MY' HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY ...

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

MY'S HISTORY

Sống - khát vọng để thấy đời mênh mông hơn!

29 thg 12, 2010

Cởi mở trong giao tiếp

Một cuộc sống cởi mở sẽ giúp bạn yêu đời hơn, cảm nhận cuộc sống dễ dàng hơn và sẽ có được nhiều bạn bè hơn.
Vì một người cởi mở luôn có sức thu hút với người khác, luôn nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn. Nếu bạn là người cởi mở, hãy tiếp tục phát huy đức tính tốt đẹp đó.

Còn nếu bạn chưa có được tính cách này, một vài lời khuyên sau đây có thể là cần thiết cho bạn:

Dành thời gian cho gia đình: Bắt đầu ngay từ chính gia đình của bạn vì đây là chỗ dựa vững chắc nhất cho mỗi người trong cuộc sống. Những chia sẻ, gần gũi trong cuộc sống gia đình sẽ khiến bạn không bao giờ cảm thấy cô đơn, giúp bạn có thêm động lực trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Tạo những mối quan hệ bạn bè mới: Tham gia những câu lạc bộ hoặc những chương trình tại nơi bạn học tập hay làm việc sẽ giúp bạn có thêm những bạn bè mới, tăng thêm những khoảng thời gian vui vẻ trong cuộc sống.

Quan tâm đến bạn bè cũ: Hãy giữ liên lạc với những người bạn cũ và tổ chức những buổi dã ngoại vui chơi cùng nhau. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội ôn lại tình bạn xưa, đồng thời có thêm niềm vui mới và xoá đi những mệt nhọc do công việc trong cuộc sống hàng ngày.

Lắng nghe và trò chuyện: Hãy dành thời gian để trò chuyện với bạn bè mình, có thể không phải là tất cả mọi người mà là ai đó bạn có cơ hội. Nên biết quý những cơ hội bạn bè được trò chuyện cùng nhau, đôi khi bạn hãy tự tạo ra những cơ hội đó. Việc trò chuyện và lắng nghe này sẽ giúp bạn hiểu biết thêm trong cuộc sống và hiểu hơn những người bạn của mình để có thể thông cảm và chia sẻ buồn vui với họ.

Kết bạn với nhiều người: Nhiều người chỉ thích kết bạn với những người có cùng cá tính, cùng quan điểm với mình. Như thế, chính họ đã tự thu hẹp bản thân mình, tự hạn chế tầm nhìn của họ. Bạn không nên mắc sai lầm đó, hãy biết mở rộng tấm lòng để đón nhận những người bạn cho dù không đồng quan điểm, tính cách. Điều này sẽ giúp cho cuộc sống của bạn phong phú hơn, giúp bạn đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Hãy nắm bắt thông tin về các sự kiện đang diễn ra, các bộ phim hay các kênh truyền hình đang nổi tiếng. Bạn có thể dùng chúng để bắt đầu một cuộc hội thoại. Và nếu trong khi đang nói chuyện có một khoảng lặng nào đó thì bạn sẽ luôn có một chủ đề để tiếp tục câu chuyện.

. Chào mọi người với một nụ cười luôn nở trên môi và hỏi thăm họ. Mọi người thường thích kể về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ. Trong khi nói chuyện bạn nên tìm ra điểm tương đồng để kéo dài cuộc nói chuyện. Hãy hoàn toàn tập trung vào câu chuyện của họ.

Hãy tiếp xúc bằng mắt với người bạn nói chuyện. Điều đó sẽ khiến cho bạn trở nên cởi mở hơn. Nếu bạn thấy việc nhìn thẳng vào mắt họ hơi khó thì hãy nhìn vào khoảng giữa hai mắt của họ hoặc nhìn vào trán họ.
Chúc bạn may mắn và thành công!

21 thg 12, 2010

Merry Christmas & Happy New Year

Chúc cho tất cả bạn bè, người thân của Xuân Hồng có một mùa Giáng Sinh an lành, vui vẻ! Chúc một năm mới với nhiều thành công và hạnh phúc!

8 thg 12, 2010

Lý do tại sao không ai đọc Email Newsletter của bạn

Có cả ngàn lý do tại sao những Newsletter của bạn không được hồi đáp như mong muốn . Tuy nhiên, hầu hết các lý do có cùng 1 vấn đề phổ biến : độc giả không thích nó.Hãy để một chuyên gia blog trên thế giới nói cho các bạn biết nguyên nhân vì sao?


Sai lầm # 1: Newsletter không hữu ích

Đây là một vấn đề quan trọng. Vợ tôi đã đăng ký nhận bản tin trên Ayurveda, với suy nghĩ cô sẽ nhận được một số bài báo và ý kiến hữu ích về chủ đề cô ấy quan tâm. Nhưng, tất cả những gì cô ấy nhận được là một đống các công cụ quảng cáo.

Bởi vì bạn là một độc giả Copyblogger, bạn biết rằng nội dung của bạn phải hữu ích hoặc chả ai thèm đọc nó. Tuy nhiên, nhiều người không thể tự giúp mình.Họ định viết một cái gì đó hữu ích, họ muốn trở nên có ích nhưng cuối cùng họ lại tự quảng cáo bởi vì điều đó dễ dàng hơn rất nhiều. Dễ dàng để nói “Lớp Yoga vào Thứ 6 ngày 17 Tháng 12″ hơn là để viết thêm một bài về yoga.

Vì vậy, cuối cùng họ cũng tự quảng cáo theo mặc định – và vì đó là lựa chọn dễ dàng hơn, họ không nghĩ nó vô bổ đối với độc giả của mình. Mặc dù điều đó không có nghĩa là độc giả không cảm thấy như vậy.

Sai lầm # 2: Giọng điệu chẳng có gì hấp dẫn đặc biệt

Chất giọng văn không phải là tất cả nhưng chắc chắn có tác dụng cao. Khi bạn nói với bạn bè qua điện thoại, giọng nói thật hào hứng và sôi nổi. Hãy để cảm xúc của mình lên những trang viết và bạn sẽ thấy những gì mình viết không hề thua kém ngữ điệu khi nói.

Chất giọng, ngữ điệu không hoàn toàn được thể hiện trong những bài viết, nghĩa là những bài viết không thực sự truyền đạt được toàn bộ cảm xúc. Mỗi nghệ sĩ, ca sĩ, và cả nhà văn có một chất giọng đặc trưng. Chất giọng này cần phải bền vững và “thật sự”.

Nếu bạn đã cố gắng mà vẫn không tìm được “chất giọng” của mình, hãy đặt bút xuống và Skype một người bạn. Nhờ họ hỏi những câu hỏi về các chủ đề mà bạn định viết trong bản tin của mình – ghi âm từng từ, một cách tự nhiên. Sau đó chỉ cần nhại lại, và ghi lại những gì bạn đã nói.

Tôi biết phương pháp này nghe có vẻ tẻ nhạt. Nhưng nó nhanh hơn việc “quằn quại” với một bản tin nhàm chán ngốn hết 2 ngày của bạn mới viết ra được, mà cuối cùng, giọng văn của riêng bạn vẫn bặt vô âm tín.

Sai lầm # 3: Bạn không kể cốt truyện.

Nhiều người nghĩ rằng newsletter của họ phải được ních đầy các bài viết có kết cấu và tổ chức một cách hoàn hảo – và vì họ không biết làm thế nào để tạo ra những dạng bài viết như thế, nên họ chuốc lấy thất vọng và khó khăn khi cố gắng viết. Kết cấu không phải là cách để tạo ra một bản tin thu hút. Mà là những câu chuyện.

Như mọi người ngay từ nhỏ, chúng ta đều bị mê hoặc bởi những câu chuyện. Hãy bắt đầu bằng những câu chuyện về khách hàng của mình. Viết về những gì bạn đã trải nghiệm trong ngành công nghiệp và suy nghĩ của bạn về nó. Khi bạn cố gắng gợi ra sự phản hồi, không gì có thể khiến độc giả của bạn say mê như sắc thái và kịch tính của một câu chuyện hay.

Làm thế nào để kết thúc ? Hãy nói về bài học rút ra từ câu chuyện – như thể bạn đã gặp câu chuyện có thực. Giải thích những gì bạn học được hoặc những gì đáng lẽ nên học hỏi hay những gì người khác có thể học hỏi từ kinh nghiệm này.

Bài học của câu chuyện cũng mang lại hiệu quả gấp đôi, như là bước đệm, bàn đạp cho lời mời, kêu gọi hoạt động của bạn. Thứ mang lại cho chúng ta Sai lầm # 4.

Sai lầm # 4: Lời kêu gọi không nhiệt tình

Tuần này, bạn cần phải “lấp đầy” lớp học yoga của mình. Trong newsletter, bạn sẽ yêu cầu một khách hàng viết thư trả lời hoặc đưa ra nhận xét. Bạn cần khách hàng phản hồi. Bạn không thể ngồi đấy và hy vọng họ sẽ làm điều đó – bạn phải yêu cầu họ làm điều đó.

Bạn phải “cầm tay chỉ việc” những gì bạn muốn họ làm. Chỉ nói “xin vui lòng trả lời” là quá mơ hồ. Khách hàng của bạn không biết chính xác những gì bạn muốn họ làm hoặc làm thế nào để làm điều đó đâu. Bạn có muốn họ click vào một liên kết ? Nói với họ bấm vào đây (và cũng có thể cho họ biết tại sao).

Hầu hết mọi người chỉ hy vọng khách hàng sẽ tự hành động một mình. Và hầu hết khách hàng sẽ không làm thế – bởi vì họ quá bận rộn để tìm ra cách bạn muốn họ phản hồi. Bạn cần phải nói với họ. Chỉ cần một cú hích để làm điều đó. Tất nhiên, sẽ không ai chịu làm nếu bạn là một người hoàn toàn xa lạ.

Sai lầm # 5: Bạn không có một tần số xuất hiện cụ thể

Bật TV lúc 18:00. Bạn nhìn thấy những gì ?
Ở hầu hết các quốc gia, đó là tin tức buổi tối. Và mỗi tối, đều là những tin cũ nhưng này, nó nhất quán.

Các newsletter của bạn không thể đến Bermuda vào kỳ nghỉ. Họ thì đang lải nhải càu nhàu công việc của bạn. Bản tin của chúng tôi đã phát hành từ năm 2002 và đã làm như vậy từ tuần này qua tuần khác mà chưa từng ngưng nghỉ. Bạn muốn ngừng ? Bạn đang bị bệnh ? Xin lỗi đồng nghiệp, nhưng độc giả sẽ không bỏ qua dễ dàng đâu. Hãy tưởng tượng chuyện các đài truyền hình hủy bỏ tin tức vì phát thanh viên phải gió nào đó không xuất hiện.

Một trong những lý do chính của việc nghèo nàn phản hồi là newsletter của bạn xa lạ với độc giả. Bạn không thể gửi cho họ một bản tin bất cứ khi nào bạn cảm thấy thích nó và hy vọng họ hồi đáp. Phản hồi liên quan trực tiếp đến tần số xuất hiện.

Như vậy, bạn phải:

1. Lọc các thư quảng cáo tự động không hoạt động – làm cho nó hữu ích hơn.
2. Ngữ điệu khi viết rất quan trọng. Tự mình ghi âm lại nếu thật sự cần phải thế, nhưng hãy nhắm đến chất giọng độc đáo của riêng mình.
3. Nếu bạn không thể hiểu được kết cấu, hãy dùng những câu chuyện về khách hàng.
4. Đừng quảng cáo nửa vời – hãy đưa ra một lời mời rõ ràng.
5. Nếu không có tần số nhất quán, khách hàng của bạn sẽ quên bạn là ai, ngay cả khi bạn làm đúng mọi điều khác.

