Thử mô tả chân dung, liệt kê những kiến thức, kỹ năng cứng/mềm và những tố chất mà một người marketer thành công cần có, và cách đánh giá thứ bậc tay nghề trong làng marketing.
I. Marketer, anh là ai?
marketer1Để bàn về những yếu tố quyết định một marketer thành công trước hết ta phải thống nhất về hiểu biết và nhận định vai trò của marketing trong một doanh nghiệp. Như đã đề cập trong nội dung về những quan điểm marketing, nhận thức về vai trò của marketing trong các doanh nghiệp và dưới con mắt của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp còn rất khác nhau, trong nội dung đề tài nầy chúng ta xem xét vai trò marketing đúng nghĩa và đầy đủ như ở cấp độ 4: Marketing là triết lý kinh doanh của công ty.
II. Năng lực yêu cầu
1. Kỹ năng marketing
Để thể hiện tốt vai trò marketing như là triết lý của công ty, người làm marketing trước hết phải nắm vững kiến thức và các kỹ năng marketing:
* Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường
* Kỹ năng phân khúc thị trường
* Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh
* Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu
* Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing
* Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng
* Kỹ năng phát triển sản phẩm mới
* Kỹ năng phát triển thị trường mới
* Kỹ năng xây dựng chiến lược giá
* Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh
* Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông
* Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu
* Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing ngắn hạn và trung hạn
* Kỹ năng quản trị dự án marketing
* Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing
2. Kỹ năng mềm
Bên cạnh những kỹ năng cứng, người làm marketing cũng cần những kỹ năng mềm như:
* Kỹ năng làm việc nhóm
* Kỹ năng trình bày, diễn thuyết
* Kỹ năng xây dựng quan hệ
* Kỹ năng thương lượng
* Kỹ năng tương tác và quan hệ cá nhân
* Kỹ năng quản trị thời gian
* Kỹ năng đánh giá kết quả và cải thiện
* Kỹ năng cân bằng công việc và cuộc sống
3. Kiến thức tổng quát
Ngoài những kiến thức và kỹ năng chuyên môn, người làm marketing còn cần phải có kiến thức khá rộng liên quan đến các chức năng khác nhau của công ty:
a) Bên trong tổ chức
* Tài chính
* Nhân sự
* Chuổi cung cấp
* Sản xuất
* Định giá
* R&D
* Thiết kế bao bì
* Chiến lược
* Kế hoạch
* Dịch vụ khách hàng
* CNTT
b) Bên ngoài xã hội
* Kinh tế
* Chính trị
* Xã hội
* Văn hóa
* Công nghệ
* Môi trường
* Kiến thức ngành
* Kiến thức địa phương
* Kiến thức quốc tế
III. Tố chất
Tuy nhiên, cho dù bạn có giỏi về kiến thức và kỹ năng chuyên môn thì vẫn chỉ mới quyết định 50% sự thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào sự sáng tạo trong việc áp dụng kiến thức, thực hành các kỹ năng trong một bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp, mà nếu thiếu một số các tố chất quan trọng thì bạn khó mà thực hiện thành công. Những yếu tố nầy nếu không có được do bẩm sinh thì bạn cần phải khổ luyện mới có:
* Óc quan sát
* Tư duy sáng tạo
* Tư duy logic
* Tư duy chiến lược
* Nhạy cảm trong quan hệ cá nhân
* Có tinh thần doanh nhân
* Nhạy cảm với cơ hội kinh doanh và những đổi thay trên thị trường
* Khiêm tốn, biết lắng nghe
* Tư duy tiếp cận tập thể
IV. Thước đo năng lực chuẩn
Phân tích cụ thể thì xem ra để làm một marketer không phải chuyện đơn giản, tuy nhiên trong thực tế người ta đánh giá trình độ marketer theo 5 bậc theo bộ Năng lực Marketing Chuẩn* (marketing competence framework). Như vậy bạn có thể bắt đầu từ một bậc thấp để trau dồi, trãi nghiệm và leo lên từ từ, cho đến khi thành một siêu marketer.
V. Thách thức và cạm bẩy của nghề marketing
Công việc marketing là một công việc rất thách thức nhưng cũng đầy vinh quang. Những người làm marketing thành công thường là những người rất yêu nghề, họ làm việc rất cật lực, làm việc quên mình. Họ xem một nhãn hiệu mới, một sản phẩm mới như là một đứa con mà họ đã sinh ra và có trách nhiệm nuôi nấng, phát triển. Họ mất ăn mất ngủ khi một chương trình marketing bị trở ngại, lo lắng khi sản phẩm bán không chạy, căng thẳng khi đối thủ hoạt động quá hung hăng, và cảm thấy tủi hổ khi chiến lược mình đề ra không mang lại hiệu quả như mong đợi...
Tuy nhiên, nghề marketing cũng là một nghề mà môi trường hoạt động thường phải tiếp xúc với nhiều cạm bẩy nguy hiểm. Một thực tế cay nghiệt là có không ít marketer có tài nhưng đã không thể đi đến đích của sự vinh quan nghề nghiệp. Có người tuy có thể xoay xở để ngoi lên cao nhưng không đạt được sự nể trọng trong cộng đồng dân mar (marketing), vì họ đã không đứng vững được trước những cám dỗ vật chất. Họ đã để những lợi ích trước mắt chặn đứng con đường phát triển sự nghiệp lâu dài của mình.
