa trên chất lượng bài viết, số lượng lời bình và danh sách bạn bè của họ.

2. Truyền đạt tinh thần của sản phẩm, thông điệp: Chỉ khi cảm nhận được cái “hồn” và thông điệp của sản phẩm, thì các blogger mới có thể giới thiệu một cách rõ ràng, cuốn hút và tự nhiên. Vì thế, hãy phân tích cho họ hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm, nhất là các điểm mạnh, khuyến khích họ đối thoại, chất vấn và trải nghiệm để yêu thích sản phẩm thật sự và trở thành “đại sứ” của thương hiệu, chứ không đơn thuần là một người đưa tin.

3. Kiểm soát chất lượng của bài viết: Doanh nghiệp hay các công ty quảng cáo không thể viết thay cho blogger vì sẽ làm mất tính tự nhiên và làm giảm sức hấp dẫn của blog. Thay vào đó, hãy đảm bảo quyền lợi của nhãn hàng bằng cách đánh giá và chỉnh sửa những đại ý mà blogger đưa ra trước khi viết. Sau khi thống nhất, để cho họ tự do thể hiện bằng ngôn ngữ và phong cách của mình trên cơ sở khuyến khích người khác nghĩ tốt về sản phẩm.

4. Kết hợp với các công cụ online khác: Quảng bá bằng blog nên kết hợp với các công cụ online mang tính cộng đồng và tương tác cao như chat, diễn đàn, mạng xã hội… để tạo độ phủ và gia tăng sức ảnh hưởng của chiến dịch.

5. Thu nhận và đánh giá phản hồi: Các công ty nên có những đánh giá định kỳ về phản hồi của người tiêu dùng qua những suy nghĩ, ý kiến trên diễn đàn, chat, lời bình trên blog, mạng xã hội… do các hot blogger báo cáo về để có những điều chỉnh thích hợp.

6. Duy trì mối quan hệ với blogger: Các hot blogger, những người đã có cơ hội trải nghiệm với sản phẩm và gắn bó với bạn trong một thời gian có thể sẽ tiếp tục ủng hộ bạn trong các lần tung sản phẩm hoặc chiến dịch khác. Trong mỗi sự kiện liên quan đến thương hiệu, bên cạnh danh sách khách mời báo chí, đừng quên gửi thiệp mời cho những hot blogger có sức ảnh hưởng tới thương hiệu. Hãy xây dựng mối quan hệ và giữ liên lạc với họ để triển khai các chiến dịch tiếp theo.

II - Brand widget - sức mạnh công nghệ và sự sáng tạo

Trong chiến dịch marketing cho gói sản phẩm quần jeans và giày dép mới đây, Levi’s đã tung ra một widget gồm các slide mô tả sản phẩm, kèm theo những đoạn nhạc để tăng sự thu hút với những phụ nữ thành thị và một mẩu giấy điện tử có thể chỉnh sửa để người dùng để lại tin nhắn hay thông báo nơi họ sẽ đến mua hàng. Kết quả, sản phẩm đã được bán hết chỉ trong vòng chưa đầy một ngày.

Quảng bá thương hiệu bằng widget

Widget là một mẩu (box) nội dung di động có mã số có thể được cài đặt và hoạt động trong bất kỳ đoạn mã HTML riêng lẻ trên trang web, trang chủ cá nhân, màn hình vi tính, blog hoặc mạng xã hội của người sử dụng cuối mà không cần biên dịch. Widget thường tồn tại dưới dạng DHTML, JavaScript, hoặc Adobe Flash và làm việc như một chương trình hoặc ứng dụng mini. Widget thường bao gồm tin tức, thời tiết, đồng hồ, game..

Quảng bá thương hiệu bằng widget là cách tạo ra một chương trình có những ứng dụng hữu ích liên quan đến sản phẩm, thương hiệu để thu hút người sử dụng tải về máy tính, trang web, blog, mạng xã hội… Widget nhận được sự tin tưởng rất cao của người dùng Internet vì nó được chính họ lựa chọn và chủ động tải về, công cụ này cũng tạo sự tương tác thường xuyên với khách hàng khi hiện trên màn hình máy tính của họ mỗi ngày và có sức lan tỏa lớn vì có thể được chia sẻ với nhiều người.

Bí quyết tạo một widget hiệu quả

Để đạt được hiệu quả, những widget quảng bá thương hiệu phải lôi kéo được nhiều người dùng sử dụng thường xuyên, có những ứng dụng phổ biến và nhất là đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Muốn vậy, các marketer cần lưu ý:

1. Đem lại giá trị cho người dùng: Widget phải có những yếu tố giải trí (game, đố vui, những đoạn quảng cáo phim...), gia tăng sức ảnh hưởng của người sử dụng với cộng đồng qua việc để họ thể hiện bản thân theo những cách mới lạ như cá nhân hóa các slide, nâng cấp chủ đề tin nhắn, tạo playlist trong MP3… đồng thời phải thường xuyên tăng thêm những đặc điểm mới để lôi cuốn người dùng quay trở lại.

2. Đơn giản, tập trung và có liên quan: Bạn cần tạo ra một vài ứng dụng chính làm nổi bật thông điệp mà vẫn có đủ sức thu hút chỉ với vài cú click chuột.

3. Gia nhập vào những trang web quyền lực: Các mạng xã hội như MySpace hay Facebook đều có chính sách mở các platform cho những nhà phát triển widget. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để quảng bá thương hiệu với các thành viên trong mạng xã hội và bạn bè của họ qua việc cho phép người dùng dễ dàng tương tác và chia sẻ nội dung.

widget trên Facebook – quảng bá thương hiệu trong một mạng lưới khổng lồ

4. Tối ưu hóa mức độ sử dụng: Những widget được cài đặt đều gửi về một file có mã số riêng, vì thế có thể nhanh chóng nhận được phản hồi và phát triển nội dung theo nhu cầu của người dùng. Bạn cũng có thể linh động trong việc điều chỉnh ngân sách và chiến lược để trở thành kênh quảng bá tốt nhất.

5. Lên kế hoạch cho những chiến dịch tiếp theo: Khi chiến dịch kết thúc, thay vì bỏ mặc nội dung gốc của một widget, bạn có thể duy trì cho một chiến dịch tiếp theo bằng cách tạo ra nội dung mới dựa trên phản hồi của người dùng.

6. Bắt kịp hành vi của người sử dụng: Xu hướng trong giao tiếp và tự thể hiện của cộng đồng mạng đang có nhiều thay đổi như gửi tin nhắn nhiều hơn email và các tin nhắn xuất phát từ profile trong mạng xã hội ... Do đó, bạn phải tạo ra các widget phù hợp với những hành vi mới của người dùng để tăng tính cạnh tranh. Các thương hiệu thất bại trong việc tương tác với người dùng có thể là do không tạo mối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng lớn, hoặc để cho các đối thủ cạnh tranh có được mối quan hệ với họ.

III - Email marketing - khó nhưng không phải là không thể

38% số người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi 18-30 có sử dụng email, con số này ở độ tuổi 41-50 là 34%. Theo nghiên cứu của AC Nielsen 2008, email đứng thứ tư trong các hoạt động được sử dụng nhiều nhất trên Internet. Đặc biệt ở TP.HCM, mức độ sử dụng email hàng ngày và thường xuyên chiếm đến 73% (theo nghiên cứu của FTA 2008). Những con số trên khiến các marketer không thể bỏ qua công cụ quảng bá đầy tiềm năng: Email marketing.

Lợi thế của email marketing

Chỉ trong tích tắc có thể chuyển cùng một thông điệp tới hàng trăm ngàn người với chi phí chỉ bằng 1/5, thậm chí chỉ 1/10 so với gửi thư thông thường; nội dung sống động với hình ảnh, âm thanh, video… mà không tốn chi phí in ấn, xuất bản, lại dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa; có thể đo lường hiệu quả và nhanh chóng nhận được phản hồi từ khách hàng… Đó là những ưu điểm mà email marketing có thể tạo ra cho chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với việc phát triển email marketing là nỗi lo ngại bị xem là hình thức “spam” hộp thư của khách hàng.