Những newsletter rất được việc. Thực hiện những điều này mà bạn không đọc phản hồi, không thấy những hồi đáp mình tìm kiếm thì cũng chẳng có ích lợi gì cả.
Tránh được 5 sai lầm nghiêm trọng này sẽ khiến những phản hồi tích cực nhanh chóng đến với bạn.

4 thg 12, 2010

5 hành động gia tăng hiệu quả làm việc của giám đốc

"Dừng ngay tất cả những hành động đang rút kiệt sự sống của công ty và chỉ tập trung vào những việc có khả năng sinh lời mà thôi", đó là lời khuyên của Jana Eggers, giám đốc công ty thời trang thành đạt.

Làm thế nào để bạn không phải làm những việc rút kiệt sự sống của công ty và chỉ tập trung vào việc phát triển kinh doanh mà thôi? Bạn quá mệt mỏi khi nhìn vào danh sách những việc cần làm ngày hôm nay? Và giống như rất nhiều doanh nhân khác, bạn sẽ rất dễ bị bỏ lại phía sau nếu không có đủ nhân lực. Giải pháp cho việc này là: Dừng ngay tất cả những hành động đang rút kiệt sự sống của công ty và chỉ tập trung vào những việc có khả năng sinh lời mà thôi.

Đó là điều mà Jana Eggers đã làm. Cô là giám đốc của Spreadshirt – một công ty thiết kế trang phục có 250 nhân viên. Vị giám đốc đã cho ngừng triển khai đội ngũ bán hàng tại Scandinavia và chỉ tập trung vào thị trường chủ chốt ở Anh và Pháp. Kết quả là doanh số tại các quốc gia này tăng vọt.

Cách thức thành công nằm trong tay tay bạn.

Và sau đây là 5 cách để bạn có thể cắt giảm danh sách việc làm hàng ngày của mình.

1. Dành nhiều thời gian cho khách hàng

Năm 2009, tại công ty Falcon Containers (có trụ sở tai Austin), CEO Stephen Shang đã đề nghị đội ngũ bán hàng của mình không theo dõi các tin tức kinh tế trong vòng 2 tuần để dành nhiều thời gian tiếp xúc và gặp gỡ khách hàng. Kết quả là công ty chuyên cho thuê các container chuyển đổi mục đích sử dụng này đã kí được hợp đồng béo bở với không quân Mỹ. Nhờ thế, doanh số của công ty đã tăng thêm 20%.

2. Chấm dứt các mối quan hệ không đi đến kết quả

Lo lắng về việc nhân tài trong công ty sẽ dứt áo ra đi vì mối liên lạc chính đối với một khách hàng lớn đang bị lạm dụng, Kim McConnell – nhà sáng lập Công ty truyền thông nông nghiệp Adfarm, đã quyết định ngừng ngay mối quan hệ đó. Và thế là nhuệ khí trong công ty được cải thiện rõ rệt. Anh nói: “Doanh thu từ những khách hành này sẽ sớm được bù đắp. Tôi nghĩ việc này sẽ đặt áp lực lên nhân viên để họ phải tìm và bù lại số doanh thu đã mất từ khách hàng đó”.

3. Dừng việc bán một sản phẩm hay dịch vụ không có lợi thế cạnh tranh

Niraj Balasaria là CEO của Petron Pacific – một công ty nhập khẩu các sản phẩm thép chỉ có 14 nhân viên với doanh thu hằng năm là 15 triệu USD. Anh đã bảo vệ công ty mình tránh khỏi một thảm kịch bằng việc dừng bán 3 sản phẩm mới hồi đầu năm nay. Nguyên nhân là đội ngũ của anh đã bị tản đi quá nhiều hướng và dẫn đến sai lầm. Anh nói: “Tôi đã mất rất nhiều tiền do muốn mở rộng ra ngoài lĩnh vực cạnh tranh chủ yếu của mình”. Hiện công ty anh chỉ tập trung vào 3 sản phẩm thành công nhất mà thôi.

4. Không tự trả lời tất cả email

Anh Brian Scudamore - CEO của1-800-GOT-JUNK, cảm thấy mình mất quá nhiều thời gian cho việc đọc và trả lời email mỗi ngày. Do vậy, anh đã đề nghị trợ lý của mình đọc và trả lời email thay mình từ 2 năm trước. Anh nói việc thoát khỏi công việc này đã cải thiện năng suất làm việc của anh lên rất nhiều. Nó giúp anh quản lý tốt hơn, có thời gian đi động viên và khuyến khích nhân viên của mình nhiều hơn.

5. Không đi ăn một mình

Nếu bạn tiết kiệm các bữa ăn với người khác, bạn sẽ mất rất nhiều thứ. Kể từ năm 1984, mỗi ngày, McConell đều ăn trưa cùng rất nhiều nhân viên và đối tác của mình. Và kết quả là ông đã giành được rất nhiều khách hàng lớn cho công ty. Ông nói: “Việc đó không xảy ra trong bữa ăn. Không có chuyện chỉ 2 phút sau là tôi đã bước ra với một khách hàng trị giá hàng triệu USD. Thế nhưng nó là chất xúc tác để mọi việc có thể diễn ra suôn sẻ”.

Hà Thu (theo CNN )

22 thg 11, 2010

Google phân loại các trang web và truy vấn như thế nào?

Google vừa nhận một bằng sáng chế. Bằng sáng chế này chỉ ra cách thức Google phân loại các webpages và các queries để có thể cung cấp một kết quả tốt hơn.
Việc phân loại các webpages và các Queries có ý nghĩa gì?

Một từ có thể có nhiều nghĩa tùy thuộc vào các ngữ cảnh khách nhau. Google muốn đưa ra các kết quả đúng nhất dựa trên ý định của người tìm kiếm. Sau đây là một ví dụ điển hình cho đặc tính này của Google.

“Lap top”, “Máy ảnh”, “Máy tính” là những thư mục chỉ một nhóm sản phẩm nhưng cũng là những mặt hàng cụ thể.

“Nokia 2210”, “Latop acer 5100”, “Máy tính dell 200s” là những mặt hàng cụ thể có thể tương ứng với một Query tìm kiếm cụ thể nào đó

Các hệ thống phân cấp thư mục đều có thể được định nghĩa như một danh sách với mỗi mặt hàng được miêu tả một cách cụ thể. Ví dụ như, “Nokia 2210”có thể được hiểu như một danh sách các hạng mục, “Thiết bị điện tử>Điện thoại di động >Nokia >Nokia 2210.”

Google phân chia các trang web như thế nào?

Khi Google index một trang web, Google nó sẽ đánh giá một webpages theo hai điểm điểm xếp hạng (Ranking score) và điểm hạng mục (category score – đánh giá sự bao trùm của từ khóa trong webpage đối với sản phẩm khác). Trong ví dụ này, Webpage về Nokia 2210 có thể được so sánh với các trang khác như trang Nokia, Điện thoại di động hay Thiết bị điện tử

Phụ thuộc vào các từ khác trên webpages, trang đó sẽ được cho điểm hạng mục và điểm xếp hạng cho chính hạng mục đó

Theo đặc tính này, các hạng mục cho các trang và các Queries có thể được tạo bằng tay, tự động hoặc là kết hợp cả hai phương pháp.

Điều này có ý nghĩa gì đối với website của bạn?

Nếu bạn muốn chắc chắn rằng Google phân chia trang web của mình đúng hạng mục, bạn nên sử dụng nhiều từ khóa có liên quan tới nhau thể hiện chủ đề của website trên trang web của mình.
Càng nhiều từ khóa khác nhau liên quan tới chủ đề của website hiện trên trang web của bạn thì Google càng dễ dàng phân loại trang web của bạn. bằng cách đó, trang web của bạn cũng đễ dàng hơn khi ứng dụng các thuật toán khác của Gooogle để giải quyết các vấn đề được miêu tả trong đặc tính này

Tối ưu hóa các trang web khác nhau của bạn cho các từ khóa khác nhau liên quan tới chủ đề của website. Càng nhiều trang bạn tối ưu hóa, thì Google càng có khả năng tìm thấy trang web của bạn phù hợp với chủ đề đó và bạn sẽ nhận được xếp hạng cao cho từ khóa đó trên trang web cá nhân.

Chu Đình Châu, phụ trách chuyên mục Link Building của Làm SEO, chuyên gia SEO của ESNC, quản trị diễn đàn Thế Giới SEO)

18 thg 10, 2010

Biết đặt nỗ lực đúng chỗ

Động cơ của một con tàu lớn bị hỏng. Những ngưòi chủ tàu đã tìm hết chuyên gia này đến chuyên gia khác nhưng không ai biết cách sửa.

Rồi họ đưa tới một ông già, người biết sửa chữa tàu thuyền từ khi còn là một đứa bé. Ông ta mang theo một túi đồ nghề và khi đến, ông lập tức bắt tay vào làm việc. Ông xem xét kỹ chiếc thuyền từ đầu đến cuối.

Hai người chủ tàu đứng đó, quan sát người đàn ông, hy vọng ông ta biết phải làm gì.

Sau khi kiểm tra mọi thứ, ông ta lấy túi đồ nghề và rút ra một cái búa nhỏ. Ông cẩn thận gõ nhẹ vào một cái gì đó. Ngay lập tức, động cơ hoạt động trở lại. Ông cất búa đi. Động cơ đã được sửa xong!

Một tuần sau, những người chủ tàu nhận được hoá đơn thanh toán giá 10.000 đô-la!

“Cái gì?”, chủ tàu thốt lến, “Ông ta hầu như chẳng phải làm gì cả!”. Họ gửi cho ông một tin nhắn, “Làm ơn cho chúng tôi xem hoá đơn chi tiết.”

Và, họ nhận lại hoá đơn ghi:

Đập búa : 2 đô-la
Tìm ra nơi cần đập: 9.998 đô-la

Nỗ lực là quan trọng. Nhưng biết đặt những nỗ lực của mình vào đúng chỗ, điều đó mới thực sự thay đổi cuộc sống của bạn.

17 thg 10, 2010

Dành thời gian cho những điều quan trọng - câu chuyện chiếc bình

Một giáo sư đang trong giờ giảng về cách quản lý thời gian. Ông đặt vài thứ trước mặt. Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng chơi golf. Sau đó, ông hỏi các sinh viên: “Theo các bạn, bình đã đầy chưa?”. “Rồi ạ!”, các sinh viên trả lời.

Giáo sư lại lấy ra một hộp đựng đầy bi và đổ vào bình. Rồi lắc lên cho bi rơi lấp vào khoảng trống giữa những quả bóng. Ông lại hỏi lần nữa và các sinh viên, lần này có vẻ ngập ngừng hơn, trả lời: “Có lẽ là rồi ạ.”

Lần này, vị giáo sư lấy ra một xô cát, và cũng đổ vào bình. Tất nhiên, cát lấp đầy các khe hở. Ông hỏi lại và các sinh viên lần này đồng thanh: “Rồi ạ!”

“Hãy xem này, “ giáo sư nói và lấy ra hai lon bia, đổ vào bình. Bia tràn vào giữa những hạt cát.

“Bây giờ,” giáo sư nói, “tôi muốn các bạn hãy tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình.

Bóng golf tượng trưng cho những điều quan trọng – gia đình, con cái, sức khoẻ, bạn bè, đam mê - những điều mà nếu mọi thứ khác mất đi, thì chỉ mình chúng vẫn có thể làm cuộc sống của bạn đầy đủ.

Những viên bi là thứ khác, nhỏ nhặt hơn - nghề nghiệp, nhà cửa, ôtô. Còn cát là những gì vặt vãnh còn lại.“

“Nếu các bạn cho cát vào trước”, giáo sư tiếp tục, “sẽ không còn chỗ cho bi và bóng golf nữa. Cuộc đời cũng vậy. Nếu dành tất cả thời gian và năng lượng cho những việc vặt vãnh, bạn sẽ không bao giờ làm được những điều quan trọng.

