26 thg 7, 2010

Binh pháp Tôn Tử trong blog (Hồi cuối)

Ở Hồi II, bạn đã được đọc về “Thế”, “Hư thực”, “Cửu biến” trong Binh Pháp Tôn Tử. Theo nhiều chiều hướng phân tích khác nhau, ta thấy sự liên quan mật thiết đến blog, đặc biệt với các blog có nhiều đối thủ cạnh tranh. Việc vận dụng để viết, bám trụ vào thế mạnh và tận dụng cơ hội sẽ giúp blog có một lợi thế vững vàng trước “quân địch’. Đặc biệt nhắc lại về việc “Tận dụng cơ hội”. Cơ hội đến không biết chắc nó có phải cuối cùng, vì vậy phải tận dụng ngay lập tức, không được phép bịa ra bất cứ một lý do nào để hoãn hoặc bỏ qua. Nếu không sẽ hối tiếc tột cùng như cái vụ Paypal Wishlist.

binh phap ton tu trong blog misao 300x224 Binh pháp Tôn Tử trong blog (Hồi cuối)

Hồi cuối này sẽ trình bày 4 thiên cuối cùng trong Binh Pháp Tôn Tử. Các Thiên sẽ nói về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại như: Thời điểm post, viết Guest Posts và các yếu tố hỗ trợ cho blog.

Thiên 7: Post đúng đề tài vào đúng thời điểm (Hành quân)

Tôn Vũ nói: Khi hành quân và dựng trại ở những dạng địa hình khác nhau, khi phán đoán tình hình quân địch, phải chú ý : ở vùng núi, phải dựa vào vùng sơn cốc có nước và cỏ, hạ trại tại chỗ cao, hướng về ánh sáng. Nếu địch chiếm được chỗ cao thì không đánh lên. Khi vượt sông, nên hạ trại xa bờ. Nếu địch vượt sông đánh ta, ta không nên giao chiến với địch ở dưới sông, chờ địch sang sông được phân nửa mới đánh thì được lợi. Nếu muốn quyết chiến với địch, nên bày trận sát bờ sông. Hạ trại bên bờ sông cũng phải chiếm chỗ cao, đón ánh sáng, không được theo hướng ngược dòng sông công địch.

Phần thượng lưu mưa lớn tất nước sông sẽ dâng lên, nhất định không được vượt sông, phải chờ khi nước rút.

… Đánh trận không cốt lấy quân đông, không nên khinh địch tiến liều mà phải tập trung lực lượng, phán đoán tình hình, tranh thủ sự tín nhiệm và ủng hộ của hạ cấp là được. Kẻ không biết nhìn xa trông rộng lại khinh địch ắt hẳn bị địch bắt.

Phân tích: Nếu phân tích từ “thời điểm hành quân” trong Binh Pháp Tôn Tử đến “thời điểm post” trong viết blog mới thấy “thời điểm post” là vô cùng quan trọng. Trong khi đang có một đề tài hay, đang được bàn luận vô cùng sôi nổi, viết một bài ngoài chủ đề sẽ là vô cùng bất lợi dù bài viết có hay và giá trị. Nếu cứ cố mà đăng, chẳng khác nào đánh địch trên núi, dù có mặc áo chống đạn Boron, đi giày Bitis thì rất vẫn khó lên, dễ bị địch đè bẹp. Tốt nhất, hãy chờ “nước rút” rồi mới qua sông. Hãy chờ tin nguội bớt rồi hãy đăng bài viết. Nếu bài hay và chất lượng thì lập tức người đọc sẽ tìm đến. Post bài đúng thời điểm cũng giống như giăng lưới bắt cá hồi, giăng lưới đúng lúc cá về thượng nguồn đẻ trứng thì tự cá sẽ mắc vào lưới, chẳng cần đến mồi ngon hay đèn dụ.