Thực hiện email marketing hiệu quả

Email marketing có tạo ra được hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và quá trình thực hiện của các doanh nghiệp, trong đó có năm vấn đề đáng chú ý sau:

1. Đúng người: quan trọng nhất trong việc sử dụng email marketing là có một danh sách khách hàng mục tiêu đồng ý nhận email. Danh sách này có thể được tạo ra bằng những mẫu đăng ký thành viên trên trang web, tổ chức sự kiện online/offline… Đây chính là những người có quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu nên tỉ lệ nhận và mở email sẽ rất cao.

2. Đúng nội dung: Các nhà cung cấp dịch vụ email đều có hệ thống chấm điểm “spam” như cách thể hiện tiêu đề, sự liên quan giữa tiêu đề và nội dung, dung lượng hình trong một email… Nếu người dùng nắm rõ các quy tắc này sẽ thiết kế được một email “hợp pháp”. Cũng cần đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ để nhận thông báo khi email bị coi là phiền nhiễu, nhanh chóng đưa email của các khách hàng này ra khỏi danh sách. Để tạo nội dung hấp dẫn, email mẫu nên được thiết kế có độ rộng dưới 500 pixel, tựa đề dưới 35 ký tự và không nên sử dụng tiếng Việt có dấu, để thông điệp chính bên tay trái và nên có những văn bản thay thế cho hình ảnh vì một số công cụ như Microsofr Outlook có tính năng chặn hình ảnh. Điều quan trọng là nội dung nên được thiết kế động và cá nhân hóa.

3. Đúng thời điểm: Tìm hiểu thói quen của đối tượng để email có cơ hội được mở ra nhiều nhất. Email cho doanh nghiệp nên gửi vào ban ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, email cho người tiêu dùng thì nên gửi vào thứ Hai hoặc thứ Năm là lúc người ta sử dụng email nhiều nhất.

4. Đúng tần suất: Những email có cùng một nội dung chỉ nên gửi 2-4 lần/tháng cho cùng một đối tượng. Ít hơn số này thì chưa tạo ra độ nhận biết còn nhiều hơn thì sẽ gây phản cảm.

5. Đúng kênh truyền thông: Email khi kết hợp với các công cụ khác sẽ tạo được hiệu quả rất cao như kết hợp với direct mail (dùng email để thông báo trước rồi gửi thư trực tiếp đến những người có phản hồi với email thì cơ hội sẽ cao hơn do đã chọn được đối tượng có quan tâm đến chương trình).

Để đo lường hiệu quả và có những thay đổi thích hợp, doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các báo cáo về: tổng số email được gửi đi, tỉ lệ email bị trả về, tỉ lệ email bị từ chối, tỉ lệ email được mở, mở như thế nào, ở đâu, tỉ lệ click đường dẫn… Những thông số cơ bản như tỉ lệ trả về, tỉ lệ từ chối và phản hồi doanh nghiệp có thể tự làm, nhưng để tính được tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) thông thường sẽ phải nhờ đến agency.

Theo Tạp chí Marketing

6 xu hướng truyền thông xã hội năm 2010

Năm 2010, các mạng xã hội thậm chí sẽ càng phổ biến hơn, được ứng dụng trên thiết bị di động nhiều hơn, chiếm ưu thế hơn.

Năm 2009, chúng ta đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của truyền thông xã hội. Theo Nielson Online, chỉ tính riêng Twitter đã tăng 1,382% vào tháng 2 so với cùng kì năm ngoái, đạt hơn 7 triệu lượt truy cập trên tổng số lượt truy cập trong tháng. Trong khi đó, Facebook cũng tiếp tục vượt xa MySpace. Vậy có thể hình dung truyền thông xã hội thế nào trong năm 2010?

Các xu hướng gần chúng ta có thể sớm nhìn thấy trong năm tới là:

1. Các mạng xã hội bắt đầu bớt đi tính xã hội

Với sự phát triển phổ biến hơn của hệ thống mạng xã hội, nhóm, danh mục và mạng ngách, các mạng này bắt đầu trở nên “độc quyền”hơn. Không phải ai cũng có thể nhanh chóng làm quen tính năng mới - tính năng tạo danh mục - của Twitter, và khi các mạng được lan truyền rộng rãi, có khả năng các hành vi của cư dân mạng như “ẩn giấu” đi những thông tin cập nhật sẽ trở nên phổ biến hơn, những thông tin này vốn thường xuất hiện trong tính năng cập nhật tin tức mới của Facebook.

Có lẽ đây chưa hẳn là việc thiếu đi tính xã hội, nhưng nó dường như cho ta thấy việc tách giá trị ra khỏi hệ thống mạng - trong khi loại bỏ những tính năng rườm rà.

2. Các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội mở rộng phát triển

Có tương đối ít các công ty lớn vạch ra các sáng kiến mang tính xã hội vượt xa được các sáng kiến tiếp thị và truyền thông độc đáo. Dịch vụ mới Twelpforce của hãng Best Buy đã huy động hàng trăm nhân viên trợ giúp khách hàng thông qua tiểu blog Twitter. Những nhân viên này được giám sát thông qua một hệ thống tích hợp có tính năng theo dõi những người truy cập. Đây là một dấu hiệu mới cho năm 2010, khi mà các công ty có xu hướng giảm chi phí và dự tính phục vụ khách hàng tốt hơn thông qua việc ứng dụng công nghệ mạng xã hội.

3. Kinh doanh truyền thông xã hội có vai trò ngày càng quan trọng

Các mạng tương đối mới như Foursquare được chào đón nhờ việc tập trung vào tính năng cung cấp mạng cho khu vực và điện thoại di động. Tuy nhiên, trò chơi trong mạng này cũng có chất lượng tương tự đối với cư dân mạng như các mạng khác. Các thành viên tham gia nhận được sự khích lệ và giải thưởng qua từng cấp độ cao hơn. Và công nghệ này nhắc nhở bạn rằng bạn bè của bạn chỉ cách 1 bước là có thể đánh cắp “chức thị trưởng” mong ước của bạn. Khi các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong và ngoài mạng, họ có thể áp dụng chính sách “củ cà rốt” để tăng tính cạnh tranh thân thiện.

4. Các công ty sẽ có chính sách truyền thông xã hội (và điều này thật sự cần thiết)

Nếu công ty bạn đang làm việc chưa có một chính sách truyền thông xã hội với những quy định cụ thể về việc “liên kết” với các mạng xã hội khác, điều này rất có thể sẽ thay đổi trong năm tới. Từ việc tự cân nhắc bản thân bạn như một nhân viên trong cuộc cạnh tranh giữa các mạng xã hội, có thể bạn sẽ nhận thấy điều gì là hợp lí cho công ty mình khi đặt chân vào giới truyền thông xã hội.

5. Di động trở thành điểm mấu chốt của truyền thông xã hội

Cùng lúc với việc nghiêm cấm sử dụng các mạng xã hội của khoảng 70% các công ty thì doanh số bán hàng của các loại điện thoại thông minh “smartphone” ngày càng tăng, dường như dân cư mạng sẽ tìm cách “thỏa mãn” cơn nghiện truyền thông xã hội của mình thông qua các thiết bị di động. Thậm chí họ còn tranh thủ cả thời gian nghỉ ngắn ngủi nơi công sở để truy cập vào các mạng xã hội, miễn là tín hiệu di động hoạt động tốt và tránh được tai mắt của công ty. Kết quả là chúng ta sẽ thấy có thêm nhiều phiên bản di động từ mạng xã hội ưa thích.

6. Email không còn là phương tiện duy nhất để chia sẻ

Bài viết “Ứng dụng công nghệ iPhone” của tờ New York Times gần đây mới cập nhật thêm tính năng chia sẻ, cho phép người sử dụng dễ dàng chia sẻ một bài báo thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter. Nhiều website cũng đã ứng dụng tính năng này, và rất có thể tính năng này sẽ trở thành trào lưu chính trong hành vi của cư dân mạng thay cho thói quen sử dụng email trước kia. Và chắc hẳn những nhà cung cấp nội dung sẽ rất hài lòng khi khiến họ lựa chọn theo cách này.

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh nên chọn cách nào?

Khi các quan hệ kinh doanh càng phát triển, những tranh chấp xảy ra là điều không tránh khỏi những lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào vừa đảm bảo có lợi cho thương nhân vừa duy trì được mối quan hệ làm ăn là việc mà các thương nhân cần cân nhắc.

Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.

Việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan nhà nước và trọng tài thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư... Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý.

Thương lượng

Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

Hòa giải

Là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp.

