Sau khi đăng ký thành công bạn nên thiết lập những yếu tố cần thiết trước khi bước vào việc đăng bài cho đứa con tinh thần của mình. Ở bài này tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những thiết lập này để bạn có cái nhìn tổng quát và làm việc dễ dàng hơn với Blogger.com.
Đầu tiên bạn đăng nhập vào tài khoản tại www.blogger.com, chọn Setting (Dashboard->Setting). Trang Setting sẽ hiện ra như hình bên dưới. Bạn quan sát các trang bên dưới nó gồm có Basic (Cơ bản), Publishing (Xuất bản), Formatting (Định dạng), Comments (Bình luận), Archiving (Lưu trữ), Site Feed (?-Cái này hổng biết dịch), Email (Thư điện tử), Permissions (Phân quyền).
Từ Basic
Title (tên hay tiêu đề): Đây chính là tên của blog bạn giống như tên của blog tôi là “THỦ THUẬT CHO BLOGGER”, bạn nên lưu ý đặt tên blog đề sao cho giống với liên kết đến trang của bạn, bởi vì người đọc không giỏi nhớ địa chỉ blog của bạn bằng chính bạn đâu! Bạn thấy đấy tôi đã đặt liên kết đến trang mà bạn đang đọc là http://thuthuatchoblogger.blogspot.com. Bạn cũng có thể thay đổi title ở header (Template | Add and Arrange Page Element | Header)
Description (Miêu tả): Một vài dòng giới thiệu về nội dung blog của bạn, cũng có thể đó là một slogan giống như “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”(Bạn biết nó gắn với thương hiệu nào rồi chứ?). Bạn cũng có thể thay đổi Description ở header.
Add your Blog to our listing? (Thêm blog của bạn vào danh sách của chúng tôi?): Hãy để Yes, blog của bạn sẽ được thêm vào danh sách các blog của Blogger.com và công cụ tìm kiếm Google sẽ tìm ra nó.
Show Quick Editing on your Blog? (Hiển thị chỉnh sửa nhanh trên blog?): Hãy để Yes nếu bạn muốn chỉnh sửa nhanh từ trang đọc blog của bạn. Ở trang này sẽ hiển thị biểu tượng cây bút cuối bài viết, bạn click vào đấy để thao tác. Chỉ hiển thị khi bạn đang làm việc với Blogger.com
Show Email Post links? (Hiển thị liên kết chia sẻ bài qua email): Hãy để Yes nếu bạn muốn một biểu tượng giúp người đọc chia sẻ bài viết qua email của họ hay một ai đó.
Global Settings (thiết lập toàn cục)
Show Compose Post for all your blog?(Hiển thị trang đăng bài cho blog): Hãy để Yes cho phép một trình chỉnh sửa văn bản trên web (WYSIWYG: what you see is what you get: thấy gì được nấy) được sử dụng.
Đến Publishing:
Blog Spot Address (Địa chỉ blogspot): Bạn đã từng viết blog ở Yahoo! 360 tôi chắc chắn bạn khó mà nhớ địa chỉ liên kết đến blog của bạn huống chi người đọc. Với blogger.com mọi thứ đã khác! Bạn đã đăng ký một subdomain với cái tên thật dễ nhớ rồi còn gì! Nếu chẳng may bạn muốn thay đổi thì sao? Thật may mắn Blogger.com cho phép bạn làm điều này không quá 10 giây với điều kiện…. subdomain này chưa ai đăng ký. Muốn làm điều này, bạn chỉ việc gõ tên mới vào và click Save Settings. Kết quả không bị một dòng chữ màu đỏ báo lỗi thì bạn hãy vui mừng vì mình có đã có một subdomain ưng ý.
Send Pings (Gửi Ping): Chọn Yes nếu bạn cho phép ping. Lệnh này dùng để làm gì? Là dân IT (Information Technololy: công nghệ thông tin) chắc chắn bạn không lạ gì với cái lệnh này. Nhưng tôi là amateur (dân nghiệp dư) nên tôi cũng muốn giúp dân amateur như bạn hiểu một chúc về cái này. Hãy làm một thực hành nhỏ như sau: Start->Run, gõ cmd (nếu bạn dùng Windows 2000 trở lên) hoặc command (Windows 98 và các phiên bản khác), cửa sổ Command Prompt hiện ra. Bây giờ bạn gõ ping www.yoursubdomain.blogspot.com (ở đây yoursubdomain là sudomain của bạn), bạn quan sát được kết quả số IP (IP: Internet Protocol: giao thức mạng toàn cầu) trả về không? Cũng làm như vậy, nhưng ở Send Pings bạn chọn No. Chắc chắn bạn sẽ không thấy kết quả trả về. IP trả về là IP của máy đang lưu trữ blog của bạn mà cụ thể là của hãng Google.