Hãy ưu tiên làm những việc thực sự cần thiết trước. Dành thời gian cho con cái, kiểm tra sức khỏe, đi ăn với gia đình, làm những việc mình thích. Sau khi đã làm tất cả những điều đó, chắc chắn bạn vẫn còn thời gian cho những thứ nhỏ nhặt như lau dọn nhà cửa, sửa chữa đồ đạc. Vì thế, hãy luôn ưu tiên những quả bóng, và đặt chúng vào bình trước tiên.”

Khi người thầy dừng lại, lớp học vẫn im lặng một hồi. Bỗng có cánh tay giơ lên, và một sinh viên hỏi: “Thưa giáo sư, vậy bia tượng trưng cho cái gì?”

Giáo sư mỉm cười hài lòng, “Một câu hỏi hay. Bia, tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng, ngay cả khi các bạn thấy cuộc sống của mình đã quá bận rộn và đầy đủ thì, vẫn luôn còn thời gian cho một chầu bia!”

Khi thấy mình có quá nhiều việc phải giải quyết, và 24 giờ mỗi ngày là không đủ, thì bạn hãy nghĩ đến chiếc bình này, đặt những quả bóng vào trước. Và... đừng quên những cốc bia!

Nếu muốn giàu có, chẳng những phải học cách làm ra tiền mà còn phải biết cách dùng tiền

15 thg 10, 2010

Merry Gentleman

The merry gentleman là bộ phim xoay quanh mối quan hệ nội tâm giữ Kate, một cô gái chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc của mình và Fank Logan một sát thủ ẩn mình dưới vỏ bọc thợ may. Bộ phim không nhiều lời thoại, không nhiều màu sắc, chỉ có màu trắng của tuyết trời mùa đông và màu xám của cỏ cây nhưng chứa đựng đầy cảm xúc về tình người, tình yêu và tình bạn.

Vào một buổi tối trước noel, Kate quyết định tạo một chút niềm vui cho cuộc sống buồn tẻ và ảm đạm của mình bằng một cây thông noel. Cô khá là vất vả để có thể mang nó lên nhà. Cũng chính cây noel đó đã tạo ra cuộc gặp gỡ giữa Fank. “ Tôi đã tìm được cô gái dưới cây thông noel” , Fank đã nói như thế trước khi họ chia tay. Đó có thể vừa là câu nói đùa vừa thật của Fank nói về Kate, một người ngước lên nhìn những bông tuyết nhỏ xinh trên bầu trời và tình cờ chứng kiến vụ ám sát của Fank tại tòa nhà đối diện. Kate dường như không nhận ra Fank.

Ngày hôm sau Fank trở lại thăm Kate nhưng lại bị ngất xỉu vì viêm trước khi nói cho cô biết lí do của cuộc viếng thăm. Kate đưa anh đến bệnh viện và từ đó đã mở ra một mối quan hệ mới. Một người với với một quá khứ đau buồn sống ẩn mình trước sự truy tìm của người chồng cũ, một người với một bí mật không thể cho ai biết và có thể giết bất cứ ai để giữ được bí mật đó. Họ gặp nhau một cách tình cờ để rồi nãy sinh ra một mối quan hệ lãng mạng. Họ cũng nhau đón giáng sinh trong bệnh viện mà Fank nằm. Kate không hề nhận ra Fank là một sát thủ. Anh luôn ẩn mình và đóng kín tâm hồn nhưng Kate vẫn cảm nhận được đâu đó một tâm hồn đồng điệu. Họ không bao giờ hỏi nhau về những về cuộc sống riêng của nhau. Họ quan tâm chăm sóc nhau trong thầm lặng và từ tốn. Fank và Kate chỉ đồng hành với nhau một cách vững chắc.

Bộ phim bắt đầu có chút màu sắc hơn khi vào dịp giáng sinh Fank tặng cho cô một chiếc áo khoác màu đỏ tươi. Anh quyết định tặng nó khi nhìn thấy cái dáng vẻ cô đơn của cô đi giữa trời tuyết lạnh. Cô độc và buồn bã. Khi Fank xuất viện thì giáng sinh qua đi, một người dọn dẹp vật trang trí và vứt bỏ một cách vô tâm. Chỉ có Kate vẫn không nỡ đem bỏ cây thông noel của mình. Fank đọc được điều đó trên gương mặt cô. Anh cùng Kate đem cây thông noel đến một cánh đồng khô cằn ở ngoại ô và đốt nó đi.

Đan xen giữa mối quan hệ của Kate và Fank là mối quan hệ giữa Kate và anh chàng thám tử Murcheson, người đang điều tra về những vụ ám sát được dàn dựng bằng việc tự tử do Fank thực hiện. Murcherson là một thanh tra độc thân và giác quan nhạy bén. Anh cố gắng tạo ra những khoảng khắc lãng mạng với Kate nhưng chỉ làm cô thêm bối rối tránh mặt. Tuy nhiên, sự xuất hiện của người chồng cũ của Kate tại căn hộ của cô làm cô trở nên hoảng loạn. Sự van nài xin tha thứ của người chồng cũ không thể làm Kate quên được những chuyện kinh khủng xãy ra trong quá khứ. Cái mà cô đã cam đam vứt bỏ và chạy trốn, cố gắng vùi lấp nó và bắt đầu lại từ đầu bây giờ đã trở lại ám ảnh cô. Trước sự hoảng loạn đó, cô đã tìm tới sự giúp đỡ của Murcherson như người sắp chết đuối vớ được một cái phao dù tâm trang cô vẫn còn hoang mang rằng biết đâu Michael Elkhart ( chồng cũ của Kate) đã thay đổi, biết đâu anh ta đã tìm thấy Chúa và trở nên tốt hơn…. Nội tâm của Kate giằng xé giữa sự tha thứ và sự sợ hãi.

Trước khi Murcherson có thể can thiệp vào giúp Kate thì Michael đã tự tử chết tại khách sạn. Cái chết bất ngờ của Michael đã làm dấy lên sự nghi ngờ cho Murcherson về Fank. Đồng thời cũng khiến Kate cảm thấy tội lỗi. Trước đây khi còn sống với Micheal, Kate từng nghĩ rằng một ngày nào đó anh ta sẽ nhìn vào gương và cảm thấy mình xấu xa tới mức nào. Anh ta sẽ đi thật xa đến một cây cầu cao và nhảy xuống dòng nước sâu thẳm, và điều đó bây giờ khiến cô thấy mình thật độc ác với những suy nghĩ như thế. Cô khóc trong sự im lặng của Fank.

Murcherson một lần nữa mời Kate ăn tối. Đó là khoảng khắc kinh khủng nhất khi Murcherson tiết lộ rằng có lẽ Fank là một kẻ giết người. Với những cảm giác tội lỗi về cái chết của chồng cũ và sự xáo trộn trước sự nghi ngờ của Murcherson, cô đã bỏ chạy khỏi nhà hàng. Đằng xa, khuất trong bóng tối. Fank đứng nhìn Kate chạy đi trong sự hoảng loạn và sợ hãi. Fank tìm thấy Kate trong một nhà thờ. Fank nói cô không phải sợ hãi vì anh sẽ không bao giờ làm tổn thương cô, nhưng Kate không nói cô không thể không sợ hãi vì điều đó và vì tội lỗi đối với người chồng đã chết của cô mặc dù anh ta đã rất tồi tệ với cô.

Fank rời đi trong lặng lẽ. Kate ngồi lại trong nhà thờ để tìm chút bình yên cho tâm hồn. Bỏ lại sau lưng cuộc sống tẻ nhạt của người thợ may, một chút bình yên khi bên Kate, Fank lái xe đến một cây cầu cao ở giữa một khu rừng. Ông nhìn xuống mặt nước xanh thẳm và tung chiếc mũ xuống dưới. Sau đó, ông nhặt nó lên khỏi mặt nước, đặt lên đầu và đi vào rừng.

Bài viết: Ngân Hà


Quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ

Bạn đang là chủ một cửa hàng? Bạn có dự định phát triển mạng lưới cửa hàng của mình rộng khắp? Nhưng bạn băn khoăn không biết làm thế nào để quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả, trong khi các cửa hàng cách nhau quá xa về mặt địa lý và bạn không thể có mặt để giám sát công việc hàng ngày. Và nhiều vấn đề được đặt ra trước khi bạn quyết định đầu tư hệ thống chuỗi cửa hàng:

- Làm thế nào để giám sát việc bán hàng của nhân viên bán hàng?
- Làm thế nào để quản lý doanh thu hàng hóa bán ra hàng ngày?
- Làm thế nào để thống nhất giá bán giữa các cửa hàng?
- Làm thế nào để áp dụng các chương trình khuyến mãi đồng bộ và hiệu quả trên toàn hệ thống?
- Làm thế nào để khách hàng mua hàng tại bất kỳ cửa hàng nào của bạn cũng đều như nhau?
- Làm thế nào để biết lượng hàng nhập - xuất - tồn kho tại các cửa hàng?
- Và cuối cùng là làm thế nào để biết được tình hình kinh doanh của bạn đang tiến triển như thế nào?

Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay thì băn khoăn lo lắng của bạn đã được giải quyết. Với một hệ thống thông tin được trang bị tại từng cửa hàng sẽ thay bạn quản lý nhân viên, doanh thu, hàng hóa nhập - xuất - tồn kho. Vậy công nghệ thông tin giúp ích cho bạn như thế nào? Đây là điều có lẽ bạn đang rất quan tâm.
Sau đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm bản thân về vấn đề này:

- Làm thế nào để giám sát việc bán hàng của nhân viên bán hàng?

Trước tiên, bạn cần trang bị hệ thống phần mềm tại mỗi cửa hàng và tại trung tâm quản lý (tạm gọi là tổng công ty). Phần mềm tại các chi nhánh và tổng công ty phải được kết nối với nhau thông qua mạng Internet (Về yêu cầu đường truyền Internet thì tùy thuộc vào yêu cầ của đơn vị cung cấp phần mềm).
Khi việc giao tiếp giữa phần mềm tại các cửa hàng và tổng công ty được xuyên suốt thì bạn có thể giám sát việc bán hàng của các nhân viên tại các cửa hàng một cách dễ dàng. Khi một nhân viên bán hàng tất cả dữ liệu về hóa đơn bán hàng như khách mua hàng, tên hàng, số lượng hàng bán, đơn giá, tổng tiền thu, ... được cập nhật ngay lập tức về tổng công ty. Bạn có thể xem được và dễ dàng phát hiện sai sót của nhân viên.

- Làm thế nào để quản lý doanh thu hàng bán ra trong ngày?

Hệ thống phần mềm sẽ cung cấp các báo cáo về doanh thu bán hàng trong ngày của từng chi nhánh. Ngoài ra, hệ thống còn có thể cho bạn biết doanh thu của từng nhân viên tại từng cửa hàng và tự động tính hoa hồng cho mỗi nhân viên. Mức hoa hồng của từng nhân viên bạn có thể khai báo trước trong hệ thống.

- Làm thế nào để thống nhất giá bán giữa các cửa hàng?

Thống nhất giá bán trong toàn hệ thống là một vấn đề hết sức quan trọng. Bạn phải có phương pháp để đảm bảo mức giá giữa các cửa hàng được đồng bộ và phổ biến kịp thời đến các cửa hàng khi mức giá một mặt hàng thay đổi để các cửa hàng điều chỉnh giá bán.Nếu doanh nghiệp của bạn có trang bị hệ thống phần mềm, nó sẽ giúp bạn truyền tải lập tức những thông tin về giá thay đổi đến các chi nhánh. Như vậy các cửa hàng của bạn có thể đảm bảo luôn bán đúng giá. Điều này sẽ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy mua hàng ở bất kỳ cửa hàng nào của bạn cũng được đối xử như nhau.

