27 thg 4, 2010

Chiến thắng sự do dự để thành công

Bạn có nhiều ý tưởng hay nhưng sếp không chịu nghe. Bạn tin mình đáng giá hơn nhiều mức lương đang nhận. Bạn muốn là chủ nhân thực sự của cuộc đời mình... Nhưng sao mọi việc không xảy ra như ý?


Thủ phạm nằm ở đâu?

Các chuyên gia tâm lý có một lời khuyên bổ ích cho những ai gặp phải vấn đề này.

Nguyên nhân số một nằm chính ở tính do dự và thiếu tự tin của bạn. Bất cứ người nào, trước khi thực hiện một bước đi hay việc làm quan trọng nào đó đều vấp phải trạng thái tâm lý này.

Chúng ta bao giờ cũng sợ điều chưa biết rõ và chưa làm bao giờ, thậm chí, cả những việc có nhiều khả năng đem lại những thành công rực rỡ.

Những người hướng nội khó vượt qua rào cản này nhất. Họ thường thích làm việc trong một tập thể ít người, chỉ phải chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực cụ thể nào đó và không muốn mở rộng công việc của mình. Bất cứ một bước đi nào vượt ra khỏi làn ranh giới quen thuộc đối với họ đều rất khó khăn: Họ bị cản trở bởi tính cẩn trọng thái quá. Để dứt họ ra khỏi vỏ ốc quen thuộc cần phải có một cú hích nào đó từ bên ngoài.

Người hướng ngoại dễ vượt qua rào cản này hơn. Đối với họ càng nhiều quan hệ và trải nghiệm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Họ có thể lao vào kinh doanh sau đó mới suy nghĩ xem cần phải làm thế nào để tổ chức công việc được tốt nhất. Điều này cũng chính là nhược điểm lớn nhất của họ. Thực tế cho thấy nhiều công ty bị phá sản ngay từ những tháng đầu tiên sau khi thành lập vì chủ nhân của nó là người hướng ngoại.

Thiếu tự tin có thể “chữa trị” nhờ vào... chiếc gương. Hàng ngày, bạn hãy bỏ ra ít phút nhìn thẳng vào mình trong gương và tự nói với bản thân rằng bạn là người thông minh, mưu trí, năng động và có hình thức rất tuyệt. Hãy khẳng định rằng mọi việc của bạn đều trôi chảy. Bài tập này chắc chắn sẽ phát huy tác dụng của nó, bởi vì thậm chí những lãnh đạo cấp cao của nhiều tập đoàn lớn, đôi khi cũng hành động như vậy.

Ngoài ra, bạn nên học cách lên kế hoạch về thời gian. Hãy bỏ thời gian ngồi nghĩ về những công việc cần làm, sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng giảm dần. Sau đó lên kế hoạch công việc trong một quý, một tháng, một tuần và cuối cùng là cả một ngày làm việc.

Hãy làm sao để 2/3 thời gian trong ngày làm việc được dành cho những công việc đã được dự liệu trước và 1/3 còn lại dành cho những việc đột xuất. Bạn nên nhớ rằng, những người nghiêm túc không những họ lên kế hoạch trước một năm mà còn cả năm năm phía trước.



Theo Anet

0 Trả lời:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More