Đầu tiên bạn đăng nhập vào tài khoản tại www.blogger.com, chọn Setting (Dashboard->Setting). Trang Setting sẽ hiện ra như hình bên dưới. Bạn quan sát các trang bên dưới nó gồm có Basic (Cơ bản), Publishing (Xuất bản), Formatting (Định dạng), Comments (Bình luận), Archiving (Lưu trữ), Site Feed (?-Cái này hổng biết dịch), Email (Thư điện tử), Permissions (Phân quyền).
Hình 1. Trang Basic chúng ta có thể thêm các thông tin hay lựa chọn phù hợp.
Từ Basic
Title (tên hay tiêu đề): Đây chính là tên của blog bạn giống như tên của blog tôi là “THỦ THUẬT CHO BLOGGER”, bạn nên lưu ý đặt tên blog đề sao cho giống với liên kết đến trang của bạn, bởi vì người đọc không giỏi nhớ địa chỉ blog của bạn bằng chính bạn đâu! Bạn thấy đấy tôi đã đặt liên kết đến trang mà bạn đang đọc là http://thuthuatchoblogger.blogspot.com. Bạn cũng có thể thay đổi title ở header (Template | Add and Arrange Page Element | Header)
Description (Miêu tả): Một vài dòng giới thiệu về nội dung blog của bạn, cũng có thể đó là một slogan giống như “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”(Bạn biết nó gắn với thương hiệu nào rồi chứ?). Bạn cũng có thể thay đổi Description ở header.
Add your Blog to our listing? (Thêm blog của bạn vào danh sách của chúng tôi?): Hãy để Yes, blog của bạn sẽ được thêm vào danh sách các blog của Blogger.com và công cụ tìm kiếm Google sẽ tìm ra nó.
Show Quick Editing on your Blog? (Hiển thị chỉnh sửa nhanh trên blog?): Hãy để Yes nếu bạn muốn chỉnh sửa nhanh từ trang đọc blog của bạn. Ở trang này sẽ hiển thị biểu tượng cây bút cuối bài viết, bạn click vào đấy để thao tác. Chỉ hiển thị khi bạn đang làm việc với Blogger.com
Show Email Post links? (Hiển thị liên kết chia sẻ bài qua email): Hãy để Yes nếu bạn muốn một biểu tượng giúp người đọc chia sẻ bài viết qua email của họ hay một ai đó.
Global Settings (thiết lập toàn cục)
Show Compose Post for all your blog?(Hiển thị trang đăng bài cho blog): Hãy để Yes cho phép một trình chỉnh sửa văn bản trên web (WYSIWYG: what you see is what you get: thấy gì được nấy) được sử dụng.
Đến Publishing:
Blog Spot Address (Địa chỉ blogspot): Bạn đã từng viết blog ở Yahoo! 360 tôi chắc chắn bạn khó mà nhớ địa chỉ liên kết đến blog của bạn huống chi người đọc. Với blogger.com mọi thứ đã khác! Bạn đã đăng ký một subdomain với cái tên thật dễ nhớ rồi còn gì! Nếu chẳng may bạn muốn thay đổi thì sao? Thật may mắn Blogger.com cho phép bạn làm điều này không quá 10 giây với điều kiện…. subdomain này chưa ai đăng ký. Muốn làm điều này, bạn chỉ việc gõ tên mới vào và click Save Settings. Kết quả không bị một dòng chữ màu đỏ báo lỗi thì bạn hãy vui mừng vì mình có đã có một subdomain ưng ý.
Send Pings (Gửi Ping): Chọn Yes nếu bạn cho phép ping. Lệnh này dùng để làm gì? Là dân IT (Information Technololy: công nghệ thông tin) chắc chắn bạn không lạ gì với cái lệnh này. Nhưng tôi là amateur (dân nghiệp dư) nên tôi cũng muốn giúp dân amateur như bạn hiểu một chúc về cái này. Hãy làm một thực hành nhỏ như sau: Start->Run, gõ cmd (nếu bạn dùng Windows 2000 trở lên) hoặc command (Windows 98 và các phiên bản khác), cửa sổ Command Prompt hiện ra. Bây giờ bạn gõ ping www.yoursubdomain.blogspot.com (ở đây yoursubdomain là sudomain của bạn), bạn quan sát được kết quả số IP (IP: Internet Protocol: giao thức mạng toàn cầu) trả về không? Cũng làm như vậy, nhưng ở Send Pings bạn chọn No. Chắc chắn bạn sẽ không thấy kết quả trả về. IP trả về là IP của máy đang lưu trữ blog của bạn mà cụ thể là của hãng Google.
Hình 2. Trang Publishing
0 Trả lời:
Đăng nhận xét