- Làm thế nào để áp dụng các chương trình khuyến mãi đồng bộ và hiệu quả trên toàn hệ thống?

Khuyến mãi là hình thức doanh nghiệp đưa ra để kích thích tiêu dùng và là một cách để thu hút lượng khách hàng đến với mình nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu áp dụng chính sách khuyến mãi không đồng bộ cho cùng một sản phẩm trong cùng hệ thống sẽ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy hoài nghi về những chính sách doanh nghiệp bạn đưa ra.
Hệ thống phần mềm sẽ giúp bạn thiết lập chương trình khuyến mãi và tự động áp dụng cho toàn hệ thống. Từ các chương trình khuyến mãi phổ biến như giảm giá, tặng quà, tặng thẻ mua hàng đến các chương trình khuyến mãi cộng điểm thưởng, các chương trình tặng quà sinh nhật đều được quản lý một cách chặt chẽ.
Hệ thống cung cấp các báo cáo về tình hình chiết khấu, khuyến mãi, doanh số trong thời gian khuyến mãi của từng chi nhánh giúp nhà quản lý có được các số liệu chính xác để đánh giá hiệu quả của các chương trình khuyến mãi đã đưa ra. Đồng thời, đây cũng là tiêu chí để lập kế hoạch phát triển tiếp theo.

- Làm thế nào để khách hàng luôn hài lòng khi mua hàng tại bất kỳ điểm bán hàng nào của bạn?

Ngoài các chính sách về giá, các chương trình khuyến mãi được áp dụng đồng bộ tại các cửa hàng. Bí quyết để giữ chân các khách hàng là bạn phải cho khách hàng có được cảm giác họ mua hàng ở bất kỳ cửa hàng nào của bạn cũng đều như nhau. Trong khi đi du lịch xa một khách hàng mua sản phẩm tại một cửa hàng trong hệ thống của bạn, nhưng sau chuyến đi họ lại có mong muốn đổi lại món hàng khác. Ở gần nhà người khách ấy có một cửa hàng của bạn, hãy cho người khách hàng đổi lại món hàng ngay tại cửa hàng gần nhà họ. Họ sẽ rất vui và nhất định quay trở lại mua những món hàng khác.
Nhưng làm thế nào để biết có đúng người khách hàng ấy đã mua sản phẩm của hệ thống mình không?
Khi khách đến mua hàng tại cửa hàng bất kỳ, nhân viên tại cửa hàng đó cần cập nhật thông tin khách hàng vào hệ thống phần mềm. Thông tin này sẽ được chia sẻ trên toàn hệ thống, tại bất kỳ cửa hàng nào cũng có thể thấy được thông tin này. Khi khách đến mua hàng tại cửa hàng bất kỳ, hệ thống tự nhận dạng khách hàng và cho biết nhật ký mua hàng của khách. Từ đó, dễ dàng để thực hiện các thao tác đổi, trả, tặng quà cho khách.

- Làm thế nào để biết lượng hàng nhập - xuất - tồn kho tại các cửa hàng?

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là số liệu về nhập - xuất - tồn kho tại từng cửa hàng. Nhà quản lý cần biết chính xác số lượng hàng tồn tại từng kho để có kế hoạch bổ sung hàng, điều chuyển hàng hóa đến các cửa hàng khác tránh tình trạng tồn kho quá nhiều tại một cửa hàng nhưng lại cháy hàng ở cửa hàng khác.
Hệ thống phần mềm sẽ cung cấp cho nhà quản lý các số liệu nhập, xuất, tồn kho theo thời gian thực của từng cửa hàng. Từ đó nhà quản lý có thể dễ dàng điều phối hàng hóa giữa các cửa hàng.

Và còn nhiều lợi ích khác nữa mà hệ thống thông tin có thể giúp công tác quản lý trong ngành bán lẻ dễ dàng hơn. Sẽ được trình bày trong những bài viết tiếp theo.

Bài viết: Xuân Hồng

11 thg 10, 2010

Chiết khấu thương mại được tính trên giá bán trước thuế hay đã gồm thuế?

Trước hết Doanh nghiệp nếu thực hiện chiết khấu thanh toán hay chiết khấu thương mại với khách hàng thì cần phải có thỏa thuận trước hoặc được ghi rõ trong quy chế bán hàng.

Chiết khấu thương mại: là khoản giảm trừ cho người mua khi sản lượng của giao dịch đạt vượt một mức quy định.

Chiết khấu thanh toán: là khoản giảm trừ cho người mua khi thanh toán trước một thời hạn quy định.

Chiết khấu thương mại thường được tính trên giá chưa thuế (không có quy định bắt buộc - vẫn có thể tính trên giá thanh toán - việc tính trên giá trước thuế hay giá thanh toán phải được thỏa thuận hoặc chỉ rõ trước)

5 sai lầm chết người trong bán lẻ

Trong một môi trường kinh doanh thay đổi và phát triển từng ngày như hiện nay, các sai lầm có thể "chết người". Thậm chí cả trong điều kiện tốt nhất, các thống kê cho thấy có trên một nửa doanh nghiệp bán lẻ nhỏ phải rời thương trường sau không quá 2 năm hoạt động.

Hơn 20 năm kinh nghiệm điều hành thành công một vài cửa hàng bán lẻ có tiếng đã khiến Ronald L. Bond - một CEO, chủ doanh nghiệp nhỏ, nhà quản lý và nhà tư vấn kinh doanh - trở thành một chuyên gia thực thụ về bán lẻ, và quan trọng hơn nữa là về những sai lầm mà rất nhiều nhà bán lẻ mắc phải, khiến họ đối mặt với thất bại.

Khi mà danh sách những sai lầm bán lẻ là rất dài, Ronald Bond đã đúc kết được 5 sai lầm lớn nhất và có tác động tiêu cực nhất lên hoạt động bán lẻ thông thường:

1/ Thất bại trong những hoạch định hiệu quả và có mục đích

Nhiều nhà bán lẻ mới thành lập lao vào kinh doanh với rất nhiều niềm tin và lạc quan nhưng lại rất ít sự hoạch định kỹ lưỡng. Để thành công, các nhà bán lẻ cần dành thời gian để chuẩn bị cho một bản kế hoạch kinh doanh và lường trước những nhu cầu tài chính của mình.

Không gì giết chết một hoạt động bán lẻ nhanh hơn những thiếu sót về tài chính. Nội dung hoạch định nên bao gồm địa điểm, các yếu tố nhân khẩu học thị trường, và dòng sản phẩm bán lẻ. Trong cuốn sách Retail in Detail (Bán lẻ trong Chi tiết), Bond đã đưa ra nhiều công cụ hoạch định và chiến lược mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để đánh giá và tiếp cận các khách hàng nhanh chóng nhất.

2/ Tập trung vào sản phẩm chứ không phải thị trường:

Bond đã chứng kiến rất nhiều cửa hàng bán lẻ buôn bán trì trệ bởi vì chủ cửa hàng vẫn bướng bỉnh bám víu vào một sản phẩm hay một dòng sản phẩm nhất định, ngay cả khi thị trường đã phớt lờ chúng.

Các nhà bán lẻ tồn tại là để kiếm lợi nhuận, chứ không phải bán một vật dụng cụ thể nào đó. Đừng kết hôn cả đời với các sản phẩm của mình. Song cũng có một cảnh báo khá thích hợp ở đây: Các nhà bán lẻ không nên tuỳ tiện quẳng đi một dòng sản phẩm nào đó chỉ vì những thua lỗ theo mùa hay mang tính cá biệt.

Có rất nhiều cách để chỉnh sửa, bổ sung cho một dòng sản phẩm mà không phải vứt bỏ hoàn toàn đi. Ví dụ, một cửa hàng quà tặng chuyên cung cấp các sản phẩm trang trí nhà cửa có thể chỉnh sửa sản phẩm của mình với sự thay đổi trong phong cách trang trí.

Những nhà bán lẻ nhỏ không thể cạnh tranh với những đại gia lớn và internet về số lượng sản phẩm và mẫu mã có thể tập trung vào những sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hoá nhiều hơn. Các nhà bán lẻ có thể đưa ra nhiều dịch vụ cá nhân hơn và nhiều lựa chọn tuỳ biến sản phẩm theo yêu cầu đối với các mặt hàng như đèn bàn, thảm, nội thất.

3/ Thất bại trong thay đổi thích ứng với thị trường

Sai lầm này phần nào khá liên quan tới sai lầm số 2 ở trên, nhưng nó tập trung nhiều hơn vào phương thức bán hàng và truyền thông.

Chỉ một vài năm trước đây, các bộ phim được thuê và trả về tại các cửa hàng video địa phương. Ngày nay, chúng hầu hết được thuê trực tuyến và/hay qua thư tín, hay tải về trực tiếp từ trên internet vào máy tính cá nhân.

Internet đã thay đổi đáng kể nhiều hành động mua sắm của khách hàng, và các khách hàng đang yêu cầu nhiều hơn các sản phẩm và dịch vụ được tuỳ biến hoá hay chuyên biệt hoá. Do vậy, những thay đổi thích ứng với thị trường và nhu cầu của khách hàng là hết sức cần thiết.

4/ Đánh giá thấp về các yêu cầu bán lẻ

Bán lẻ không phải dành cho những người ẻo lả và yếu đuối. Các yêu cầu của việc vận hành thành công một cỗ máy bán lẻ là rất nhiều, không ngớt, và nói thẳng ra là tiêu tốn một khối lượng lớn thời gian.

Một vài nhà bán lẻ của tương lai nhìn nhận rằng họ có thể mở và điều hành một cửa hàng bán lẻ mà vẫn dư dả thời gian. Bán lẻ liên quan tới vòng quay không ngừng của việc mua, tiếp thị, trình diễn và bán mà có thể khiến những người vận hành nó trở nên mệt lử và cảm thấy hết sự khó nhọc vô cùng.

Nó cũng đồng nghĩa với rất nhiều ngày dài hay đêm thâu trong cửa hàng để bán hàng hay trong văn phòng để đặt hàng và thanh toán hoá đơn. Vì vậy, nếu một ai đó chưa chuẩn bị để dành một phần lớn thời gian cuộc sống của mình cho cửa hàng, ít nhất là trong thời gian ban đầu, có lẽ tốt hơn cả với việc tham gia làm việc tại Wal-Mart.

5/ Phớt lờ dịch vụ khách hàng

Đây có thể là sai lầm lớn nhất dẫn tới thất bại trong bán lẻ mà Bond quan sát được. Một vài nhà bán lẻ nghĩ rằng các khách hàng ở đó cho bản thân họ chứ không phải cho các khách hàng.

Bond cho biết có nhiều nhà bán lẻ thất bại bởi vì họ đóng quân ở những vị trị không mấy tiện lợi và vì họ không điều chỉnh giờ giấc kinh doanh thích hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nếu một cửa hàng bán lẻ hướng tới những nhân viên công sở, cửa hàng này sẽ không thể thành công nếu mở cửa vào 8h sáng và đóng cửa vào 5h chiều. Một cửa hàng mà Bond biết thường xuyên đóng cửa trong giờ hành chính và dường như chủ cửa hàng không biết rằng việc này đã gây khó chịu cho khách hàng như thế nào. Một nhà bán lẻ khác lại đặt cửa hàng của mình trong một toà nhà mà có sự thuận lợi cho bản thân họ (giá cả rẻ), đồng thời cho rằng khách hàng sẽ tìm kiếm thấy cửa hàng. Tất cả đều không thành công!