Hình thức giải quyết này có nhiều ưu điểm: hủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải. Họ không bị gò bó về mặt thời gian như trong thủ tục tố tụng tại tòa án. Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Hòa giải là mong muốn của các bên dàn xếp vụ việc sao cho không có bên nào bị thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại tòa án.

Hình thức giải quyết này đặc biệt hiệu quả khi giải quyết những tranh chấp kinh doanh, thương mại mang tính chất kỹ thuật (xây dựng, tài chính ... ). Vì rằng, các bên trong vụ việc tranh chấp hoàn toàn có quyền chủ động trong việc tìm kiếm một hòa giải viên có đủ hiểu biết để tham gia giải quyết tranh chấp. Nhưng trong thực tiễn kiện tụng tại tòa thì các bên không có quyền lựa chọn cán bộ giải quyết trừ một số trường hợp phải thay đổi hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật. Một điều quan trọng khác mà các nhà kinh doanh cũng rất quan tâm là khi giải quyết bằng con đường này các bên kiểm soát được các tài liệu chứng cứ có liên quan (những bí mật kinh doanh) trong khi giải quyết tại tòa án thì các yêu cầu này không được đảm bảo do tòa án thực hiện xét xử theo nguyên tắc công khai.

Bên cạnh những ưa điểm trên, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định: Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án. Thủ tục này ít được sử dụng nếu các bên không có sự tin tưởng với nhau.

Trọng tài

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng. Đó là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuản tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.

Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.

Nhược điểm: Giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.

Tòa án

Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.

Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.

Chính vì những nhược điểm này mà hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án ít khi được các thương nhân lựa chọn và các thương nhân thường xem đây là phương thức lựa chọn cuối cùng của mình khi các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài không mang lại hiệu quả.


Sứ mạng hay lợi nhuận

Cơ hội kinh doanh mở ra ngày càng nhiều đã đặt các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt trước sự lựa chọn: theo đuổi sứ mạng kinh doanh hay chạy theo lợi nhuận?

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế, cơ hội kinh doanh xuất hiện ào ạt và liên tục, nhiều ngành nghề mới được hình thành. Thế giới ngày càng "phẳng" hơn, mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp với thị trường liên thông từ trong nước đến quốc tế, đồng thời mở ra một vấn đề mới cho các nhà lãnh đạo, đó là theo đuổi những giá trị kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (còn gọi là sư mạng) hay nhang cơ hội mới ập đến với mức lợi nhuận hấp dẫn. Điều đơn giản đầu tiên là lợi nhuận chỉ mang tính ngắn hạn trong khi sư mạng chính là mục đích cuối cùng.

Sự thay đổi môi trường kinh doanh

Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần chú trọng quản lý thật tốt khách hàng, sản phẩm, nguồn nhân lực, tài sản... là đã hoàn thành mục tiêu. Nhưng hiện nay, khi quá trình dân chủ hóa thông tin, tri thức diễn ra hàng ngày trên toàn thế giới thì những công nghệ, ưng dụng mới nhất, xu hướng ngành cũng như thông tin về thị trường, đối thủ... không còn là của riêng ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc bất kỳ ai. Mọi người đều có thể lấy thông tin bàng cách truy cập Internet.

Việc dân chú hóa thông tin và tri thức cũng cho phép ban lãnh đạo doanh nghiệp đào sâu tìm hiểu kiến thức về những ngành liên quan hoặc lĩnh vực mà họ quan tâm. Chính những kiến thức này sẽ là động cơ thúc đẩy lãnh đạo doanh nghiệp hướng Công ty mình thực hiện những hoạt động mới, tạo ra lợi nhuận và bành trướng doanh nghiệp nhưng lại dần xa rời sứ mạng doanh nghiệp.

Hiện có rất nhiều doanh nghiệp đi theo chiều hướng này. Ví dụ, ngành bất động sản cụ thể là xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê đang rất "sốt", đem lại lợi nhuận cao, thế là hàng loạt doanh nghiệp đổ xô vào đầu tư và quên mất sứ mạng chính của mình. Như một Công ty chuyên sản xuất cà phê nhận thấy thị trường phân phối sản phẩm tiêu dùng đang có tiềm năng, họ quyết định đổ hàng ngàn tỉ đồng thiết lập hệ thống phân phối bán lẻ trải dài cả nước. Lời lỗ của những dự án trên chưa biết thế nào nhưng trước mất là nguồn lực của họ đã bị dàn trải khiến lợi thế cạnh tranh đang dần suy yếu.

Kênh phân phối kia sẽ tồn tại như thế nào khi xu hướng người tiêu dùng đang dần chuyển sự tập trung vào siêu thị. Nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng 2007 của báo Sài Gòn Tiếp Thị ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ cho thấy, người tiêu dùng đang xem siêu thị là kênh mua sắm chủ yếu ở các mặt hàng tiêu dừng và gia dụng.

Tương tự như khi doanh nghiệp của bạn dễ dàng nắm bất thông tin của các ngành khác thì những Công ty ngoài ngành công không quá khó khăn để có thông tin về ngành hoạt động của bạn, thậm chí là cả thông tin về thị trường, xu hướng ngành, phát minh công nghệ... mà bạn đang có. Điều này sẽ thôi thúc những đối thủ tiềm năng nhảy vào, đối thù trực tiếp sẽ cạnh tranh gay gắt hơn. Và đây cũng là một động lực thúc đẩy các nhà lãnh đạo phát triển những định hướng kinh doanh mới, tạo ra lợi nhuận cao nhằm giảm thiểu rủi ro về ngành cũng như áp lực cạnh tranh.

Những vấn đề trên là thực tế cửa không ít doanh nghiệp lớn, được xem là hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Vậy nhà lãnh đạo phải làm thế nào, theo đuổi sứ mạng hay lợi nhuận?

Sứ mạng hay lợi nhuận

Một Tiến sĩ kinh tế học có tiếng ở Việt Nam nói rằng, vấn đề đơn giản hay phức tạp phụ thuộc phần lớn vào cách ta đặt vấn đề. Cũng giống như ngày xưa khi bao vây thành trì, vị tướng lĩnh chỉ nhìn thấy công thành là phương pháp duy nhất mà bỏ qua những phương pháp về ngoại giao, chính tri, kinh tế vì ông bị bó hẹp trong chính quan điểm của mình. Không thể trách vị tướng đó kém cỏi vì ông ta được đào tạo để chinh phạt. Giá trị để chứng tỏ bản thân ông là nhũng trận chiến, số lượng thành trì và tù binh chiếm được.

Tương tự với nhà lãnh đạo doanh nghiệp, không thể trách khi họ rời bỏ những giá trị cốt lõi để chạy theo lợi nhuận. Đương kim CEO của Motorola, Eo Zander là nhà quản ly xuất thân từ ngành tài chính, sau khi tại vị, ông đã tiến hành cắt giảm nhân sự tại Mỹ hàng loạt, chuyển các bộ phận hỗ trợ sang Malaysia và Philippines. Một sớm thực dậy, các nhà quản lý cấp trung của Motorola đến văn phòng không còn nhận được lời chào buổi sáng từ cô thư ký xinh đẹp mà thay vào đó là cuộc gọi từ Malaysla báo về lịch làm việc trong ngày, một email tư Philippines cung cấp các hồ sơ chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng. Những thay đổi của vị CEO này đã vấp phải sự phản đối rất lớn từ nhân viên, Chính quyền vì đã làm mất việc làm của hàng ngàn người Mỹ và chuyển một bộ phận doanh số không nhỏ của Motorola ra nước ngoài. Nhưng trong báo cáo tổng kết cuối năm 2005, lợi nhuận và tăng trưởng của Motorola lại cao hơn những gì người tiền nhiệm làm được.

Trở lại Việt Nam, rất nhiêu nhà lãnh đạo đang băn khoan liệu nên tập trung vào lợi nhuận hay sứ mạng cốt lõi của doanh nghiệp. Khó khăn của họ là đã đặt hai phạm trù lợi nhuận và sứ mạng ở hai khía cạnh đối nghịch nhau. Trong triết học duy vật biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen nói rằng, bên trong mâu thuẫn có sự thống nhất với nhau, mâu thuẫn là tiền đề đề phát triển tiến bộ xã hội. Sự phủ định của những mâu thuẫn này mang tính biện chứng, tức chúng không phủ định hoàn toàn mà chi phủ định những mặt gây hạn chế, kìm hãm sự phát triển của nhau. Khi loại bỏ những yếu tố này thì những yếu tố mâu thuẫn sẽ kết hợp với nhau, tạo nên bước nhảy cho xa hội.

