1. Thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu
Sẽ là vô nghĩa khi Bạn cố tìm cách thu hút sự chú ý của tất cả các độc giả không phân biệt già trẻ gái trai tới quảng cáo của mình. Cái Bạn cần là sự chú ý của đối tượng khách hàng của Bạn. Không phải ai đọc được quảng cáo của Bạn cũng sẽ trở thành khách hàng của Bạn, và tất nhiên là không ai mua một tờ báo chỉ để đọc tin quảng cáo của Bạn. Nhưng Bạn cũng chẳng cần đến sự chú ý của tất cả các độc giả làm gì, mà chỉ cần hướng vào nhóm đối tượng có khả năng sẽ quan tâm đến đề nghị của Bạn nhất.
Chính bởi thế mà những tiêu đề hướng đến những nhóm khách hàng cụ thể luôn tỏ ra rất hiệu quả. Nếu như đối tượng mục tiêu của Bạn là những chủ sở hữu xe hơi hiệu Volkswagen thì Bạn có thể dùng một tiêu đề như thế này: “Chủ nhân các xe Volkswagen chú ý!” Bạn sẽ chẳng cần đến những người sở hữu xe Ford, hay Chevrolet, hay bất cứ nhãn hiệu nào khác. Để đạt được sự chú ý của đối tượng mục tiêu của Bạn, hãy bổ sung các hình ảnh minh họa cho quảng cáo của Bạn và nghĩ ra một tiêu đề phù hợp.
2. Hãy thu hút sự quan tâm bằng cách đánh vào tình cảm của độc giả!
Quảng cáo của Bạn không nên chỉ là một danh sách liệt kê đơn thuần các sản phẩm và dịch vụ của Bạn. Quảng cáo phải đánh vào tình cảm của độc giả, khơi gợi sự quan tâm, óc tò mò và dấy lên mong muốn trong họ. Thường thì quyết đinh mua món hàng này hay món hàng kia đơn thuần là một quyết định có tính bốc đồng mà sau đó mới được củng cố bằng các lý lẽ. Quảng cáo của Bạn cần phải gợi sự quan tâm của độc giả thông qua việc “gãi vào đúng chỗ ngứa” của họ. Đánh vào tình cảm của độc giả là cả một nghệ thuật và nếu như biết cách sử dụng nó một cách khéo léo thì nó có thể rất có ích trong việc quảng cáo bất cứ một doanh nghiệp nhỏ nào.
Chẳng hạn, một cửa hàng trang sức có thể được quảng cáo theo kiểu rất bình thường: “Tại đây có bán nhẫn mới!” Nhưng cũng có thể nghĩ ra một cái gì đó lãng mạn hơn: “Hãy mua nhẫn để tìm lại tình yêu của Bạn!”
3. Hãy chứng minh rằng những gì Bạn nói là thực!
Mọi người đều biết rằng Bạn đã phải bỏ tiền để được quảng cáo, đã bỏ công để thiết kế và duyệt quảng cáo đó. Họ sẽ không tin quảng cáo của Bạn nếu nó không chứa đựng những bằng chứng thuyết phục. Để đạt được điều đó, cần phải đưa ra các phản hồi của khách hàng, ý kiến của các chuyên gia và những bằng chứng khác cho thấy những điều Bạn khẳng định là đúng sự thực. Chúng ta sống trong thời đại của chủ nghĩa hoài nghi, chính vì vậy mà có thể sẽ cần rất nhiều nỗ lực để vượt qua sự nghi ngờ của người mua hàng. Nếu như sản phẩm của Bạn thực sự là tốt nhất thì ai sẽ nói điều này ra, ngoài Bạn? Nhưng mặt khác, làm sao Bạn có thể chứng minh điều này?
4. Bảo đảm
Nếu như Bạn không thể cho khách hàng một bảo đảm nào đối với dịch vụ hay sản phẩm của Bạn thì tốt nhất là không nên quảng cáo chúng. Kiếm tiền giờ đây chẳng dễ dàng chút nào, vì vậy mà mọi người chi tiêu cũng phải suy nghĩ, nhất là khi quảng cáo không tạo cho họ cảm giác đáng tin cậy. Hãy xua tan mọi nghi ngờ của độc giả bằng cách đưa ra những bảo đảm chắc nịch. Bảo đảm càng đáng tin cậy bao nhiêu càng tốt.
Một trong những bảo đảm khác người nhất mà tôi từng biết trong những năm kinh nghiệm của tôi là quảng cáo về một cuốn sách hứa hẹn giúp đỡ người ta tìm được “người Bạn duy nhất”. Bảo đảm này đại loại như sau: “Chúng tôi đảm bảo là nếu Bạn làm theo những lời khuyên của chúng tôi trong cuốn sách này trong suốt 3 năm, Bạn chắc chắn sẽ tìm được một người mà Bạn mơ ước”. Nhờ có bảo đảm đó mà cuốn sách đã bán được hàng ngàn bản, và theo tôi được biết là không có ai đòi lại tiền cả.
5. Hãy kêu gọi độc giả hành động!
Cần phải cho độc giả biết họ phải làm gì trước khi họ bắt đầu hành động. Nếu như Bạn muốn họ gọi điện cho Bạn, đến chỗ Bạn, hay cắt một phiếu mua hàng… - hãy giải thích cho họ một cách cụ thể và chính xác họ phải làm thế nào và vào lúc nào. Đừng tiết kiệm lời quá. Nếu Bạn không miêu tả cho khách hàng của Bạn là họ phải làm gì thì họ sẽ chẳng làm điều đó đâu.
Cũng có thể thúc giục khách hàng hành động bằng những câu như: “Hãy gửi đến cho chúng tôi một phiếu cắt từ tạp chí… trước ngày 15 tháng 10, Bạn sẽ nhận được một phần thưởng!” hay: “Chỉ cần gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại miễn phí này ngay bây giờ…!”
6. Tái bút
Cuối mỗi bức thư quảng cáo người ta thường viết thêm một câu Tái bút nhắc lại một lần nữa lợi ích chính của việc mua hàng. Đó không chỉ là một thông tin được viết thêm vào bức thư quảng cáo, mà là một đề nghị thương mại được cố tình đặt ở cuối bức thư. Mọi người thường hay đọc Tái bút (P.S.) trước và sau tất cả các thông tin khác và thường nhớ chúng lâu hơn cả.
Bạn cũng có thể viết một Tái bút trong quảng cáo của mình. Sau khi đã viết xong nội dung thư quảng cáo theo tất cả những khuyến cáo trên, Bạn có thể thêm phần Tái bút, trong đó trình bày vắn tắt một lý lẽ rất nặng ký cho thấy là việc mua hàng sẽ có lợi cho khách hàng ra sao và đề nghị họ gọi điện cho Bạn. Chẳng hạn: “P.S. Hãy gọi điện cho chúng tôi ngay hôm nay – và Bạn sẽ được tặng một giờ massage miễn phí!"
1 Trả lời:
;)
Đăng nhận xét