Một khía cạnh khác trong sai lầm này còn là thất bại trong việc đối xử tốt với các khách hàng bằng tất cả sự lịch thiệp và tôn trọng. Bond cho biết ông rất hiếm khi hài lòng với cung cách phục vụ của các nhân viên bán lẻ. Đó là những vấn đề như không chào mừng khách hàng khi họ vào cửa hàng, không đưa ra những giúp đỡ hữu ích hay bỏ qua các chính sách chăm sóc khách hàng cơ bản.

Tất cả đều không phải là một ngành khoa học vũ trụ. Các nhà bán lẻ hoàn toàn có thể đào tạo các nhân viên và bản thân mình về một phong cách phục vụ lịch thiệp và tôn trọng.

Mặc dù việc tránh xa 5 sai lầm chết người ở trên sẽ không bảo đảm thành công trong bán lẽ, nhưng nếu tiếp tục bỏ qua chắc chắn các nhà bán lẻ sẽ tiến gần hơn tới bờ vực thất bại. Có rất nhiều rủi ro và cạm bẫy trong một thị trường thay đổi nhanh chóng ngày nay. Hoàn toàn ý nghĩa khi mà các nhà bán lẻ gia tăng cơ hội chạm vào thành công bằng nhận ra và tránh xa các sai lầm này

Muôn mặt khách hàng



Hãy đối mặt với một thực tế rằng không phải khách hàng nào cũng dễ tính trong mua sắm khi mà mỗi người một ý, một tính cách, lối suy nghĩ, mong muốn lẫn sở thích. Đôi lúc, các nhân viên bán hàng trở nên bế tắc khi gặp phải những khách hàng khó tính như vậy.

Từ những khách hàng khó tính với các đòi hỏi khắt khe đến những cá nhân dường như chưa bao giờ quyết định mua sắm, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những khách hàng đầy thách thức. Một phần lý do giải thích cho việc này đó là sự không tương thích phát sinh từ những xung đột tính cách.

Với nhiều năm kinh nghiệm, Kelley Robertson, chủ tịch hãng Robertson Training Group, chuyên giúp các doanh nghiệp cải thiện doanh số và động viên nhân viên, tác giả của cuốn sách Stop, Ask, and Listen: Proven Sales Techniques to Turn Browsers Into Buyers, thấy rằng các khách hàng cho dù rất đa dạng khác nhau nhưng có thể quy họ về bốn dạng tính cách chính. Và trên cơ sở nắm bắt được 4 kiểu khách hàng này, mỗi soanh nghiệp sẽ biết được cách thức cải thiện kết quả kinh doanh với từng khách hàng.

1. Donna thẳng thắn

Donna là một người rất thẳng thắn trong các quyết định và hành động của mình. Cô có khuynh hướng năng nổ và luôn muốn lấn áp hay kiểm soát các cuộc trò chuyện với nhân viên bán hàng.

Hành vi của cô khá mạnh mẽ, cô chỉ tay trong khi nói chuyện, ngắt lời các nhân viên bán hàng như thế thách thức họ, và hiếm khi quan tâm tới việc nghe chi tiết về một sản phẩm hay dịch vụ mới. Thay vào đó, Donna yêu cầu rằng nhân viên bán hàng không dài dòng và đi thẳng vào điểm chính. Mọi suy nghĩ của Donna đều hướng tới yếu tố kết quả và có mục tiêu. Cô rất ghét sự lãng phí thời gian.

Để có được kết quả bán hàng tốt với những người như Donna, các nhân viên bán hàng cần trở nên thẳng thắng và quả quyết hơn. Hãy nói với cô ta ngay từ lúc đầu trò chuyện rằng chúng tôi biết cô bận rộn như thế nào và rất coi trọng thời gian của cô.

Sau đó nói với Donna rằng cuộc trò chuyện sẽ đi thẳng vào điểm chính và tập trung mọi giao tiếp vào các kết quả mà Donna sẽ có được khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Hãy phản kháng sự thoái lui nếu phải đối chất với những người như Donna bởi vì nếu thế các nhân viên bán hàng sẽ đánh mất sự tôn trọng của cô. Đối với Donna, đó không còn là yếu tố cá nhân, đó đơn thuần là công việc.

Cuối cùng, hãy thẳng thắn yêu cầu Donna một vấn đề nào đó, các nhân viên bán hàng không phải vòng vo cho những gì mình muốn nói.

2. Tim lắm lời

Tim là một người có lối sống cởi mở và thích giao du nhưng cũng rất chủ nghĩa cá nhân với cái tôi bản ngã lớn. Anh thường đến trễ trong các cuộc hẹn và việc không ngừng ngắt lời cũng như những câu chuyện dài của Tim khiến các nhân viên bán hàng phải phá vỡ các kế hoạch thời gian đã định.

Việc nghe những gì Tim nói có thể rất nản và mệt mỏi bởi vì các nhân viên bán hàng không bao giờ có đủ thời gian cho việc bàn bạc về các giải pháp với Tim.

Các mối quan hệ là rất quan trọng đối với Tim, vì thế hãy dành nhiều thời gian hơn cho các cuộc trò chuyện cuộc sống. Thậm chí cả khi không thấy được điểm chính trong các cuộc trò chuyện này, Tim luôn cảm kích với thiện ý đó và sẽ yêu quý nhân viên bán hàng nhiều hơn. Con người này thường ra các quyết định mua sắm trên cơ sở trực giác và cách thức anh cảm nhận về nhân viên bán hàng.

Hãy cẩn thận đừng thách thức Tim bởi vì anh sẽ cảm thấy mình bị thoái thác và khi điều này xảy ra, Tim sẽ đóng mọi cánh cửa và trở nên lãnh đạm. Khi giao tiếp với Tim, các nhân viên bán hàng cần nói rằng giải pháp của doanh nghiệp sẽ thích hợp và khiến anh trở nên tốt đẹp hơn thế nào trong con mắt những người xung quanh, hay hình ảnh và địa vị của Tim sẽ được cải thiện như thế nào. Nói cách khác, hãy lôi kéo cái tôi của Tim.

3. Eddie kiên định

Một cách khá nhẹ nhàng, Eddie là một người bạn dễ mến, có khuynh hướng tập trung nhiều hơn vào tập thể và các đồng nghiệp hơn là những kết quả cá nhân. Eddie có thể là một người mà các doanh nghiệp đều có thể thấy thoải mái khi giao tiếp.

Song điều khó khăn là anh dường như rất miễn cưỡng với việc ra một quyết định mua hàng. Châm ngôn của Eddie thường là "Tôi vẫn còn đang suy nghĩ về việc này, nhưng dù sao cũng rất cảm ơn bạn”.

Cấu trúc và an toàn là những yếu tố rất quan trọng với những người như Eddie và rất khó để Eddie có một thay đổi nào đó. Anh thường dự tính xem quyết định của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào tới mọi người xung quanh. Điều đó có nghĩa rằng các nhân viên bán hàng sẽ cần làm chậm lại tiến trình mua sắm, giải thích về việc sản phẩm hay dịch vụ sẽ có lợi như thế nào cho anh và cho tập thể, đồng thời loại bỏ càng nhiều càng tốt những rủi ro phát sinh từ quá trình ra quyết định.

Hãy giao tiếp bằng giọng nói mềm dẻo và chắc chắn rằng các nhân viên bán hàng tuân theo một lối suy nghĩ logic. Hãy sử dụng những từ ngữ như "hợp lý", "logic", tập thể" trong các giao tiếp với Eddie.

4. Alice lý trí

Alice sẽ đọc từng chi tiết và thông số cụ thể về sản phẩm hay dịch vụ, không quan tâm tới thông tin đó nhiều hay ít. Cô luôn muốn nhiều hơn nữa, bao gồm các bảo đảm bằng văn bản hay các tài liệu sao lưu.

Những người như Alice không dễ thuyết phục chút nào và rất khó để lôi kéo cô vào một cuộc trò chuyện cởi mở bởi vì các tình cảm cá nhân và cảm xúc không được đưa vào bức tranh tổng thể khi Alice đưa ra một quyết định nào đó.

Bất cứ khi nào có thể, hãy đưa trước cho Alice một lịch trình cụ thể bằng văn bản được bố cục chi tiết về nội dung về cuộc hẹn và trò chuyện. Lý tưởng nhất, hãy gửi email cho cô một vài ngày trước khi cô chuẩn bị cho cuộc hẹn gặp bán hàng.

Hãy chắc chắn rằng các giao tiếp với Alice được đảm bảo đúng ngữ pháp, không có lỗi chính tả hay lỗi phát âm. Và khi gặp gỡ cô, các nhân viên bán hàng cần thực hiện theo đúng thứ tự trong bản lịch trình và nếu có đưa ra bất cứ đề nghị nào, nhân viên bán hàng cần có sẵn các tài liệu giải thích và hỗ trợ để cô có thể đọc ngay.

Rõ ràng các cách thức giao tiếp được sử dụng với từng dạng khách hàng là không giống nhau. Thật quan trọng với việc các doanh nghiệp nhận ra rằng những phương thức bán hàng theo tự nhiên và theo bản năng từ trước đến này có thể không phải là cách tốt nhất để có được kết quả tối đa với một khách hàng nào đó.

Chính vì vậy, việc chỉnh sửa, bổ sung cách thức và phong cách của các nhân viên bán hàng, cho dù rất vắn tắt, trong giao tiếp với từng dạng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp kết nối tốt hơn với các khách hàng của mình, từ đó doanh số bán hàng sẽ được cải thiện đáng kể

10 thg 10, 2010

Quá cao, vừa tầm hay quá thấp?



Đối với nhiều nhà quản lý, đề ra mục tiêu cho cả công ty cũng gần như việc đưa ra một tuyên ngôn cho tương lai của họ. Một mục tiêu sai lầm có thể khiến cả đoàn tàu trật bánh, phải trả giá đắt, bị tụt hậu hàng tháng, thậm chí hàng năm trời. Bởi vậy, vấn đề đặt mục tiêu luôn là bài toán khó, nhiều ẩn số và đầy rẫy cạm bẫy. Một mục tiêu quá thấp sẽ không có giá trị, trái lại, một mục tiêu quá cao có thể biến nhà lãnh đạo trở thành người ảo tưởng.