Nên áp dụng quy luật trên vào hai phạm trù sư mạng và lợi nhuận, xem lợi nhuận như một công cụ để duy trì mục tiêu sứ mạng của doanh nghiệp. Khi đó, mục tiêu hàng đầu trong hoạch định chiến lược kinh doanh là xây dựng sức mạnh nội tại của doanh nghiệp, lợi nhuận chỉ là công cụ thực hiện. Quan điểm này còn thể hiện ở khía cạnh các doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực kinh doanh có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực, thế mạnh, lợi thế hiện tại của mình. Khi áp dụng quan điểm này, họ sẽ được những chiến lược kinh doanh nhất quán, khai thác triệt để sức mạnh nền tảng của doanh nghiệp mà không làm giảm suất sinh lợi và tăng trưởng.

FPT là một ví dụ tốt cho nhận định trên. FPT đang theo đuổi rất nhiều lĩnh vực như sản xuất gia công phân mém, phân phối thiết bị tin học, cung cấp phần mềm hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc, lắp ráp máy tính và đào tạo tin học. Nhưng họ chưa bao giờ xa rời triết lý kinh doanh của mình, đó là "Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ". Tất cả những hoạt động con của Công ty dù mới xuất hiện hay tồn tại từ lâu đều tập trung vào mục đích phát triển công nghệ. Và bản thân những ngành con này đều có suất sinh lợi rất cao (lợi nhuận và tăng trưởng hàng năm của FPT đều đạt trên 30%).(Theo bản cáo bạch của Công ty FPT).

Với doanh nghiệp cà phê ở trên, vẫn là xây dựng kênh phân phối nhưng tại sao là hàng tiêu dùng mà không phải là hàng nông sản hoa quả tươi, nông sản chế biến? Trong khi khai thác và chế biến cà phê đang là thế mạnh của họ và tình hình phân phối nông sản hoa quả tươi Việt Nam hiện rất thiếu những kênh phân phối trọng yếu. Một mảng nhỏ thị trường đã vào siêu thị và các cửa hàng cung cấp nông sản tươi sống, đại đa số còn lại là những cửa hàng manh mún. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến nguồn gốc cũng như sự đảm bảo chất lượng của nông sản cùng với tính an toàn khi sử dụng chúng.

Đếm số lượt truy cập

Thống kê phân tích khách truy cập website

- Thống kê phân tích khách truy cập website để làm gì?

  • Các số liệu thống kê sẽ có giá trị cao thấp tùy theo khả năng vận dụng của từng người nhưng nhìn chung, sẽ hỗ trợ các webmaster quản trị website, ra quyết định chính xác hơn khi tiến hành các hoạt động quảng bá website, điều chỉnh cấu trúc website và nội dung từng trang web đúng hướng, kịp thời.
  • Sau khi tiến hành một chiến dịch quảng bá, các số liệu thống kê sẽ là công cụ đo lường hiệu quả hữu hiệu.
  • Các số liệu thống kê góp phần đánh giá, khẳng định năng lực quản trị website của các Webmaster.

- Công cụ thống kê cung cấp cho bạn những thông tin gì?

  • Số khách lần đầu truy cập website của bạn.
  • Số khách quay lại (đã truy cập) website của bạn.
  • Tổng số trang web khách đã truy cập.
  • Những trang web nào được nhiều khách truy cập nhất.
  • Khách hay vào trang web nào đầu tiên khi truy cập website của bạn.
  • Khách hay vào trang web nào cuối cùng trước khi ra khỏi website của bạn.
  • Khách đến website của bạn từ trang web nào.
  • Những từ khóa và số lần khách sử dụng để tìm ra website của bạn trên các search engines.
  • Thời điểm, số lần khách truy cập sử dụng công cụ tìm kiếm nào để tìm ra website của bạn.
  • Khách truy cập từ thành phố, quốc gia nào, địa chỉ IP của khách.
  • Khách truy cập những trang web nào trên website của bạn, vào những thời điểm nào, trong thời gian bao lâu.
  • Trình duyệt web, hệ điều hành, độ phân giải màn hình của khách.
  • Tự động cung cấp báo cáo số lượng khách truy cập lần đầu, số lượng khách quay lại website, tổng số trang web truy cập theo từng ngày, tuần, tháng, năm hoặc theo khoảng thời gian do bạn ấn định.

Đã đến lúc cần phải quan tâm hơn về mối quan hệ giữa Thương hiệu – Khách hàng

Đơn giản, thương hiệu là một lời cam kết, là một sự thỏa mãn những mong đợi của khách hàng. Cam kết thương hiệu không phải là những thủ thuật để đáp ứng ngay tức khắc cho khách hàng, mà nó đòi hỏi thời gian dài.

Trong một dịp nói chuyện với một đồng nghiệp về thương hiệu, tôi rất ngạc nhiên khi được nghe anh ta nhận xét khá thành thật về sự hiểu biết của mình đối với thương hiệu. Anh ta tỏ vẻ biết nhiều về thương hiệu nhưng không hiểu tại sao thương hiệu này lại mạnh hơn thương hiệu khác, không nắm được những điều ẩn chứa trong một thương hiệu mạnh, và tại sao khách hàng lại tỏ ra trung thành với nó. Điều đó làm tôi suy nghĩ (không tích cực lắm!) và muốn làm sáng tỏ một vài điều dưới đây …

Đơn giản, thương hiệu là một lời cam kết, là một sự thỏa mãn những mong đợi của khách hàng. Cam kết thương hiệu không phải là những thủ thuật để đáp ứng ngay tức khắc cho khách hàng, mà nó đòi hỏi thời gian dài. Những thương hiệu hàng đầu tồn tại vĩnh viễn cùng với những cam kết của nó, do nó đem lại giá trị hơn nhiều so với tác động của quảng cáo. Làm như thế nào? Một cam kết thật sự của thương hiệu sẽ được xây dựng dựa trên những gì nó luôn luôn hướng đến.

Khách hàng ngày càng hiểu biết hơn và mong đợi nhiều hơn so với trước đây. Hơn nữa, họ cũng không quan tâm đến duy nhất một thương hiệu nào cả - đó là do tác động của các chương trình khuyến mãi và giảm giá liên tục – và hơn nữa là sự bùng nổ của Internet. Bây giờ không quá khó khăn để bạn tìm những sản phẩm / dịch vụ rẻ, nhanh chóng và chất lượng. Yahoo có những ứng dụng giúp bạn lựa chọn tốt hơn bằng những chỉ dẫn và so sánh về giá cả, địa điểm,và tất cả các tiện ích chỉ gói gọn trên một trang web. Trong môi trường hiện nay, một thương hiệu thật sự phải nỗ lực tạo ra sự khác biệt, nhưng quan trọng hơn nữa là phải chăm sóc và giữ chân những khách hàng trung thành của mình. Khách hàng là những người luôn quan tâm: “Bạn đã đem lại gì cho tôi?”

Nỗ lực xây dựng thương hiệu, và khả năng tạo lập cũng như chăm sóc mối quan hệ đối với khách hàng dựa trên nỗ lực đó, sẽ phải dựa trên cảm tính, chứ không phải lý tính. Cả hai đều cần thiết trong việc phát triển thương hiệu, nhưng yếu tố cảm tính chính là chìa khóa thành công – không có nó, thương hiệu của bạn không tồn tại. Công nghệ sẽ giúp bạn phát triển sản phẩm, có thể cả dịch vụ của bạn, nhưng rất tiếc là việc tác động cảm tính với khách hàng mới là điểm lớn nhất trong quá trình ra quyết định mua hàng của họ. Bạn phải sẵn sàng cung cấp những yếu tố cảm tính “thúc đẩy” để truyền tải trong cam kết của bạn. Giá trị cảm tính giúp khách hàng quyết định nhanh chóng hơn, giúp họ yêu thích thương hiệu hơn trong quá trình trải nghiệm, và là yếu tố quyết định xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Và bây giờ, các bạn sẽ nói “ Vậy thương hiệu thuộc phạm vi của quảng cáo à?”. Đúng, và không đúng. Cả quảng cáo và marketing luôn đi song song với nhau để giúp công ty thiết lập sức mạnh và truyền tải cam kết của thương hiệu. Như Scott Davis của Prophet nói “Marketing thể hiện bộ mặt của thương hiệu. Sự trải nghiệm của khách hàng bị ảnh hưởng bởi phương thức truyền tải sự cam kết thương hiệu đến họ qua các trung tâm hỗ trợ, kênh phân phối, bán hàng và dịch vụ khách hàng – hay nói cách khác, tạo mối quan hệ Thương hiệu – Khách hàng”.

