20 thg 4, 2010

10 lời khuyên cần thiết khi phát triển doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp của bạn đã đạt được một số thành công nhất định trên thương trường và bạn cũng muốn phát triển quy mô của công ty vào thời điểm này. Vậy bạn cần xem xét những yếu tố nào để duy trì và tiếp tục phát triển hơn nữa cho công ty của mình? Tất cả những yếu tố đó sẽ được đưa ra trong những thông tin tham khảo mà Vietnamlearning muốn gửi tới các bạn ở dưới đây.

1. Duy trì và phát triển sứ mệnh của công ty – Điều mà chúng ta muốn bàn đến ở đây chính là cách một định hướng chiến lược cơ bản của công ty, đồng thời cũng đề cập tới những nỗ lực để thực hiện được định hướng đã đề ra đó. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế là để duy trì được định hướng đó không phải là điều dễ dàng; nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ mới được thành lập và đang cố gắng tìm kiếm một chỗ đứng trên thương trường. Đơn giản là vì các công ty đó đôi khi buộc phải thay đổi hoặc điều chỉnh định hướng chiến lược trong quá trình hoạt động để tồn tại. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế đến mức tối thiểu những thay đổi trong chiến lược để đảm bảo cho việc duy trì sứ mệnh quan trọng của công ty và thống nhất với những cam kết với khách hàng.

2. Tạo dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và nhà cung cấp – Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để duy trì sức sống cho doanh nghiệp một cách dài lâu. Trong đó, việc xây dựng và phát triển lòng tin, sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp là một điều kiện tiên quyết. Bên cạnh đó, cũng cần duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp bởi bạn lại chính là khách hàng của họ. Nếu mối quan hệ với các nhà cung cấp là bền vững, bạn sẽ được hưởng lời từ cả hai phía: nhà cung cấp và khách hàng của công ty bạn.

3. Xây dựng tinh thần trách nhiệm cho nhân viên – Việc xây dựng tinh thần trách nhiệm cho nhân viên trong công việc cần được thực hiện thường xuyên, điều này không khác mấy so với việc giáo dục trẻ con: cần có thời gian và sự kiên nhẫn. Khi đã có trong tay một đội ngũ nhân viên có tinh thần trách nhiệm, sức mạnh của công ty bạn sẽ được tăng lên gấp bội. Dĩ nhiên, để làm được điều đó, bạn cũng cần thiết lập một chính sách rõ ràng để ghi nhận, khen thưởng và cung cấp cơ hội thăng tiến khi nhân viên làm việc hiệu quả.

4. Xây dựng một đội ngũ nhân viên vững mạnh và trung thành – Một đội ngũ nhân viên vững mạnh và trung thành sẽ cho phép doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh chóng và đứng vững trong được trong mọi môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Điều này cũng giảm thiểu được số lượng nhân viên xin chuyển việc, do đó cũng giảm bớt khá nhiều chi phí đào tạo dành cho các nhân viên mới.

5. Tự bản thân phát triển khả năng lãnh đạo –Khi mới khởi nghiệp, dường như bạn đóng vai trò độc diễn nên khả năng lãnh đạo chưa có chỗ đứng. Nhưng đến khi doanh nghiệp phát triển, bạn buộc phải chia sẻ quyền quản lý với một số nhân viên mới tuyển. Điều này thực sự khó khăn đối với bạn. Tuy nhiên hãy tin tưởng vào khả năng chọn lựa nhân sự của bản thân khi tuyển dụng thêm nhân viên mới, đồng thời chỉ định những nhân viên có năng lực vào các vị trí quản lý. Việc xây dựng lòng trung thành trong nhân viên sẽ tạo ra nguồn lực mạnh mẽ cho quá trình phát triển của công ty trong tương lai.

6. Không được lãng quên yếu tố “chất lượng” – Có thể vào một số thời điểm, bạn buộc phải cắt giảm nhân sự, không tăng lương, không lên kế hoạch tuyển dụng, hoặc thậm chí để nhân viên ra đi, nhưng một điều mà bạn cần phải nhớ, đó là luôn duy trì chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đã và đang cung cấp cho khách hàng. Điều này khá dễ hiểu bởi khi khách hàng cảm thấy chất lượng phục vụ của doanh nghiệp bị sụt giảm, họ sẽ nhanh chóng chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Rất khó để thu hút được một khách hàng, nhưng bạn sẽ nhanh chóng đánh mất cơ hội kinh doanh với họ nếu dịch vụ của bạn không đáp ứng được những yêu cầu của họ.

7. Quan tâm xem xét tới chi phí hoạt động trong quá trình phát triển – Bên cạnh việc nỗ lực duy trì chất lượng dịch vụ để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, cũng như đảm bảo được vị trí vững chắc trên thị trường; bạn cũng cần phải lưu tâm tới việc cân đối chi phí sản xuất. Điều này rất dễ nhận thấy vào những thời điểm đầu tư vốn vào các dự án hoặc công ty có mức tăng trưởng vượt bậc. Các chủ doanh nghiệp khôn ngoan không chỉ chú tâm tới các sản phẩm hiệu quả và có mức ổn định cao, mà họ cũng quan tâm, chú ý tới chi phí sản xuất và các hoạt động sản xuất có chi phí thấp.

8. Phát triển một cách khôn ngoan – Yếu tố này đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Doanh nghiệp nhỏ cần phải phát triển nhưng sự phát triển đó phải rất thận trọng. Bởi đã có câu “ Dục tốc bất đạt”. Mỗi một sơ sảy trong quá trình phát triển có thể hủy hoại toàn bộ những nỗ lực từ khi thành lập của doanh nghiệp đó.

9. Phát huy sở trường trong điều hành – Bạn là chủ doanh nghiệp hoặc người điều hành một doanh nghiệp? Nếu bạn đã đạt được hầu hết những yếu tố: thành công, phát triển, lòng tin của khách hàng, bạn vẫn phải lưu tâm tới việc tập trung mọi nguồn lực để duy trì sự vững mạnh về mọi mặt cho doanh nghiệp của mình. Bởi nếu bạn mất tập trung, những yếu tố xấu có thể tác động nhanh chóng tới doanh nghiệp của bạn, và chính khách hàng sẽ nhận biết được điều đó trước bạn.

10. Xây dựng một quy trình kinh doanh ổn đinh – Hãy dành thời gian để xem xét và lập ra một quy trình kinh doanh phù hợp với mức độ phát triển của công ty. Tiếp theo là phân bổ nhân viên phụ trách từng khâu trong quy trình đó. Bạn cần phải thực hiện việc này càng sớm càng tốt, bởi một khi doanh nghiệp phát triên, bạn sẽ không có nhiều thời gian để lập ra được một quy trình ổn định.

Nguồn: vietnamlearning.vn

0 Trả lời:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More