25 thg 2, 2010

Các nhà bán lẻ, tiết kiệm mà vẫn có lợi nhuận

Giống như hầu hết những người dân Mỹ, các nhà bán lẻ đang phải vật lộn với tình trạng leo thang giá nhiên liệu...

Giờ đây, các nhà bán lẻ phải chi nhiều tiền hơn để mua hàng hoá từ các nhà sản xuất mà bản thân chi phí sản xuất cũng tăng lên, và giá cước vận chuyển hàng hoá từ trung tâm phân phối đến cửa hàng cũng tăng lên.

Nhưng các công ty bán lẻ không hề muốn đẩy việc tăng những chi phí này theo dây chuyền đến khách hàng. Để tránh cho giá không bị đẩy lên, nhiều nhà bán lẻ đã áp dụng chiến lược chống lạm phát đã được kiểm chứng:

- Thu hẹp hoạt động

- Cắt giảm hàng tồn kho

- Giảm giờ làm của các nhân viên bán thời gian

- Tiết kiệm năng lượng

- Mua nhiều hàng hoá nội địa hơn để tiết kiệm chi phí vận tải

- Đưa ra nhiều ưu đãi thu hút khách hàng

Để tránh cho giá không bị đẩy lên, nhiều nhà bán lẻ đã áp dụng chiến lược chống lạm phát
Khi được bảo đảm, các nhà bán lẻ sẽ thậm chí đạt được thành công đối với chính mức lợi nhuận của họ trước khi tăng giá của các mặt hàng trên kệ hàng. Tất cả những chiến lược này đã tỏ rất hiệu quả đối với các nhà bán lẻ các mặt hàng như là quần áo, đồ nội thất, và điện tử, như được minh chứng bởi sự thật là lạm phát đối với những ngành hàng này hầu như bằng không.

Nhưng những nhà kinh doanh rau quả và nhà hàng ăn uống lại phái đối mặt với tình huống tồi tệ gấp đôi: ngoài việc tăng chi phí vận chuyển và sản xuất họ còn phải đối mặt với việc giảm nguồn cung lương thực, rất nhiều loại hàng hoá truyền thống hiện đang được sử dụng làm nhiên liệu. Điều kiện hạn hán và năng suất mùa màng kém ở một số vùng đã làm trầm trọng hơn tác động này.

Các lương thực cơ bản như ngô, lúa gạo, lúa mỳ, trứng, sữa và đậu nành đã đạt mức giá kỷ lục, làm cho người buôn bán có sự lựa chọn hơn nhưng vẫn phải dồn gánh nặng đó sang người tiêu dùng. Tất nhiên, nhiều loại thực phẩm đã sơ chế và chế biến phụ thuộc vào những nguyên liệu chính và do đó giá cả các sản phẩm có thành phần chính là trứng, ngô, lúa mỳ cũng tăng lên.

Các hàng hoá như thực phẩm (và chất đốt) là không thể thiếu được; người tiêu dùng vẫn phải mua chúng. Có thể hiểu là, người tiêu dùng trở nên sợ hãi lạm phát và các nhà bán lẻ thường trở thành nơi để họ kêu ca và gánh chịu sự khó chịu của người Mỹ khi giá cả tăng cao. Các nhà bán lẻ có thể mong muốn bắt đầu những nỗ lực hai hướng nhằm đối trọng lại sự khó chịu mà khách hàng có thể liên tưởng đến nhãn hiệu của họ bởi vì giá cả.

1. Giáo dục nhân viên: Những nhân viên tuyến đầu thường phải đối mặt với sự khó chịu của khách hàng. Nhưng nhiều nhân viên có lẽ không hiểu được sự phức tạp của chính việc giá cả leo thang. Chỉ vài người hiểu mà thôi. Cung cấp cho thu ngân một số kiến thức cơ bản mà họ có thể truyền đạt tới khách hàng thì khi họ phẫn nộ về chuyện bao nhiêu tiền phải trả cho một gallon sữa

2. Giáo dục khách hàng: Các công ty nên xem xét các nguồn lực cam kết đến việc quảng bá sản phẩm và hệ thống bằng hiệu hướng trực tiếp vào người tiêu dùng. Cần phải giải thích làm cách nào mà nhà bán lẻ đang cố gắng giữ cho giá cả xuống thấp và tại sao giá cả không thể kiểm soát đư

Cần phải lưu ý rẳng trong khi những chiến lược này có thể được thực hiện khác nhau ở nhiều ngành khác nhau, đó là những ý tưởng quản lý có sức hút toàn cầu. Người làm thuê khi tiếp xúc với khách hàng thường có lợi khi có thể đưa ra lời giải thích hợp lý đối với những khách hàng không hiểu biết hoặc hiểu sai. Và khách hàng cũng được lợi từ việc có thêm hiểu biết do đó họ không phải hỏi rõ ngay từ đầu.

Những người bán rau quả cũng thực hiện chiến lược đặc trưng của ngành. Đối với thời hạn ngắn, một số người bán rau quả đã áp dụng sáng kiến ưu đãi cho phép các khách hàng đổi ra tiền mặt phần thuế hoàn, hoặc chuyển chúng thành các phiếu mua hàng với thêm 10% giảm giá.

Các nhà bán lẻ dài hạn đang mong chờ chính quyền Washington giúp đỡ họ để giảm bớt sức ép về giá cả. Họ ngày càng trở nên quan tâm hơn đến chính sách nguyên liệu sinh học của liên bang, đặc biệt là etanol từ bắp và dầu đậu nành, chịu trách nhiệm một phần cho việc giá cả leo thang đối với các mặt hàng lương thực.

Và trong khi các yếu tố khác như nhu cầu đang tăng lên từ các nước đang phát triển và hạn chế xuất khẩu quốc tế chỉ chiếm một phần, chính sách nhiên liệu sinh học là một yếu tố chính mà những nhà hoạch định chính sách của Mỹ đang kiểm soát trực tiếp. Nếu như được trì hoãn lại hoặc loại bỏ, các nhà bán lẻ và nhà hàng tin rằng chính sách nhiên liệu sinh học có thể có tác động ngay lập tức đến lạm phát giá lương thực.

Lạm phát, cụ thể là lương thực và nhiên liệu, là mối quan tâm lớn đối với hầu hết các nhà bán lẻ và nhà hàng. Một khi việc trợ giúp giảm giá tạm thời được thực hiện, người tiêu dùng sẽ không được hỗ trợ bù đắp với giá cả cao hơn và các nhà bán lẻ sẽ tiếp tục cảm thấy áp lực.


Nguồn Vietnamweek

0 Trả lời:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More