Quan hệ Thương hiệu – Khách hàng hình thành và phát triển – như là một mong muốn và cũng là giá trị cốt lõi của thương hiệu giúp nó tạo dựng và duy trì niềm tin của khách hàng cũng như công cuộc kinh doanh của bạn. Mối quan hệ đó là tài sản của thương hiệu, bằng cách đó cũng tạo ra sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn và đối thủ cạnh tranh. Một tài sản thương hiệu giá trị cho phép chúng ta lưu giữ khách hàng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của họ hiệu quả hơn, và tạo ra nhiều giá trị hơn. Tài sản thương hiệu được tạo ra bằng việc thực hiện và quản lý mối quan hệ đó một cách tốt nhất và đem đến giá trị nhiều hơn cho khách hàng, lắng nghe nhu cầu của họ. Sự thiếu quan tâm khách hàng cũng như không chú ý đến mối quan hệ thương hiệu – khách hàng, không chăm sóc lợi ích và giá trị mà mối quan hệ đó đem lại thì chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại trong dài hạn.

Dịch vụ khách hàng, và mối quan hệ thiết lập giữa khách hàng và công ty, là phần giá trị ẩn sâu của một thương hiệu. Sẽ có nhiều người nghĩ tiêu cực về điều này, nhưng cho dù cách nào đi nữa thì nó cũng là phần đem lại sức mạnh lớn nhất cho thương hiệu. Đối thủ của bạn có thể bắt chước bao bì, sản phẩm, quảng cáo… nhưng họ sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể tạo dựng được mối quan hệ khách hàng với thương hiệu mà bạn có, và càng khó khăn hơn trong việc tạo lập lòng trung thành của họ. Khách hàng cũng không chỉ mua sản phẩm hay dịch vụ của một thương hiệu mạnh, họ còn mua ý tưởng, sự nhận thức, và đôi khi là cả hi vọng. Sự thật là, rất nhiều khách hàng sẽ dành nhiều thời gian hơn nếu họ nhận thấy rằng họ đang nhận được sự cam kết và sự trải nghiệm lâu dài.

Giá trị của thương hiệu có thể xoay quanh khách hàng và những triển vọng của nó, nhưng tất cả giá trị của một thương hiệu (hay sự nhận thức của khách hàng về thương hiệu đó) là sự trải nghiệm của khách hàng đối với thương hiệu của bạn cùng với tất cả những điểm tiếp cận của thương hiệu và khách hàng. Dịch vụ khách hàng và tác động của marketing sẽ thành công nếu nó đi kèm với sức mạnh thương hiệu bạn định hướng. Cơ sở chủ yếu của sức mạnh và sự thành công của một thương hiệu nằm ở khả năng của nó – thông qua marketing - để tạo ra và gìn giữ mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp đối với khách hàng .

Marketing thế nào cho hiệu quả?

Mục đích cuối cùng của các hoạt động marketing là giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận. Dưới đây là 10 bí quyết giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả của hoạt động này với chi phí thấp.

1. Tìm một số biện pháp ít gây tốn kém chi phí nhằm làm tăng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, sau đó hãy thử tăng giá bán. Thông thường, cả doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp đều tăng.

2. Tìm cách làm cho khách hàng phải đi đến một quyết định dứt khoát giữa mua sản phẩm và không mua sản phẩm. Càng đem đến cho khách hàng nhiều sự chọn lựa thì khả năng họ không ra quyết định mua hàng càng cao và doanh nghiệp sẽ không bán được hàng.

3. Bạn có thể chứng minh sản phẩm mình có giá thấp bằng cách chia giá của nó thành những phần nhỏ nhất, chẳng hạn giới thiệu: "Chỉ cần bỏ 10.000 đồng mỗi ngày là bạn đã có thể tận hưởng dịch vụ này" đối với một dịch vụ có giá cao tới 3.650.000 đồng/năm.

4. Đem đến cho khách hàng một phần thưởng bất ngờ sau mỗi giao dịch mua bán. Điều này sẽ giúp tránh được trường hợp khách hàng lưỡng lự, chờ cho đến giờ chót hoặc thay đổi ý định mua hàng.

5. In mẫu quảng cáo nhỏ hay nhất của doanh nghiệp vào một bưu thiếp và gửi nó cho các khách hàng tiềm năng ở thị trường mục tiêu. Bưu thiếp thường không quá đắt tiền và dễ sử dụng. Những khách hàng vốn không quan tâm đến các loại hình quảng cáo khác sẽ có khuynh hướng đọc những mẫu quảng cáo thu nhỏ như vậy...

6. Nếu các khách hàng tiềm năng đặt nhiều câu hỏi với doanh nghiệp thì điều đó có nghĩa là họ đang có ý định mua hàng thật sự. Hãy nắm bắt cơ hội này, không nên chỉ trả lời câu hỏi của họ theo kiểu "hỏi gì đáp nấy", mà nên tranh thủ cho họ biết lý do tại sao nên mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

7. Chọn ra các nhân chứng trong số những khách hàng hiện tại và sử dụng họ trong tất cả các quảng cáo. Họ sẽ là những người cung cấp bằng chứng rằng doanh nghiệp đang đem đến cho khách hàng những sản phẩm hoặc dịch vụ như đã cam kết. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng những nhân chứng có thể nói lên được những lợi ích cụ thể mà họ có được khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

8. Trong các trang web của doanh nghiệp, nên đặt ra những câu tiêu đề chứa đựng nhiều lợi ích mà khách hàng sẽ có được. Điều này sẽ lôi kéo họ tìm hiểu những nội dung còn lại của trang web.

9. Thử nghiệm lại những phương thức tiếp thị đã sử dụng. Phân bổ 80% ngân sách tiếp thị cho các loại hình tiếp thị đã đem lại hiệu quả cao và chỉ sử dụng 20% ngân sách còn lại cho các loại hình tiếp thị mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp đi theo mô hình này đều liên tục tăng trưởng, ngay cả khi thị trường đang cạnh tranh ráo riết.

10. Nhanh chóng xử lý các lời than phiền của khách hàng với thái độ tích cực. Phải đặt quan hệ khách hàng lên trên lợi ích trước mắt của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ mua hàng thường xuyên của doanh nghiệp và họ chính là những tác nhân quan trọng giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng mới.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

4 thg 2, 2010

Hướng dẫn tạo blog trên WordPress

Trước khi bắt đầu bạn cần phải có 1 địa chỉ email.

BƯỚC 1: Vào trang http://wordpress.com/signup :

Username: đánh vào tên tài khoản (user name)của bạn muốn tạo (ví dụ blogtinhoc). Đây sẽ là tên dùng để đăng nhập (login) vào WordPress

Email Address: địa chỉ email của bạn. WordPress sẽ gửi mật khẩu (password) vào email này

Legal flotsam: đây là qui định sử dụng cũng như cam kết của bạn đối với wordpress. Bạn đánh dấu chọn (check) vào ô vuông (box) [ x] I have read and agree to the fascinating terms of service. Và chọn (.) Just a username, please. Rồi nhấn chuột (click) Next . Sau khi bạn click Next , nếu mọi việc thành công (như username, địa chỉ email hợp lệ…) thì WordPress sẽ gửi một đường link vào email của bạn để xác nhận.

BƯỚC 2: Bạn mở email của bạn ra, sẽ có 1 thư có tiêu đề Activate tên account của bạn (ví dụ Active blogtinhoc) . Bạn click vào đường link có trong email ví dụ http://wordpress.com/activate/4wjbkkmkad15oe4185 để kích hoạt tài khoản. Nó dẫn bạn trở lại trang WordPress cùng vời user name và password của bạn đồng thời WordPress cũng sẽ gửi cho bạn một email nữa trong đó có chứa usernamepassword.

BƯỚC 3: Vào http://wordpress.com/ dùng username và password đã có để login.