Có ba yếu tố để đảm bảo cho một mục tiêu phù hợp, gợi được tinh thần phấn khích cho toàn thể nhân viên, mà lại không trật khỏi giới hạn để đi đến chỗ mơ hồ và ảo tưởng. Thứ nhất, mục tiêu ấy phải có tính thực tiễn. Thứ hai, một mục tiêu cần phải nhất quán. Cuối cùng, cần lập kế hoạch khả thi cho mỗi mục tiêu và hỗ trợ nó đến cùng.
Thực tế để không nản chí
Bạn quan niệm thế nào về một mục tiêu có tính thực tế? Một mục tiêu như vậy không có nghĩa là quá thấp hoặc tầm thường, mà nó nằm trong tầm với dưới con mắt của những người đóng góp công sức hoặc sẻ chia một phần trách nhiệm khi gánh vác mục tiêu ấy. Những mục tiêu được đề ra một cách không có căn cứ thường tạo nên tác động xấu trong quá trình nhà lãnh đạo phấn đấu thực hiện nó. Chẳng hạn, khi mục tiêu nằm ngoài năng lực, sự phấn đấu của nhân viên, một số người dễ bị nản chí và bỏ cuộc.
Bởi vậy, để có được một mục tiêu mang tính thực tế cao, bạn cần cân nhắc về đầu vào của mục tiêu ấy. Bạn có trong tay đội ngũ nhân viên như thế nào? Khả năng triển khai theo đúng tiến độ thời gian của công ty bạn ở mức độ nào? Những thuận lợi lớn nhất của công ty bạn và khó khăn hiển nhiên trên thị trường hiện nay là gì? Nếu nhà lãnh đạo không nhìn rõ thực lực, đầu vào hiện có của tổ chức mình khi vạch ra mục tiêu, xem như nhà lãnh đạo ấy đã... lạc bước với chính các nhân viên của mình.
Nhất quán để huy động tối đa nguồn lực
Thêm một yếu tố khác mà các nhà lãnh đạo phải quán triệt, đó là một mục tiêu nhất quán. Thật khó có thể chấp nhận một công ty đề ra những mục tiêu... nhảy cóc tháng này qua tháng nọ, năm này qua năm kia, gây hoang mang, xáo trộn công việc của nhân viên và nguy hiểm hơn là làm cho họ lùi bước. Trên phương diện tâm lý học, thì con người ta về cơ bản được “lập trình” để bắt chước những hành vi mang tính nhất quán.
Khi mà các công ty, bộ phận, các nhà quản lý không thể thống nhất được một mục tiêu hay chương trình hành động nhất quán, thì giá trị lao động của các nhân viên sẽ giảm bởi những nỗ lực vô ích do “khối mục tiêu” rối rem và không có phương hướng.
Có thể nói, một mục tiêu nhất quán cần được xây dựng gắn kết với sứ mệnh, tầm nhìn của một công ty, dựa vào nền tảng của thành công này để vươn tới những thành công trên tầm cao mới, từ đó có sức lan toả mạnh mẽ đến toàn thể hệ thống, như một mệnh lệnh thực thi.
Hỗ trợ thực thi để chinh phục thành công
Yếu tố còn lại của một mục tiêu thành công chính là kế hoạch hành động và sự hỗ trợ thực hiện mục tiêu đó. Trên thực tế, lập kế hoạch cho một mục tiêu cần có hai phần cụ thể. Phần việc đầu tiên đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nắm được những nỗ lực bên trong mà họ có được để chinh phục mục tiêu. Chẳng hạn như, nhà lãnh đạo có thể lớn tiếng: “Năm nay chúng ta sẽ thu về doanh thu 10 triệu USD”, mà “không thèm” phân tích xem ông ta có bao nhiêu khách hàng, bao nhiêu kỹ sư sản xuất, bao nhiêu nhân viên phân phối để đạt được con số trên...
Với nhiều người, con số ấy thật đáng tự hào để phấn đấu, một mục tiêu hoành tráng làm tôn thêm vẻ ngoài cho công ty họ. Tuy nhiên, khi tình huống xấu xảy ra, mục tiêu bất thành, tinh thần nhân viên tụt dốc, nhà quản lý bị nhìn nhận như... nhà không tưởng, thì những người có trách nhiệm lại bắt đầu “chơi trò chuyền bóng” qua lại.
Ngoài ra, phần việc thứ hai chính là hỗ trợ nhau để thực thi mục tiêu đó. Chẳng hạn như, giám đốc kinh doanh có thể biết rất chính xác con số mục tiêu lợi nhuận tương đương với việc cần bán đi bao nhiêu sản phẩm, nhưng vị giám đốc này lại không có kế hoạch hành độngđể thúc đẩy lượng hàng bán đi. Họ chỉ ra lệnh cho nhân viên mình làm việc cật lực mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào. Trong khi đó, làm việc chăm chỉ giờ đây không còn là tiêu chí số một nữa, mà sự chăm chỉ cần được hỗ trợ thêm với phương pháp hiệu quả và hệ thống hỗ trợ tối ưu.
Nhìn chung, những suy nghĩ chủ quan, thiếu suy xét, hy vọng quá lớn vào năng lực bản thân và tập thể, cộng với áp lực trước nhu cầu tăng trưởng của tổ chức có thể là các nguyên nhân khiến nhà lãnh đạo đề ra những mục tiêu quá cao, quá khó cho tổ chức của họ.
Ngược lại, sự thiếu tự tin cũng khiến không ít nhà lãnh đạo mãi mãi quẩn quanh với mục tiêu thấp và vừa, bõ lỡ những cơ hội bứt phá hiếm hoi. Do đó, thế vững chắc hơn kiềng ba chân của một mục tiêu, chính là tính thực tế, nhất quán, kế hoạch hành động và hỗ trợ thực thi mục tiêu ấy cho đến phút cuối.

9 thg 10, 2010

Nhãn mác và những thông tin không thể bỏ qua

Bạn là doanh nhân, bạn là Sếp! Bạn là người chỉ đạo và ra chỉ thị làm việc. Nhân viên nào đọc không hết - làm chưa đủ chỉ thị là… biết tay sếp ngay! Vậy đã có khi nào bạn đọc đủ và hiểu hết thông tin, con số trên cái nhãn mác bé tý tẹo trước khi mua hàng chưa nhỉ?



Nhãn mác hàng hóa là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm theo đúng mong muốn của mình. Ngoài các con số thông báo các thông tin cơ bản liên quan đến chất lượng sản phẩm theo quy định như thành phần, định lượng, tỷ lệ, thời hạn sản xuất, thời gian sử dụng, số giấy phép lưu hành, hướng dẫn đặc biệt, ...trên một số mặt hàng cao cấp còn thể hiện con số về độ tuổi của sản phẩm như vàng bạc, đồ cổ, đồ gỗ, rượu, xì gà... Thế nhưng chẳng mấy sếp có thời gian và đủ kiên trì đọc hết thông tin trên cái nhãn mác bé tý tẹo, trừ khi đó là nhãn mác của đối thủ cạnh tranh! Với sếp, hàng hóa được chọn mua phải là hàng có tên, có tuổi. Dùng cũng sướng mà có đem cho hay biếu tặng cũng " mát mặt", " xứng tầm". Tuy nhiên, rất nhiều doanh nhân cho biết, họ mua hàng theo thói quen thương hiệu, qua sự giới thiệu hoặc sự bắt mắt của bao bì chứ không mấy khi đọc hết thông tin trên nhãn mác sản phẩm. Bởi thế, doanh nhân mua phải hàng nhái, mua "hớ" vẫn xảy ra ...thường!

Với những thương hiệu đã khẳng định tên tuổi, bên cạnh các thông tin bắt buộc theo quy định trên nhãn mác, con số độ tuổi sản phẩm được coi là " yếu tố vàng" để thể hiện sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh so với các sản phẩm khác cùng loại. Việc công bố độ tuổi trên bao bì sản phẩm được tuân thủ theo quy định của từng quốc gia. Đơn cử, theo quy định trong điều lệ của Hiệp hội whisky Scotland - quốc gia nổi tiếng toàn thế giới bởi ngành công nghiệp sản xuất whisky: tuổi của sản phẩm phải được công bố ngay trên nhãn mác chai và được tính bằng số năm rượu được ủ trong thùng gỗ sồi có niêm phong của thuế quan và độ tuổi chỉ được tính cho số năm của sản phẩm trẻ tuổi nhất trong tất cả những sản phẩm cùng loại dùng để pha chế trong chai rượu. Như vậy có nghĩa là rượu 12 tuổi sẽ bao gồm rượu ít tuổi nhất là 12 năm và các sản phẩm cùng loại khác được pha chế trong chai sẽ có độ tuổi lớn hơn 12 năm. Các nhà sản xuất thường ghi trên nhãn mác các con số 12,18,25, 38…vừa để công bố về độ tuổi của sản phẩm, vừa để thể hiện đẳng cấp và chất lượng của sản phẩm của mình. Riêng đối với những sản phẩm không ghi tuổi thì có thể ngầm hiểu đó là sản phẩm chỉ tối đa là 3 năm tuổi.

Như vậy, với các dòng sản phẩm cùng ngành hàng, chỉ cần nhìn vào con số độ tuổi ghi trên nhãn mác chai, người tiêu dùng có thể đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng. Việc này không những bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn mang đến cho người tiêu dùng sự thoải mái, an tâm khi mua hàng.

Một ví dụ khác với sô cô la, nếu đạt chuẩn thì nhất định phải ghi con số % của cacao. Tỷ lệ phần trăm này càng cao thì thanh sô cô la càng nguyên chất, càng giòn nhưng cũng càng đắng. Và loại sô cô la được ưa chuộng nhất là loại có thành phần cacao chiếm 40-50%, vừa dễ ăn mà đem tặng cũng không phải “tầm thường”. Còn nếu chỉ nhìn vẻ bắt mắt của vỏ hộp thì dễ rơi vào bẫy “tốt nước sơn” hơn là tốt gỗ.

Thế mới thấy, thông tin trên nhãn mác của sản phẩm cũng “ trăm đường quan trọng”. Giá trị của hàng hóa được khẳng định bằng chính con số độ tuổi ghi trên nhãn mác, các thượng đế khỏi phải “ nhọc công” đắn đo, ngờ vực.

Dù nói bằng cách này hay cách khác, sự thông minh và khéo léo của các nhà doanh nghiệp là công bố thông tin con số sao cho rõ ràng, minh bạch để vừa khẳng định giá trị sản phẩm của mình vừa thể hiện được lợi thế cạnh tranh của thương hiệu. Và các nhà sản xuất phải có trách nhiệm phối hợp với giới truyền thông để tuyên truyền và hướng dẫn cho người tiêu dùng về các quy định này, giúp người tiêu dùng chọn sản phẩm có chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng.

Theo Doanh Nhân

Những kỹ xảo bán hàng hiệu quả nhất

Mỗi công ty được thành lập đều có những sản phẩm và dịch vụ cần giới thiệu tới nhiều khách hàng. Việc dùng những kỹ xảo như thế nào để chào hàng một cách hiệu quả nhất, đó chính là sự sống còn của công ty.



Hãy học hỏi 5 kỹ xảo dưới đây một cách thành thạo, chúng sẽ giúp bạn thành công trong công việc kinh doanh của mình và duy trì lòng tin tới khách hàng.

1. Lắng nghe trạng thái cảm xúc của khách hàng bạn.

Mối quan hệ giữa bạn và khách hàng cực kỳ quan trọng. Bạn cần họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí là quan tâm đến công ty của bạn. Vậy thì trước tiên bạn phải quan tâm đến trạng thái cảm xúc của họ. Ví dụ, họ trông có vẻ mệt mỏi hoặc lo lắng. Bằng cách “bắt đúng mạch” của khách hàng, bạn có thể nhanh chóng xây dựng mối quan hệ tốt và để lại ấn tượng tốt với họ.

2. Tập trung vào nhu cầu của khách hàng.

Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn chào hàng cho một công ty lớn thì bạn sẽ thu về được món lợi lớn. Họ sẽ nhận ra những gì bạn đang làm, hoặc bạn đã chào mặt hàng mà họ không cần. Điều này sẽ dẫn đến chấm dứt mối quan hệ của bạn và công ty mà bạn cho rằng sẽ kiếm được nhiều lợi ích. Mọi mối quan hệ phải bắt đầu từ nhu cầu mà khách hàng cần và lòng tin từ bạn.

3. Khách hàng phải là trung tâm trong ngôn ngữ của bạn.

Nhiều người bán hàng thường thể hiện bằng ngôn ngữ rằng họ quan trọng hơn khách hàng của họ. Ví dụ, thay vì nói “Tôi nghĩ chiếc xe này sẽ phù hợp với gia đình anh chị đấy”, thì hãy nói “Các cháu nhà anh chị sẽ rất thoải mái khi ngồi trong chiếc xe rộng rãi như thế này”. Đổi chủ ngữ “Tôi” bằng chủ ngữ “Các cháu nhà anh chị” sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn mà bạn sẽ không ngờ tới.