Ngoài ra, song song với việc post đúng thời điểm, chọn đề tài post (hay chính xác hơn là post theo nhu cầu) cũng rất quan trọng. Con người là một loài sinh vật tham lam, chỉ muốn được đáp ứng càng nhanh càng tốt. Vì vậy, bài post sẽ thành công vang dội nếu như gãi đúng chỗ ngứa của người đọc. Cũng giống như khi hành quân, biết dựa vào địa thế, sơn cốc, sẽ thuận lợi tiến đánh và tránh được nhiều cản trở. Có thể lấy ví dụ ở ngay chính tại Misao’s Blog. Tại thời điểm truy cập Facebook chập chờn, người dùng lo lắng, hoảng hốt, Misao đã post ngay bài Cách khắc phục lỗi không vào được facebook!. Lập tức các comments đến Misaoblog như nấm sau mưa, như măng gặp gió. Kết quả thu được là 2 trackbacks và 166 comments. Con số này có lẽ sẽ chỉ còn là 1 nửa nếu như Misao post muộn dù chỉ 1 tuần sau.

Thế mới thấy việc post bài đúng thời điểm và đúng với nhu cầu của người đọc là quan trọng và có lợi đến mức nào.

Thiên 8: Chọn Blog để viết Guest Post nhằm tăng Traffic và PageRank (Địa hình)

Tôn Vũ nói: Địa hình có 6 loại gồm: thông, quải, chi, ải, hiểm, viễn

  • “Thông” là ta có thể đi, địch có thể đến. Địa hình này ai chiếm trước được chỗ cao, bảo đảm đường vận chuyển lương thực thông suốt mà tác chiến thì đắc lợi.
  • “Quải” là nơi tiến đến thì dễ và trở lui thì khó. Địa hình này nếu địch không phòng thì ta có thể bất ngờ tấn công thì đắc thắng, nếu địch có phòng ta đem quân đến đánh mà không thắng thì khó có thể rút về, rất bất lợi.
  • “Chi” là nơi ta tiến đến bất lợi, địch tiến đến cũng bất lợi. Địa hình này thì địch dù có đem lợi dụ ta cũng chớ nên xuất kích, nên giả thua rút đi, dụ địch tiến ra nửa chừng hãy đem quân trở lại công kích thì ta đắc lợi.
  • “Ải” là nơi đất hẹp, ở địa hình ta nên tìm cách chiếm trước mà chờ địch đến. Nếu địch chiếm trước ta mà dùng nhiều quân giữ cửa thì ta không nên đánh, còn nếu địch không nhiều binh phòng thì ta có thể tiến đánh.
  • “Hiểm” là nơi hiểm trở. Ở địa hình này nếu ta chiếm trước địch thì nên đóng ở chỗ cao, dễ quan át để chờ địch tới, nếu địch chiếm trước thì ta nên lui quân, chớ tiến đánh.
  • ”Viễn” là nơi xa rộng. Ở địa hình này tình trạng thế lực đôi bên ngang nhau thì không tiện khiêu chiến, nếu miễn cưỡng đánh thì bất lợi.

Sáu điều nói trên là nguyên tắc lợi dụng địa hình, tướng lĩnh có trọng trách không thế không suy xét kỹ.

Việc binh có năm tình huống tất bại là tẩu, trì, băng, loạn, bắc. Không phải do tai họa trời đất mà là sai lầm của tướng lĩnh gây ra.

  • ”Tẩu” là địa thế như nhau mà chỉ huy nhu nhược, không quyết đoán.
  • ”Trí” là binh sĩ hăng hái mà chỉ huy nhu nhược, tất nhiên kém sức chiến đấu.
  • ”Băng” là chỉ huy nổi giận mà binh sĩ không phục, gặp phục địch cứ tự ý xuất chiến, chủ tướng lại không hiểu năng lực của binh sĩ, ắt sẽ bại như núi lở.
  • ”Loạn” là tướng lĩnh nhu nhược, không uy nghiêm, huấn luyện không có bài bản, quan hệ trên dưới không ra thể thống gì, bày trận lộn xộn, tự mình làm rối quân đội của mình.
  • ”Bắc” là tướng lĩnh không biết phán đoán chính xác tình hình địch, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tác chiến lại không có lực lượng mũi nhọn, cầm chắc thất bại.