Click vào Register a blog trên góc phải màn hình [Hoặc Click "Blog Stats" >> Bạn sẽ thấy thông báo No blog.. yet You don’t appear to have any blogs yet, why not start one?Bạn click vào Start One >> ] Get another WordPress.com blog in seconds:

Blog Domain: tên trang blog của bạn (không cần phải giống với username ở trên). Bạn chọn tên nào dễ nhớ, có ý nghĩa đối với bạn miễn sao phải hợp lệ và tên này chưa ai dùng đến (ví dụ blogtinhoc, khi đó địa chỉ trang blog của bạn sẽ là http://blogtinhoc.wordpress.com)

Blog Title: tiêu đề trang blog, lĩnh vực bạn quan tâm hoặc câu gì đó bạn cảm thấy thích..

Language: bạn chọn ngôn ngữ chính để hiển thị, bạn chọn tiếng anh (en-English) hoặc tiếng Việt (vi-Tiếng Việt) đều được. Trang blog có ngôn ngữ chính là en-English nhưng vẫn hiện thị được tiếng Việt.

Click [Create Blog] >>. Nếu không có lỗi gì thì kể từ lúc này bạn đã có được 1 blog . Click [My Dashboard] >>

[Write]*: để viết bài cho blog, sau khi soạn thảo xong click Publish để đưa lên blog cho mọi người xem

[Manage]*: quản lý các bài đã viết bạn có thể sửa chữa hoặc xóa (delete)

[Commens]: các nhận xét của người xem

[Blogroll]: những đường link của các trang web hoặc blog khác mà bạn (hoặc muốn người xem) viếng thăm. Ví dụ bạn muốn đặt BlogTinHoc lên blog của bạn: các bạn vào phần Blogroll >> click add links:
Name: Blog Tin Học
Address: http://blogtinhoc.wordpress.com
Description: Blog Tin Học – Latest IT News, Tips…
click Add Link

[Presentation]* : tại đây bạn có thể chọn các biều mẫu, giao diện (template) có sẵn cho blog. Muốn chọn cái nào thì bạn click lên hình template đó. Trong phần này có một phần rất quan trọng là Widgets : dùng để cấu hình giao diện trang blog; có nhiều thành phần để bạn chọn. Bạn chỉ cần kéo những phần nào muốn cho vào blog từ ở dưới (Available Widgets) lên phần trên (Sidebar). Sau khi thực hiện xong nhớ click Save Changes

[User]: những người sẽ được post bài, comment cũng như quyền của từng người

[Options]* : có nhiều mục ở đây để bạn có thể chỉnh sửa. Nếu có cập nhật bạn nhớ click Update Options ….

Nếu bạn có một chút vốn tiếng anh thì vào đây để xem một số chức năng, đặc tính của WordPress trước khi đăng ký.

5 lỗi cần sửa để website xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm

Để cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm, điều đầu tiên bạn cần làm là phải phát hiện và loại bỏ ngay các lỗi nghiêm trọng thường khiến website của bạn trở nên vô hình trên Internet.

Những người tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ của bạn trên Internet chính là những khách hàng tiềm năng nhất. Vì vậy, chính các công cụ tìm kiếm là nơi đem lại nguồn khách hàng to lớn mà bạn có thể không ngờ. Nếu không có thứ hạng cao hoặc tệ hơn là không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, bạn đã bỏ phí nguồn khách hàng lớn nhất của mình.

Phần lớn mọi người đều ngừng tìm kiếm nếu họ không tìm thấy điều mình muốn trong 3 trang đầu liệt kê kết quả tìm kiếm, chính vì vậy, website cần phải xếp hạng ít nhất trong 3 trang đầu, và xếp hạng càng cao càng tốt.

Tuy nhiên, ngay cả những trang web hấp dẫn nhất cũng có khi bị đẩy xuống "vùng xa xôi hẻo lánh" của các trang kết quả tìm kiếm vì những lỗi không đáng có. Có nhiều trang rất hữu ích và thân thiện lại nằm ở trang 72 của phần kết quả tìm kiếm thay vì trang 1 hay 2 bởi chúng có một hay nhiều hơn các lỗi sau đây:

1. Nội dung không đầy đủ

Website của bạn cần có ít nhất 200 từ khoá ở mỗi trang. Các công cụ tìm kiếm xác định trang web dựa trên số từ được sử dụng trên trang đó. Một trang web có nhiều ảnh sẽ rất thú vị với người muốn mua hàng, nhưng công cụ tìm kiếm không hiểu được các bức ảnh mà cần phải có nội dung bằng chữ. Đồng thời, nội dung văn bản bạn cung cấp phải có đầy đủ các từ khoá mà mọi người muốn tìm. Nếu công ty của bạn bán thuốc trừ sâu và ưwebsite nói về sức mạnh của "sự diệt trừ", "diệt trừ sâu bọ", "diệt côn trùng",..., công cụ tìm kiếm sẽ hiểu website đó nói về mặt hàng gì. Nhưng nếu ai đó tìm kiếm với từ "ngăn chặn côn trùng có hại" thì có thể website của bạn sẽ không thể đến với khách hàng này do bạn không dùng mệnh đề đó.

2. Sử dụng khung

Tạo khung là một kỹ thuật mà các nhà quản trị web sử dụng để đơn giản hoá công việc và đảm bảo có một giao diện nhất quán trong tất cả các trang của website đó. Chẳng hạn, nhà thiết kế web có thể tạo một khung bên ngoài cho một trang với đường viền đỉnh đặc trưng, các logo...v.v.. Và có thể có một đường viền bên trái với các đường kết nối tưới nhiều trang khác nhau trên website. Cuối cùng có thể là một đường viền đáy với các thông tin liên hệ, thông báo bản quyền và đường kết nối tới chính sách cá nhân. Trong các khung, phần chủ yếu của trang, nơi đặt nội dung chính, là vùng nằm trong những đường viền này và đó là phần duy nhất thay đổi khi đi từ trang này sang trang khác. Đáng tiếc là, các công cụ tìm kiếm thường gặp khó khăn khi phải "lục soát" trong các trang web có khung và có thể sẽ không đưa tất cả các trang này vào danh sách kết quả. Và các trang bị bỏ qua tất nhiên không bao giờ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm với từ khoá của họ.

Còn có một vấn đề quan trọng nữa khi trang nội dung xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Đó là khi người tìm kiếm nhấn chuột vào đường kết nối trên trang kưết quả, họ sẽ được kết nối thẳng vào phần nội dung của trang. Chỉ mỗi phần nội dung, không bao gồm khung bên ngoài cùng với đặc điểm nhận biết của website, các chi tiết thông tin liên hệ,... Vậy giải pháp nào là đơn giản nhất? Chính là hạn chế sử dụng khung.

3. Đồ hoạ có văn bản

Bởi vì có rất nhiều người khác nhau truy nhập website từ những máy tính cài đặt các font khác nhau, do vậy cách duy nhất để đảm bảo rằng nội dung văn bản trong trang web sẽ xuất hiện với đúng font, kích cỡ, xuống dòng... đã định dạng là đưa vào trong một đồ hoạ. Và thông thường những văn bản này trông rất "bắt mắt".

Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm không thể diễn đạt nếu phần đồ hoạ viết "Sản phẩm Rẻ Nhất" hay đưa ra hình ảnh rất đẹp về sản phẩm. Từ ngữ trong đồ hoạ không có ý nghĩa nhiều trong công cụ tìm kiếm. Để hiểu được trang web của bạn có "Sản phẩm rẻ nhất", công cụ tìm kiếm cần tìm được những từ ngữ rõ ràng trên trang.

Tương tự, công cụ tìm kiếm cũng không hiểu được các nút nhất định hướng có từ khoá. Vì vậy, bạn nên đưa các từ khoá vào trong đường nối dẫn đến site của mình. Như vậy, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu được những trang nào liên quan đến. Và cũng nên thay thế các nút nhấn định hướng bằng các đường kết nối có chứa từ ngữ đến các trang web, hoặc bổ sung thêm các đường kết nối có chứa từ liên quan trong website của mình.

4. Nội dung động

Trang web động rất phổ biến trên các site thương mại điện tử với hàng loạt trang mô tả hàng trăm sản phẩm. (Trang web động được dựng từ một cơ sở dữ liệu thông tin sản phẩm và thường được nhận biết bằng sự xuất hiện "?" ở nơi nào đó trên địa chỉ trang).