Vậy, yêu cầu cuối cùng để một người làm marketing có thể đạt được những vinh quang trong sự nghiệp chính là phải có bản lĩnh.
marketer1Để bàn về những yếu tố quyết định một marketer thành công trước hết ta phải thống nhất về hiểu biết và nhận định vai trò của marketing trong một doanh nghiệp. Như đã đề cập trong nội dung về những quan điểm marketing, nhận thức về vai trò của marketing trong các doanh nghiệp và dưới con mắt của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp còn rất khác nhau, trong nội dung đề tài nầy chúng ta xem xét vai trò marketing đúng nghĩa và đầy đủ như ở cấp độ 4: Marketing là triết lý kinh doanh của công ty.
II. Năng lực yêu cầu
1. Kỹ năng marketing
Để thể hiện tốt vai trò marketing như là triết lý của công ty, người làm marketing trước hết phải nắm vững kiến thức và các kỹ năng marketing:
* Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường
* Kỹ năng phân khúc thị trường
* Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh
* Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu
* Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing
* Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng
* Kỹ năng phát triển sản phẩm mới
* Kỹ năng phát triển thị trường mới
* Kỹ năng xây dựng chiến lược giá
* Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh
* Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông
* Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu
* Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing ngắn hạn và trung hạn
* Kỹ năng quản trị dự án marketing
* Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing
2. Kỹ năng mềm
Bên cạnh những kỹ năng cứng, người làm marketing cũng cần những kỹ năng mềm như:
* Kỹ năng làm việc nhóm
* Kỹ năng trình bày, diễn thuyết
* Kỹ năng xây dựng quan hệ
* Kỹ năng thương lượng
* Kỹ năng tương tác và quan hệ cá nhân
* Kỹ năng quản trị thời gian
* Kỹ năng đánh giá kết quả và cải thiện
* Kỹ năng cân bằng công việc và cuộc sống
3. Kiến thức tổng quát
Ngoài những kiến thức và kỹ năng chuyên môn, người làm marketing còn cần phải có kiến thức khá rộng liên quan đến các chức năng khác nhau của công ty:
a) Bên trong tổ chức
* Tài chính
* Nhân sự
* Chuổi cung cấp
* Sản xuất
* Định giá
* R&D
* Thiết kế bao bì
* Chiến lược
* Kế hoạch
* Dịch vụ khách hàng
* CNTT
b) Bên ngoài xã hội
* Kinh tế
* Chính trị
* Xã hội
* Văn hóa
* Công nghệ
* Môi trường
* Kiến thức ngành
* Kiến thức địa phương
* Kiến thức quốc tế
III. Tố chất
Tuy nhiên, cho dù bạn có giỏi về kiến thức và kỹ năng chuyên môn thì vẫn chỉ mới quyết định 50% sự thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào sự sáng tạo trong việc áp dụng kiến thức, thực hành các kỹ năng trong một bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp, mà nếu thiếu một số các tố chất quan trọng thì bạn khó mà thực hiện thành công. Những yếu tố nầy nếu không có được do bẩm sinh thì bạn cần phải khổ luyện mới có:
* Óc quan sát
* Tư duy sáng tạo
* Tư duy logic
* Tư duy chiến lược
* Nhạy cảm trong quan hệ cá nhân
* Có tinh thần doanh nhân
* Nhạy cảm với cơ hội kinh doanh và những đổi thay trên thị trường
* Khiêm tốn, biết lắng nghe
* Tư duy tiếp cận tập thể
IV. Thước đo năng lực chuẩn
Phân tích cụ thể thì xem ra để làm một marketer không phải chuyện đơn giản, tuy nhiên trong thực tế người ta đánh giá trình độ marketer theo 5 bậc theo bộ Năng lực Marketing Chuẩn* (marketing competence framework). Như vậy bạn có thể bắt đầu từ một bậc thấp để trau dồi, trãi nghiệm và leo lên từ từ, cho đến khi thành một siêu marketer.
V. Thách thức và cạm bẩy của nghề marketing
Công việc marketing là một công việc rất thách thức nhưng cũng đầy vinh quang. Những người làm marketing thành công thường là những người rất yêu nghề, họ làm việc rất cật lực, làm việc quên mình. Họ xem một nhãn hiệu mới, một sản phẩm mới như là một đứa con mà họ đã sinh ra và có trách nhiệm nuôi nấng, phát triển. Họ mất ăn mất ngủ khi một chương trình marketing bị trở ngại, lo lắng khi sản phẩm bán không chạy, căng thẳng khi đối thủ hoạt động quá hung hăng, và cảm thấy tủi hổ khi chiến lược mình đề ra không mang lại hiệu quả như mong đợi...
Tuy nhiên, nghề marketing cũng là một nghề mà môi trường hoạt động thường phải tiếp xúc với nhiều cạm bẩy nguy hiểm. Một thực tế cay nghiệt là có không ít marketer có tài nhưng đã không thể đi đến đích của sự vinh quan nghề nghiệp. Có người tuy có thể xoay xở để ngoi lên cao nhưng không đạt được sự nể trọng trong cộng đồng dân mar (marketing), vì họ đã không đứng vững được trước những cám dỗ vật chất. Họ đã để những lợi ích trước mắt chặn đứng con đường phát triển sự nghiệp lâu dài của mình.
Vậy, yêu cầu cuối cùng để một người làm marketing có thể đạt được những vinh quang trong sự nghiệp chính là phải có bản lĩnh.
0 Trả lời:
Đăng nhận xét