Năm tình huống ấy là nguyên nhân dẫn đến thất bại, tướng lĩnh có trọng trách không thể không suy xét kỹ.

Địa hình là điều kiện hỗ trợ cho việc dùng binh. Phán đoán tình hình, giành lấy thắng lợi, khảo sát địa hình lợi hại, tính toán xa gần, đó là phương pháp mà một tướng lĩnh tài giỏi phải nắm vững. Nắm vững phương pháp rồi mới chỉ huy tác chiến thì chắc thắng, không nắm vững phương pháp đã lo chỉ huy tác chiến thì tất bại.

Phân tích: Quả đúng vậy, rõ ràng phải xem xét kỹ blog mà mình định viết trước khi viết bài Cộng Tác. Có 6 loại blog nếu phân loại theo mức độ thuận lợi khi viết Guest Post.

  1. Thông là loại blog chất lượng mà chưa có ai viết Guest Post. Với loại blog này, viết Guest Post càng sớm càng có lợi về Traffic, càng được admin ưu đãi nhiều
  2. Quái là loại blog tham gia thì dễ mà viết bài thì khó. Với loại blog này nếu bài viết không thật sự chất lượng, lệch lạc thì bị admin đuổi thẳng cổ. Còn nếu bài viết chất lượng, nhắm đúng chủ đề, câu được readers thì người viết sẽ rất có lợi, vừa ăn traffic to, vừa được admin ưu đãi.
  3. Chi là nơi ai tham gia cũng khó mà yêu cầu cũng cao. Loại này tốt nhất là nên dừng. Dù ai quảng cáo cũng chớ nên lao vào, lợi ít hại nhiều. Chờ một thời gian, nếu có nhiều kẻ nhảy vào viết rồi bị đuổi thẳng cổ thì hẵng tham gia, rồi cố gắng bật lên thật cao về chất lượng, sẽ có cửa thắng.
  4. Ải là loại blog khó tham gia vì lực lượng viết đã quá đông đảo. Nếu như lâu rồi không thấy Cộng tác viên viết bài thì hẵng tham gia mà viết. Khi viết cần chắc chắn có chất lượng thật sự thì mới nên viết. Còn không, với blog này tốt nhất nên lui. Tham gia được viết ở loại blog này lợi nhiều nhưng khó thành.
  5. Hiểm là loại blog hạng Super Pro, vào tương đối thuận lợi nhưng viết thì cực khó. Nếu là người đầu tiên thì tốt nhất nên cẩn trọng liên hệ với admin về chủ đề, đề tài,… rồi hãng posts để rồi chờ review. Nếu như đã có người tới trước đã có bài viết thì tốt nhất là nên dừng, không nên tham gia.
  6. Viễn là blog chấp nhận tất cả các bài viết của Guest. Ở loại blog này nếu thực lực viết ai cũng như ai, viết miễn cưỡng thì vừa mất ý vừa chưa chắc thu được hiệu quả cao. Nếu viết vừa hay mà vừa hay viết thì mới nên tham gia các blog này.

Thế mới thấy, việc viết Guest Post, ngoài việc bài Post có chất lượng thật sự thì việc chọn blog để viết Guest Post cũng thật quan trọng, blogger không thể không suy xét cho kỹ. Mình viễt blog cho Misao bởi vì Misao Blog thuộc loại “Thông”, vừa viết thuận lợi, vừa được admin quý như con cưng =)), đem lại nguồn Traffic to lớn.

Ngoài ra, việc viết bài Cộng tác có 5 tình huống tất bại sau đây của blogger, không phải do blog như thế nào mà là do sai lầm của blogger gây ra:

  • Tẩu là vào được mà viết ít, không viết do tiếc đề tài cho blog.
  • Trí là hăng hái mà viết vớ vẩn, kém chất lượng
  • Băng là đề tài không phù hợp mà cứ ngoan cố viết, tất bị admin đuổi thẳng cổ
  • Loạn là viết rất “hợp thời, hợp đề” (như thiên 7) mà lộn xộng, lung tung, mạnh đâu viết đấy.
  • Bắc là blogger không phán đoán được nên viết cái gì, viết ngược với thiên 7, cầm chắc thất bại.