Tiếc là, các trang web động thường bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua vì nhiều lý do kỹ thuật. Có một cách để hạn chế vấn đề này là tạo các trang web tĩnh theo chủ đề. Lấy ví dụ trường hợp bạn bán nhiều loại thiết bị điện tử để bàn và cầm tay. Bằng cách tạo một trang tĩnh (một trang web "bình thường" không được tạo từ cơ sở dữ liệu) cho thiết bị để bàn và một trang khác cho thiết bị cầm tay, bạn có thể sử dụng các từ khoá quan trọng trên các trang này và vẫn kết nối đến các trang động để trưng bày từng sản phẩm. Công cụ tìm kiếm không hiểu được các trang động nhưng sẽ hiểu được trang tĩnh theo chủ đề mô tả và kết nối đến hàng loạt sản phẩm khác nhau.

Hiện nay, kỹ thuật "viết lại url" đã khắc phục được vấn đề này cho các website động.

5. Thiếu các kết nối phổ biến

Phần lớn các công cụ tìm kiếm xếp hạng kết quả theo cách đo lường số lượng và chất lượng các website có kết nối đến website được đánh giá. Điều này phản ánh quan điểm của họ cho rằng các website tốt sẽ không kết nối đến các trang vô giá trị.

Nếu có nhiều website tốt kết nối đến trang của bạn, chắc chắn bạn sẽ có một vị trí cao hơn các trang có ít đường kết nối vào. Tất nhiên, một website có nội dung tốt sẽ hơn hẳn một website mới toanh, nhưng nói chung, khi xét tất cả các yếu tố đều cân bằng, một website có nhiều đường kết nối đến vẫn sẽ được xếp hạng cao hơn. Và một website không có đường kết nối vào nào có thể bị một số công cụ tìm kiếm bỏ qua.

Cũng cần nhớ nên thu thập kết nối từ các trang web cung cấp dịch vụ bổ sung chứ không cạnh tranh với loại kinh doanh của bạn. Hãy kiểm tra trên danh mục liệt kê theo ngành kinh doanh của bạn. Và hãy sẵn sàng để cung cấp đường kết nối trở lại các website đã kết nối tới website của bạn.

Nếu có thể hạn chế được 5 lỗi trên, bạn sẽ tránh được vị trí xếp hạng xa tít tắp trong các chương trình tìm kiếm. Luôn hiện diện trong thế giới Web chính là bước đầu tiên để thành công trên web. Và trong khi bạn nỗ lực để đạt được vị trí trên 3 trang tìm kiếm đầu tiên của các từ khoá chính, thì việc đầu tiên cần làm là kiểm tra xem website của bạn có mắc một trong 5 lỗi nghiêm trọng trên đây không.

Homesick ...

Hôm nay, mọi người đã bắt đầu về quê ăn Tết rùi, mình cảm thấy trong lòng nôn nao quá. Ở nhà giờ này chắc ba mẹ cũng đang trông ngóng dữ lắm. Hix, hix, mẹ ơi, xuân này con sẽ về (nhưng mà về trễ lắm nghe mẹ).


Chọn và phối màu cho website

1. Một số khái niệm căn bản:

  • Màu: là từ chỉ các màu như đỏ, xanh, vàng
  • Sắc: là từ chỉ màu do một hoặc một tập hợp các màu khác nhau tạo nên. Ví dụ sự kết hợp giữa màu đỏ và màu vàng tạo ra sắc da cam. Hoặc một màu gọi là đỏ nhưng lại có sắc cam (đỏ cam), một màu vàng nhưng lại có sắc xanh (vàng chanh).
  • Độ sáng tối: chỉ lượng ánh sáng phản chiếu hay truyền đi từ một màu hoặc một tập hợp màu. Trắng có độ sáng lớn nhất, đen có độ sáng kém nhất.
  • Cường độ: chỉ mức tinh khiết mạnh yếu hay độ bão hòa của một hoặc một tập hợp màu. Ví dụ một màu có cường độ mạnh quá (da cam) đi với một màu có cường độ yếu quá (xanh tím than) tạo cảm giác gắt. Hai màu cùng có cường độ yếu (nhất là có diện tích màu tương đương nhau) như hồng nhạt đi với xanh da trời nhạt gây cảm giác nhợt, đơn điệu.
  • Tương phản: chỉ mức độ (mạnh - yếu) tạo nên cảm giác khi hai hay nhiều sắc màu tương tác với nhau tạo nên. Ví dụ vàng tươi và tím là hai sắc màu tương phản mạnh vì khi đặt chúng cùng nhau tạo cho ta cảm giác cả hai đều nổi bật. Hoặc nâu trung bình và đen là hai sắc màu tương phản yếu vì khi đặt chúng cùng nhau tạo cho ta cảm giác không sắc màu nào nổi bật cả.
  • Gam: trong hội họa, gam dùng để chỉ các cấp độ của màu. Ví dụ "gam đỏ" chỉ chung các màu đỏ từ nhạt nhất đến đậm nhất.
  • Tông: Được dùng trong hội hoạ với nghĩa "loại". Có hai cách dùng: "tông đỏ" có nghĩa tương đương với "gam đỏ" chỉ chung các màu đỏ từ nhạt nhất đến đậm nhất. "Tông màu ấm" chỉ chung tất cả cả các màu mang lại cảm giác ấm (đỏ, vàng, cam,...). Tuy nhiên, cách dùng thứ hai chuẩn nghĩa hơn và được sử dụng phổ biến hơn.

2. Chọn màu: (Theo TBKTSG)

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc xây dựng thương hiệu nên bắt đầu bằng cách chọn màu cho logo và các sản phẩm của công ty. Coca-Cola, McDonald, KFC chọn màu đỏ, Pepsi, Samsung, IBM chọn màu xanh.

Những công ty này hiểu rất rõ việc sử dụng màu sắc thích hợp là yếu tố nền tảng để tạo ra hình ảnh tích cực nơi khách hàng. Hơn nữa, màu sắc còn đóng vai trò vô cùng lớn trong việc khơi dậy trí nhớ của con người. Chẳng hạn, màu tím hoa sim còn gọi là tím Huế. Màu vàng của hoa mai làm người miền Nam nhớ Tết. Màu hồng nhạt của hoa đào làm người miền Bắc nhớ quê.

Màu sắc còn khơi dậy cho người ta nhiều cảm xúc, nhanh chóng truyền tải thông điệp không giống bất cứ một phương tiện giao tiếp nào. Vì vậy, chọn một màu phù hợp cho công ty là việc làm hết sức quan trọng khi xây dựng thương hiệu.

Màu được chọn, nên trước sau như một, khi xuất hiện trong bất cứ hoạt động quảng bá nào của công ty như logo, website hay bao bì sản phẩm. Tất nhiên, màu được chọn cũng nên phù hợp với ngành mà công ty đang và sẽ kinh doanh.