4. Hãy để cho khách hàng của bạn nhìn thấy hiệu quả từ món hàng mà họ sẽ mua.

Khách hàng của bạn cần biết chính xác món hàng bạn chào bán sẽ mang lại cho họ điều gì. Họ cần phải biết liệu nó có đáng giá đồng tiền bát gạo mà họ bỏ ra hay không. Ví dụ, nếu họ sử dụng bóng đèn neon thì họ có thể tiết kiệm tiền điện hàng tháng như thế nào. Hãy luôn nhấn mạnh đến lợi ích lâu dài mà khách hàng bạn nhận được.

5. Tìm hiểu vấn đề chính mà khách hàng của bạn đang vướng mắc.

Ví dụ, nếu khách hàng của bạn không có ý định chi tiêu một số tiền lớn vì những lý do mà bạn không thể giải quyết được, hãy để một dịp khác và thử thuyết phục họ lại một lần nữa. Đừng phí phạm thời gian của bạn và của người khác. Bạn đừng nên xuất hiện như thể là bạn đang cố “cò” tiền của họ.

Theo Unicom

7 thg 10, 2010

Bên bán Xuất hóa đơn GTGT - Bên mua trả hàng - Xuất hóa đơn bán hàng - Cách hạch toán ?

Công ty A có xuất bán một lố hàng cho công ty B và xuất hoá đơn GTGT, nhưng vì lý do hàng kém chất lượng công ty B đã xuất trả lại số hàng trên. Công ty B sử dụng hoá đơn bán hàng xuất trả lại công ty A, Trên hoá đơn không thể hiện số thuế GTGT, mà chỉ thể hiện giá trị thanh toán. Như vậy, công ty A muốn khấu trừ số thuế GTGT đầu ra của mình thì phải tính như thế nào?
Theo điểm 5.8, mục IV, phần B, Thông tư số 32/2007 ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT (trước đây là quy định tại TT số 120/2003) thì việc bạn hỏi trong thư cần được xử lý theo 1 trong 2 cách: 1- Nếu người mua là cơ sở kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì hàng hoá trả lại đó sử dụng hoá đơn GTGT (mẫu GTKT) trong đó ghi rõ số tiền hàng, tiền thuế GTGT, tổng giá thanh toán. Đây là cơ sở để đơn vị có hàng đã bán nhận lại hàng và làm thủ tục kê khai thuế để khấu trừ (khổ thứ nhất của điểm 5.8). 2- Nếu người mua là cơ sở kinh doanh, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, không có hoá đơn mẫu GTGT thì thực hiện theo hướng dẫn tại khổ thứ 2 của điểm 5.8.

5.8- Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT. Hoá đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai.

Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng kèm theo hoá đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán.

Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hoá đơn, người mua chưa nhận hàng nhưng phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải hoàn trả lại toàn bộ hàng hoá, hoặc một phần hàng hóa, khi trả lại hàng bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT lý do trả hàng theo hoá đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày tháng của hoá đơn) đồng thời kèm theo hoá đơn để gửi trả bên bán để bên bán lập lại hóa đơn GTGT cho số lượng hàng hóa đã nhận và làm căn cứ bên bán điều chỉnh doanh số và thuế GTGT đầu ra.a

6 thg 10, 2010

Sale thời đại mới - Bán tương lai

Sale một lời hứa
Khi bạn bán cho khách hàng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, có nghĩa là bạn bán đi một lời hứa. Lời hứa đó mang đến một giá trị cho cuộc sống, sự nghiệp hay công cuộc kinh doanh, giúp một cá nhân hay một tổ chức thay đổi tốt hơn. Vì vậy mà người ta mới mua hàng của bạn.

Khi bán một chiếc xe hơi, bạn bán đi lời hứa giúp khách hàng khẳng định đẳng cấp, giúp họ an toàn và thoải mái trong những chuyến đi công tác xa ở mọi loại địa hình… Bán đi một phần mềm vi tính, chính là bạn bán đi một lời hứa giúp cá nhân hay doanh nghiệp những giải pháp về một vấn đề nào đó. Hay dù chỉ là một ký gạo, thì cũng chính là một lời hứa mang đến nguồn dinh dưỡng, giúp một bữa cơm ngon, đem lại không khí ấm cúng trong bữa ăn gia đình… Bán đi một dịch vụ đào tạo, bạn bán đi lời hứa giúp doanh nghiệp cải thiện kỹ năng cho nhân viên, giúp đội ngũ của doanh nghiệp gắn kết và nhiệt huyết hơn…

Tất cả đều là lời hứa. Không chỉ khi bán những sản phẩm vô hình mới là bán đi lời hứa, mà với những sản phẩm hữu hình cũng vậy. Khi đang đi dạo phố, bạn nhìn thấy một tiệm bán phở, hơi nóng bốc lên từ nồi nước lèo dậy lên mùi thơm phức làm bụng bạn cồn cào. Tấm pa nô quảng cáo màu sắc bắt mắt với hình ảnh những món ăn thật hấp dẫn khiến cho dạ dày bạn co thắc mạnh, những dòng chữ “Thơm ngon đến miếng cuối cùng, Ăn 1 lần là muốn quay lại nhiều lần…”, làm bạn khó lòng mà lướt qua nó. Nhưng bạn chỉ biết được tiệm phở đó có thật sự tuyệt vời như những gì nó được trưng bày và giới thiệu hay không cho đến khi nào bạn tận tay đưa những cộng phở vào miệng. Lúc bấy giờ bạn mới nhận được những giá trị đó.

Vẽ ra một bức tranh tương lai có thật

Vấn đề đặt ra cho người Sale là, khi bạn bán đi một lời hứa, tức là bạn đang vẽ ra một tương lai tươi đẹp cho khách hàng, và tương lai đó chưa thành hiện thực. Vì vậy, bạn phải làm sao cho khách hàng được sống trong thế giới tương lai đó, cảm nếm, nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy tương lai đó một cách sống động, đầy tin tưởng thì người ta mới quyết định mua sản phẩm hay lựa chọn dịch vụ của bạn. Để làm được điều này, đòi hỏi người Sale phải có một khả năng sáng tạo. Sự sáng tạo này được thể hiện trong phần bạn trình bày, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình. Người Sale phải có khả năng tưởng tượng phong phú để làm sao chính mình phải hình dung ra điều đó từ trước. Như thế, đòi hỏi người Sale phải sử dụng sản phẩm dịch vụ đó trước, phải hưởng được những giá trị nó mang đến, phải sống trong thế giới mà bạn sắp sửa thuyết phục người khác bước vào, thì bạn mới có đầy đủ những cảm xúc thật để truyền sang cho người khác.

Người bán xe hơi phải ngồi lên chiếc xe hơi ấy và lái đi trên mọi địa hình để cảm nhận hết được những tính năng của xe. Thậm chí phải xài nó một thời gian để cảm nhận hết những giá trị. Sự hào hứng, thích thú chính bạn phải trải qua thì mới truyền tải lại cho người khác một cách cảm xúc được. Một loại thức ăn, dịch vụ huấn luyện đào tạo cũng vậy, người Sale cũng phải sử dụng qua và sau đó, quá trình chia sẻ lại với khách, thuyết phục họ về tương lai thực chất chỉ còn là việc chia sẻ lại những điều bạn đã trải nghiệm. Đó là đỉnh cao của người Sale. Nếu thiếu điều đó, người Sale trở thành người thuyết phục suông và thiếu cảm xúc. Người đó chỉ báo cáo lại một bài với nội dung soạn sẵn và không được điều chỉnh phù hợp, vì anh ta không trải qua những điều đó, không thực sự sử hữu những cảm giác đó và không thực sự từng sống trong thế giới đó. Như thế thì rất khó để thuyết phục khách hàng.

Để bức tranh tương lai của mình vẽ ra thật sự thú vị, sinh động và rõ mồn một trước mắt khách hàng, chúng ta phải sử dụng những thông tin phù hợp để tác động vào từng giác quan và nó phối hợp lại để tạo ra một bức tranh hoàn hảo.

Khách hàng chỉ tin vào bức tranh tương lai khi họ tin vào bạn

Trong 7 giây đầu tiên, khách hàng sẽ có 11 nhận xét về bạn (công thức 7 - 11). Vì vậy, ngay từ lúc xuất hiện, bạn phải thật tu chỉnh, chuyên nghiệp, bởi vì bạn được đánh giá ngay từ giây đầu tiên. Thứ đến là cách ăn nói của bạn. Khách hàng chỉ tin bạn khi bạn cho họ thấy được rằng bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Để làm được điều này, bạn phải hiểu tường tận về sản phẩm, dịch vụ của mình và nắm nhu cầu của khách cực tốt. Vì vậy, điều vô cùng quan trọng là bạn phải tìm hiểu thật kỹ về khách hàng, nắm càng nhiều thông tin về họ càng tốt trước khi tiếp xúc với họ.

Trong trường hợp bán hàng tại quầy, khi khách hàng đi vào cửa tiệm, thì trong một thời gian ngắn bạn phải đọc hiểu được tâm lý người đó thông qua cách họ ăn mặc, giao tiếp, người đi cùng… để đoán sơ về tính cách và tâm lý của người này. Như vậy, khi giới thiệu hàng hoá, bạn dễ tạo lòng tin cho họ hơn. Tạo lòng tin còn qua độ chân thành. Đừng nghĩ người Sale giỏi là người phải dẻo mồm dẻo miệng, liến thoắng, khôn ranh… Theo thống kê chính thức, người tạo được lòng tin thật sự là người chân thành, độ chân thành chiếm tỉ lệ rất cao trong những hợp đồng thắng được trong sale. Bây giờ khách hàng rất sợ những người trông có vẻ quá lanh lợi và quá thông minh. Bởi vì họ sợ bị lừa. Và để tăng lòng tin cậy, cần phải có điều này: đó là chỉ nói những gì mình hiểu thật rõ, thật sâu và không nói bừa. Chỉ cần một câu nói bừa là toàn bộ lòng tin của khách hàng đặt vào bạn bị phá hỏng hết. Một yếu tố để tăng thêm độ tin cậy, đó là bạn cần trưng ra những bằng chứng về những khách hàng trước đây đã sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn và họ đã hài lòng như thế nào. Bằng chứng càng rõ ràng, càng sống động càng tốt.

Đó chính là cách đưa tương lai về hiện tại để khách hàng cảm nhận toàn bộ tương lai đó và tin tưởng. Điều cần nhấn mạnh là khi vẽ ra bức tranh tương lai, bạn phải làm cho khách hàng sung sướng, thích thú. Bởi tâm lý con người là đi tìm niềm vui, tìm sự hào hứng, tránh đau khổ, tránh lo lắng, tránh hồi hộp, đi tìm an toàn, tìm sự bình an, hạnh phúc. Cho dù bất cứ một sản phẩm hay dịch vụ nào cũng phải đáp ứng điều đó thì họ mới mua.
Khách hàng cảm nhận rõ hơn về tương lai thông qua một câu chuyện có thật

Và một trong những cách rất hay để khách hàng cảm nhận được tương lai đó là thông qua một câu chuyện. Người Sale có thể đưa ra câu chuyện của một người từng sử dụng sản phẩm và đã gặt hái được gì, đã giúp cho doanh nghiệp hay cá nhân họ điều gì… Thông qua một sản phẩm, thường có 1 câu chuyện nào đó. Câu chuyện của việc tạo ra sản phẩm, tiếp thị sản phẩm, hay của những người đã sử dụng sản phẩm. Một câu chuyện được kể khéo léo, người khách sẽ cảm nhận rõ hơn về tương lai của họ khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Họ thấy yên tâm khi có những đồng minh, có những người đã sử dụng qua. Câu chuyện cần có độ xác thực, độ cảm xúc và nên cung cấp những thông tin rõ ràng về tên tuổi, nơi chốn và tình huống cụ thể của nhân vật được bạn kể lại. Như thế, sẽ tăng được độ tin cậy nơi khách hàng khi họ nghe câu chuyện. Và sử dụng câu chuyện gì là ăn thua ở người sale giỏi biết cách lựa chọn cho phù hợp. Đó là một trong những hành trang thiết yếu của người Sale giỏi – luôn có những câu chuyện xung quanh sản phẩm và dịch vụ mà mình đang bán.