Năm tình huống ấy là nguyên nhân dẫn đến thất bại, blogger trước khi viết Guest Posts cho bất kỳ blog nào không thể không suy xét kỹ. Khi viết cho Misao Blog, bản thân mình suýt nữa vướng vào điều 1.

Thiên 9: Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ (Hỏa công)

Có năm cách đánh bằng lửa:

  • Thứ nhất là đốt dinh trại để giết người
  • Thứ hai là đốt lương thảo tích trữ
  • Thứ ba là đốt xe cộ
  • Thứ tư là kho lẫm
  • Thứ năm là đốt đội ngũ để làm giặc rối loạn

Điều kiện sử dụng:

  • Muốn dùng hoả công, phải có nhân duyên, các hoả khí phải cụu bị sẵn sàng
  • Muốn phóng hoả phải chờ thời tiết, muốn châm lửa phải chọn ngày.
  • Thời tiết thuận lợi là khí trời nắng ráo.
  • Ngày thuận lơị là ngày mà mặt trăng ở lại trong các sao Cơ, bích, Dực,Chẩn. Những ngày mặt trăng ở lại trong các sao ấy là những ngày nổi gió.

Không thấy lợi thì đừng dấy binh, không nguy khốn thì đừng đánh.

Nhà vua không nên vì giận giữ mà dấy binh, tướng không nên vì oán hờn mà gây chiến. thấy có ích lợi cho nước nhà thì dấy binh, không thấy ích lợi thì thôi.

Đã giận có thể mừng trở lại, đã hờn có thể vui trở lại; nước mất rồi thì khó lấy lại người chết rồi thì không thể sống lại.

Phân tích: So sánh việc sử dụng hỏa công với việc sử dụng các Social Bookmarks trong blog mới thấy sự trùng hợp đến kỳ lạ!

Có 5 loại để đăng bài viết lên:

  1. Một là forum
  2. Hai là các social bookmark như linkhay,…
  3. Ba là các Mạng xã hội như: Facebook, MySpace
  4. Bốn là các tiểu blog như: Twitter, YahooMeme
  5. Năm là các Blog directory như Technorati, MyBlogLog

Khi đăng bài phải chú ý đến các điều kiện đăng bài như: bài đăng phải thật sự có chất lượng, viết không ra gì thì không nên đăng. Phải chú ý lỗi chính tả. Tin đăng phải hợp với Thiên 7.

Bằng không, hồ đồ, cứ ham đăng bài để ăn Traffic, thấy bài nào mình viết dù hay hoặc không hay cứ đăng, cuối cùng phản tác dụng, để mất chữ tín, traffic tiêu tan dần, như châm lửa vội vã, không biết đợi gió xuống, chẳng may gió ngược, chẳng khác nào tự tiêu tan lực lượng.

Blogger không nên ham Traffic mà dấy binh bất kể bài post. Bài post có cả bài hay, bài dở. Bài hay post lên sẽ câu traffic và chữ tín. Bài dở đăng lên thì mất chữ tín, rất khó lấy lại.

Tổng kết

Qua 13 Thiên trên (đã được rút gọn xuống còn 9 Thiên), ta mới thấy Binh Pháp Tôn Tử liên quan vô cùng mật thiết tới việc làm blog. Tất nhiên, Series này không phải chỉ vạch ra những điểm tương đồng, mà còn chỉ ra những sơ xuất mà các blogger dễ bị “mắc bẫy”, đồng thời cho thấy việc ứng dụng Binh Pháp Tôn Tử vào blog quan trọng như thế nào. Thậm chí, việc ứng dụng là đối với mọi thành phần blog, từ blog mới ra đến blog có thâm niên, từ blog độc tôn về chủ đề đến blog có nhiều đối thủ cạnh tranh,… Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ phần nào hiểu rõ hơn về Binh Pháp Tôn Tử, đồng thời ứng dụng nó tốt hơn, giúp cho blog bạn trở nên tốt hơn, mạnh hơn và thu hút độc giả hơn

0 Trả lời:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More