Ý nghĩa một số màu sắc

  • Màu xanh: Cho người ta cảm nhận về sự tin tưởng và tính bảo đảm. Màu xanh khiến người ta liên tưởng đến trời và biển, tạo cảm giác thanh bình và truyền cho người ta sự tin cậy.
  • Màu đỏ: Thường kích thích tuyến yên, làm tăng nhịp đập của tim và khiến người ta thở gấp. Phản ứng nội tạng của cơ thể khi tiếp xúc với màu đỏ khiến người ta năng nổ, mạnh mẽ, dễ bị kích thích. Chọn màu đỏ dễ gây cho người ta một sự đáp ứng say mê, dù không phải khi nào sự đáp ứng này cũng theo hướng thuận lợi. Ví dụ, màu đỏ thường là biểu hiện của sự nguy hiểm, vỡ nợ. Nhìn chung, người châu Âu không mấy ưa màu đỏ, trái lại, người châu Á coi màu đỏ là may mắn, thể hiện tinh thần quyết thắng.
  • Màu xanh lá cây: Nhìn chung, màu này bao hàm ý nghĩa sức khỏe, tươi mát và êm đềm. Gam màu đậm nhạt cũng có ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn màu xanh lá cây đậm biểu trưng cho sự giàu có và thanh thế. Màu xanh lá cây nhạt thể hiện sự êm đềm.
  • Màu vàng: Cả Đông và Tây đều coi màu vàng tượng trưng cho mặt trời, thể hiện sự lạc quan, tích cực và ấm áp. Ở mức độ đậm nhạt khác nhau tùy người cảm nhận, màu vàng còn thể hiện sự sáng tạo và sinh lực. Mắt người ta thường nhận ra màu vàng trước tiên, vì thế sản phẩm có màu vàng dễ bắt mắt người mua hàng khi đặt trên kệ hàng cùng với các sản phẩm khác.
  • Màu tím: Màu thích hợp để chọn làm thương hiệu cho những sản phẩm thuộc loại mang tính sáng tạo. Pha trộn giữa màu đỏ và xanh, màu tím kích thích điều huyền bí, sự tinh vi, sự coi trọng yếu tố tinh thần và màu tím thường gắn liền với hoàng tộc. Màu tím nhạt kích thích niềm hoài cổ và tính đa cảm.
  • Màu hồng: Tín hiệu phát ra từ màu hồng là sự xúc cảm mãnh liệt. Màu hồng đậm thể hiện sinh lực, sự trẻ trung, vui nhộn và sôi nổi. Màu hồng thích hợp cho các sản phẩm không đắt tiền và có tính thời trang dành cho các bà và các cô. Màu hồng nhạt tạo cảm giác dễ mến, càng nhạt càng lãng mạn.
  • Màu cam: Tạo cảm giác vui vẻ, cởi mở và sức sống. Màu cam trộn giữa đỏ và vàng tạo cảm giác tập thể và thường gắn với tuổi thơ. Nghiên cứu cho thấy màu cam nhạt hấp dẫn với loại hàng hóa dành cho thị trường cấp cao, thích hợp cho dịch vụ y tế, khách sạn và các viện chăm sóc sắc đẹp dành cho phái nữ.
  • Màu nâu: Thể hiện tính mộc mạc, đơn giản, bền bỉ và ổn định. Tuy vậy, màu nâu dễ tạo cho một số người cảm giác thiếu tích cực vì bị cho là không sạch. Màu nâu của gốm tạo cho người ta cảm giác giá trị. Màu nâu liên quan đến màu của đất nên thích hợp cho các loại xe tải và các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp.
  • Màu đen: Thể hiện tính nghiêm túc, táo bạo, quyền uy và cổ điển. Màu đen tạo ra kịch tính và sự tinh vi, phù hợp với các sản phẩm đắt tiền nhưng cũng làm cho sản phẩm trông có vẻ nặng nề.
  • Màu trắng: Màu này hàm chứa sự đơn giản, sạch sẽ và tinh khiết. Con mắt người nhận ra màu trắng là màu sáng nên sản phẩm mang màu trắng dễ nổi bật. Màu trắng thích hợp cho các sản phẩm liên quan đến lứa tuổi nhi đồng và liên quan đến sức khỏe.
Để đơn giản, khi bạn chọn các màu trên cho nhãn hiệu của công ty mình, trước tiên nên phân thành hai nhóm cơ bản: Màu nóng và màu lạnh (âm hay dương), từ đó đối chiếu với loại hình hàng hóa, dịch vụ của mình mà ra quyết định. Nhìn chung, màu ấm như đỏ, vàng phát đi tín hiệu mạnh mẽ, trong khi màu trắng, màu xanh thì bình yên và dè dặt. Vì vậy, khi chọn màu lạnh, bạn nên chọn gam màu nhạt để tăng sức mạnh và giảm tính dè dặt do các màu này tạo ra.

Chọn từ khóa nào để đứng đầu các kết quả tìm kiếm?

Chọn từ khóa nào để cạnh tranh thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm là một quyết định quan trọng. Nếu quyết định không chính xác, cả một chương trình cạnh tranh hàng chục ngày, chi phí hàng chục triệu đồng sẽ chỉ có ý nghĩa như một bài học để rút kinh nghiệm.

Khách hàng tiềm năng của bạn hay sử dụng những từ khóa nào để tìm sản phẩm dịch vụ mà website của bạn cung cấp?
  • Phương pháp đơn giản nhất là bạn tự đặt mình vào vị trí khách hàng. Nếu bạn bán tủ lạnh, bạn hãy thử nghĩ xem một người cần tìm mua tủ lạnh sẽ đặt những từ nào vào cửa sổ tìm kiếm? tủ lạnh; bán tủ lạnh; tủ lạnh toshiba;
  • Không bao giờ nên chọn từ khóa chỉ trong chốc lát. Sau khi chọn xong, hãy để đó một vài ngày sau xem xét lại. Việc này sẽ giúp bạn khắc phục tư duy chủ quan nhất thời.
  • Hẳn bạn đã biết trong thương mại truyền thống, khách mua buôn luôn có đặc tính khác khách mua lẻ. Trong thương mại điện tử cũng vậy. Ví dụ khách nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không sử dụng các cụm từ khóa chung chung: vietnam handicraft; vietnam handmade,..họ sẽ sử dụng những cụm từ khóa cụ thể, chuyên ngành. Khách mua lẻ lại hay sử dụng các cụm từ khóa chung chung vì đa số họ am hiểu có hạn về sản phẩm, dịch vụ.
  • Bạn có thể nhờ những người xung quanh cùng chọn từ khóa. Ví dụ hỏi họ xem nếu họ cần mua tủ lạnh, họ sẽ sử dụng những từ nào?
  • Nếu bạn nhắm tới các khách hàng ở các quốc gia phát triển, bạn nên chọn những cụm từ khóa cụ thể hơn. Bởi hầu hết đối tượng này đã quá quen thuộc với việc tìm kiếm sản phẩm dịch vụ qua internet.

Khách hàng tiềm năng của bạn sẽ sử dụng những từ khóa tiềm năng vào thời điểm nào?

  • Nếu bạn kinh doanh các mặt hàng điện tử gia dụng, hãy đứng đầu kết quả tìm kiếm với các từ khóa liên quan đến quạt, tủ lạnh, máy làm kem, điều hòa,... khi mùa hè tới.
  • Nếu bạn kinh doanh dịch vụ du lịch, bạn không nên nhắm tới các từ khóa liên quan tới Sầm Sơn, Đồ Sơn, nghỉ mát,...khi sắp tới mùa đông.
  • Nếu bạn kinh doanh dịch vụ cưới hỏi, hãy chuẩn bị từ khóa và đứng đầu các kết quả tìm kiếm vào mùa cưới.
  • Nếu bạn xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chắc hẳn bạn đã biết rằng các đơn hàng thường đến dồn dập vào dịp gần cuối năm, phục vụ Noel và năm mới.

Sử dụng công cụ hỗ trợ chọn từ khóa Google Keyword của Google

Để danh sách từ khóa của bạn chính xác hơn, bạn có thể sử dụng công cụ từ khóa miến phí của Google. Có một vài công cụ hỗ trợ chọn từ khóa khác nhưng Google Keyword tổng hợp dữ liệu từ chính các dữ liệu tìm kiếm của họ (chiếm khoảng trên 60% thị phần tìm kiếm) nên đáng tin cậy hơn. Google Keyword sẽ cho bạn biết rất nhiều dữ liệu quan trọng liên quan đến từ khóa như lượng tìm kiếm trong tháng hiện tại, lượng tìm kiếm trung bình, xu hướng lượng tìm kiếm theo từng tháng, mức độ cạnh tranh của khách hàng quảng cáo,...Đặc biệt, các dữ liệu này được tùy biến theo từng ngôn ngữ, quốc gia.

Để bắt đầu sử dụng Google Keyword, bạn vào địa chỉ http://adwords.google.com, chọn ngôn ngữ hiển thị ở góc phía trên bên phải. Sau đó nhấn vào dòng chữ màu xanh Nhận các ý tưởng về từ khóa ở giữa phía dưới màn hình.

Trong trang tiếp theo, nếu bạn muốn tìm hiểu các dữ liệu liên quan tới các từ khóa tiếng Việt, được tìm từ Việt Nam thì bạn chọn chữ Chỉnh sửa màu xanh ở dòng Các kết quả được biến đổi theo... Tiếp theo, bạn nhập từ khóa (bạn có thể nhập nhiều từ khóa cùng lúc, mỗi từ/cụm từ khóa một dòng), nhập mã an toàn như hiển thị trong ô màu trắng rồi nhấn vào nút Nhận các Ý tưởng Từ khóa. Chờ trong giây lát, bạn sẽ nhận được kết quả. Bạn có thể tùy biến kết quả (hiển thị, ẩn cột dữ liệu) trong ô Lọc kết quả. Sau khi hoàn thành danh sách từ khóa, Google cho phép bạn tải về máy dạng file văn bản.

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More