Như vậy, thế giới tương lai mà chúng ta đang mở toang cánh cửa để người khách bước vào gần như đang ở trước mắt họ. Khi bạn làm điều này khéo léo thì gần như bạn không còn phải năn nỉ, nài ép khách nữa mà khách sẽ tự động nhờ bạn mở cánh cửa để họ bước vào. Lúc đó, bạn đã thành công khi bán cho người khác một tương lai.

Vì thế, nghề Sale là một nghề rất đẳng cấp và sáng tạo.

Nguồn: quachtuankhanh.net

1 thg 10, 2010

Để nhận biết độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo

Để đánh giá sự hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, bạn có thể theo dõi tình hình bán hàng, các khách hàng mới, các yêu cầu cho biết thông tin, các cuộc hỏi hàng qua điện thoại, tình hình bán lẻ tại các cửa hàng, tình hình truy cập website giới thiệu và tình hình mua hàng hóa trực tuyến.

Nhằm giúp bạn theo dõi mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, chúng tôi xin giới thiệu một số sách lược sau đây

- Lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng có tăng lên? Bạn hãy ghi nhận tình hình bán lẻ bằng cách đếm số người vào thăm cửa hàng. Bạn đừng quên theo dõi tình hình này trước khi tiến hành chiến dịch quảng cáo. Dựa trên cơ sở đó bạn rút ra kết luận.

- Tình hình bán hàng có được cải thiện sau quảng cáo? Bạn hãy so sánh tình hình bán hàng trước, trong và sau chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, chúng tôi muốn lưu ý rằng quảng cáo thường gây ra các hiệu ứng tích lũy hay hiệu ứng chậm, do vậy việc bán hàng do xúc tiến quảng cáo có thể không xảy ra ngay tức thì.

- Thứ ba, đối với việc quảng cáo thông qua các ấn phẩm, bao gồm cả việc phát các phiếu mua hàng điện tử. Khách hàng sở hữu các phiếu mua hàng điện tử này có thể được giảm giá hay được tặng quà khi mua hàng. Trước khi phát hành phiếu mua hàng điện tử, thì một việc cần làm là bạn phải sắp xếp chúng theo hệ thống. Việc phân loại một cách khoa học cho từng loại phiếu mua hàng khác nhau giúp bạn có khả năng xem xét, đánh giá và quyết định xem loại phiếu nào mang lại hiệu quả quảng cáo tốt nhất.

- Việc khuyến khích và nhắc nhở các khách hàng về loạt quảng cáo bạn đã triển khai là rất cần thiết. Điều này làm khách hàng nhớ đến sản phẩm/dịch vụ và góp phần khắc sâu thêm hình ảnh về chúng. Bạn có thể thực hiện được điều này bằng cách đưa ra mức giảm giá 10 % cho đợt mua hàng đầu tiên (ví dụ trong một khoảng thời gian từ... đến những người mua hàng có trong tay ấn phẩm quảng cáo của bạn thì sẽ được giảm 10%).

Bạn hãy sử dụng các phiếu phản hồi từ tạp chí. Một số ấn phẩm có phát hành các phiếu phản hồi còn được gọi là phiếu tìm hiểu thông tin. Hình thức này cho phép người đọc tạp chí cung cấp thông tin cho các nhà quảng cáo. Bạn nên phát hành phiếu tìm hiểu thông tin của riêng mình kèm theo mục quảng cáo sản phẩm của bạn trên tạp chí. Hãy nhớ sắp xếp các phiếu này theo hệ thống nếu bạn gửi nó cho một vài tạp chí để đăng quảng cáo.

- Một phương thức theo dõi phản hồi của khách hàng là sử dụng đường dây điện thoại nóng để nhận và trả lời các câu hỏi của khách hàng. Lấy ví dụ, một công ty quảng cáo về sản phẩm kèm theo chương trình rút thăm trúng thưởng, thông thường một số điện thoại miễn phí sẽ được bạn sử dụng để các khách hàng có thể dễ dàng liên lạc. Khi đã thông báo số điện thoại miễn phí đó trên trang quảng cáo, bạn hãy quy về các số máy lẻ khác nhau cho các quảng cáo nhất định để tiện theo dõi. Các bạn cũng nên cân nhắc việc đặt một số điện thoại riêng biệt dành cho quảng cáo và công bố số điện thoại này trên Niên giám điện thoại dành cho các doanh nghiệp.

- Một cách nữa để đo lường mức độ thành công của quảng cáo là so sánh tình hình web site trước và sau quảng cáo. Trên các Website bao giờ cũng có các công cụ giúp bạn lấy được các thông tin ngày, thông tin tuần và thông tin tháng về lượt người truy cập. Nếu bạn duy trì một server riêng, thì nên đầu tư vào phần mềm có thể giúp bạn dễ dàng thu thập và theo dõi các báo cáo về lượng người truy cập.

- Nếu bạn quảng cáo on-line, bạn hãy theo dõi số phần trăm những người xem và truy cập vào quảng cáo của mình. Phần lớn web bán chỗ quảng cáo trực tuyến đều theo dõi tỉ lệ nhấp chuột vào địa chỉ quảng cáo đăng tải trên trang đó, vì vậy, họ có thể cung cấp cho bạn các báo cáo về tình hình truy cập vào quảng cáo của bạn ra sao. Ngoài ra nếu thấy tiện lợi và hiệu quả hơn, bạn có thể tạo ra một trang web kết nối chỉ với banner quảng cáo của mình và sau đó theo dõi lượng người truy cập vào trang web đó.

- Một cách theo dõi và đo lường rất thực tế, hiệu quả mà bạn đừng bỏ qua là hỏi các khách hàng, họ biết về công việc kinh doanh của bạn từ nguồn thông tin nào.

Xin bạn hãy nhớ kỹ không thể xác định được mức độ thành công nếu bạn không biết mình đang cố gắng đạt được điều gì. Đây chính là một trong các nhiệm trọng yếu góp phần vào thành công trong kinh doanh: đó là việc xác định thị trường và các khách hàng mục tiêu. Liệu bạn đã nhận dạng một cách chính xác khách hàng mục tiêu hay chưa?

Cuối cùng hãy chắc chắn bạn có các mục tiêu quảng cáo rõ ràng. Bạn có thể muốn thúc đẩy công việc kinh doanh nói chung, nhưng các mục tiêu đặt ra phải rất cụ thể: mục tiêu làm tăng lượng bán hàng của một sản phẩm hay một dịch vụ mới; làm người ta biết đến công ty bạn; mục tiêu đẩy mạnh lượng hàng và dịch vụ bán ra trong một khoảng thời gian nhất định hay để mở rộng công việc kinh doanh trên một thị trường cụ thể. Cho dù mục đích đó là gì, thì bạn hãy xây dựng các cách thức thực hiện phù hợp. Chúc các bạn thành công!

Theo Bwportal



7 lưu ý để xây dựng đội ngũ bán hàng "tinh nhuệ"

Nhân viên bán hàng của bạn cần có kiến thức cụ thể về sản phẩm và về thị trường mà sản phẩm đang hiện điện.


1. Xây dựng đội ngũ bán hàng của chính mình

Nhân viên bán hàng của bạn cần có kiến thức cụ thể về sản phẩm và về thị trường mà sản phẩm đang hiện điện.
Trong kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể để các Công ty khác đảm nhiệm khâu phân phối, bán hàng giúp mình. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát hơn, nêu đó là đội ngũ nhân viên bán hàng của riêng mình, chưa kể bạn có thể chủ động hơn trong việc lên kế hoạch và triển khai các chiến lược bán hàng.

Bên cạnh đó, các nhân viên bán hàng nội bộ chỉ làm việc cho một mình bạn mà thôi và mục tiêu duy nhất của họ là bán càng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Công ty bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Ngược lại, các hãng dịch vụ bán hàng bên ngoài sẽ bán nhiều loại sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, vì thế họ phải có thứ tự ưu tiên khác nhau. Sẽ là thật không may nếu họ xếp sản phẩm của bạn ở thứ tự ưu tiên thấp.

2. Nhớ rằng bạn sẽ phải trả 100%

Các chi phí liên quan đến đội ngũ nhân viên bán hàng của riêng mình. Do đó, bạn hãy đảm bảo rằng những nhân viên bán hàng bạn tuyển dụng phải bán lượng hàng đủ để bạn có thể bù đắp được các chi phí đã bỏ ra.

3. Cân khắc kỹ khi tuyển dụng

Để tìm kiếm và xây dựng thành công một đội ngũ nhân viên bán hàng thành công, bạn cần tìm kiếm những ứng viên với tính cách sau:

- Có động cơ làm việc vì tiền cao.
- Ham muốn học hỏi.
- Tự tin.
- Sẵn sàng đón nhận thách thức.
- Kiên trì.
- Sẵn sàng cạnh tranh.
- Có giải pháp thích hợp với những lời từ chối.
- Biết lắng nghe.

4. Giải thích rõ ràng những mọng đợi của bạn

Bạn hãy cùng thảo luận một cách cụ thể về mục tiêu bán hàng mong muốn. Nhờ đó, giúp bạn phác thảo một hợp đồng trong đó liệt kê những gì Công ty sẽ làm cho khách hàng và cả nhân viên bán hàng.

5. Đào tạo, đào tạo, đào tạo

Càng được đào tạo chuyên nghiệp bao nhiêu, nhân viên bán hàng của bạn sẽ giải đáp trôi chảy mọi thắc mắc của khách hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ và kết quả bán hàng đương nhiên sẽ khả quan hơn. Nhân viên bán hàng của bạn cần có kiến thức cụ thể về sản phẩm và về thị trường mà sản phẩm đang hiện điện. Ngoài ra, đối với một nhân viên bán hàng giỏi, việc biết rõ món hàng và biết rõ thị trường vẫn chưa đủ, họ còn phải biết rõ đổi thủ cạnh tranh đang bán món hàng gì và bán ra sao.

Bạn hãy thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện và khuyến khích nhân viên bán hàng của mình tham dự các lớp đào tạo về bán hàng bên ngoài, hay tham gia các buổi hội nghị, thảo luận liên quan đến hoạt động bán hàng.

6. Động viên bàng một hệ thống đãi ngộ hợp lý

Hãy thiết kế một chế độ lương thưởng hợp lý trước khi bạn tuyển dụng nhân viên bán hàng. Phương pháp trả hoa hồng dựa trên doanh số bán ra thường được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, nếu được đảm bảo bằng một mức lương cơ bản tối thiểu thỏa đáng bạn sẽ làm cho họ yên tâm hơn trong những thời điểm khó khăn.

7. Sử dụng khéo léo các công cụ động viên phi tài chính

Mọi người thích được công nhận và đánh giá cao vì đã hoàn thành tốt công việc, họ cũng mong muốn các nhà quản lý đang lắng nghe ý kiến đóng góp của họ và nhanh chóng hành động để giải quyết các vấn đề khúc mắc giúp họ. Điều này cũng rất quan trọng vì họ cảm nhận được sự tôn trọng và thấy mình luôn là thành viên của tổ chức.

Đừng quên sức mạnh của các yếu tố khác như cho phép nghỉ hè, chính sách chăm sóc sức khoẻ hợp lý, giúp đỡ tài chính khi nhân viên đi khám bệnh... Những lợi ích như vậy sẽ giúp bạn giữ chân những nhân viên bán hàng xuất sắc.




Theo Saga

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More