31 thg 3, 2010

Chiến lược marketing với doanh nghiệp


Chiến lược marketing của doanh nghiệp hay nhà quản lý là hệ thống các đường và giải pháp nhằm xác lập mối quan hệ thích ứng giữa doanh nghiệp với thị trường.

Nó sẽ trở thành cơ sở để hoạch định chiến lược sản xuất, chiến lược tài chính và chiến lược con người.

Đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thì chiến lược marketing có vài trò vô cùng quan trọng trong việc xác định hướng đi của mình.

Ngày này, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin luôn đặt doanh nghiệp trước những sức ép cạnh tranh gay gắt. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào khả năng thích ứng với những đột biến của thị trường mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạt định chiến lược phát triển dài hạn.

Bạn cần đề nghị chuyên gia marketing nêu ra vài tình huống về các hoạt động marketing mới, có tính sáng tạo để cùng nhau thảo luận. Sau đó, tạo điều kiện để các thành viên nói về những cách marketing mà theo họ sẽ có tác dụng tốt và cùng nhau thống nhất về cách triển khai thực hiện những ý tưởng tốt nhất.

Một thực tế hiện này cho thấy các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam chưa chú trọng đúng mức tới chiến lược marketing. Ngay bản thân trong bộ máy quản lý doanh nghiệp, kinh doanh hay bán hàng chỉ chú trọng vào công việc chính là sản xuất và tạo ra những sản phẩm cho những khách hàng “có mối làm ăn” từ trước.

Họ ít khi lập ra những chính sách, kết hoạch, những chiến lược marketing dài hạn, thậm chí là trong ngắn hạn. Chủ doanh nghiệp thì luôn bận bịu với công việc quản lý và kinh doanh hàng ngày, họ thường nghĩ rằng, “trong đầu” mình đã vạch sẵn các chiến lược, rằng doanh nghiệp đã có cả một đội ngũ kinh doanh, sản xuất giỏi, thế là đủ.

Song để có được một chiến lược marketing hiệu quả, thì chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý phải dành một khoảng thời gian nhất định để phân tích thị trường, vạch ra mục tiêu, định hướng, cách thức… chứ không phải đơn giản chỉ là những suy nghĩ chợt nảy sinh trong đầu. Chính điều đó đặt ra yêu cầu cho chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý đó là họ phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực marketing.

Khó khăn cố hữu cho các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực thi chiến lược marketing, đó chính là vấn đề về vốn. Đối với những doanh nghiệp có tên tuổi thì việc xây dựng một chiến lược marketing được coi là công việc của các chuyên gia, các nhà tư vấn, thiết kế và để thực hiện những chiến lược này thì không ít những công ty, tập đoàn lớn đã phải bỏ ra một số tiền khổng lồ.

Vậy đối với doanh nghiệp chỉ có vài nhân viên, kinh phí hạn hẹp, không có nhiều thời gian để xây dựng hay thực hiện được chiến lược marketing cho doanh nghiệp của mình? Hiện nay, có không ít các chủ doanh nghiệp hay các nhà quản lý vẫn giữ quan điểm làm marketing có nghĩa là chi một số tiền để quảng cáo. Nhưng đó là quan điểm sai lầm vì marketing phải là sự đầu tư để tạo dựng, định vị thương hiệu và tạo sự khác biệt cho thương hiệu.

Chính vì vậy khoản tiền chi ra để thực hiện hoạt động marketing là những khoản đầu tư cho hoạt động kinh doanh chứ không phải là chi phí sản xuất. Một khi doanh nghiệp đã xác định được khách hàng là mục tiêu của của mình thì phải biết tìm cách tiếp cận với từng đối tượng. Có rất nhiều các không mấy tốn kém để tiếp cận và thu hút các đối tượng này như: tạo ra các sự kiện làm cho khách hàng hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp, gừi email, gửi tin nhắn qua điện thoại…

Dù sao đi nữa, doanh nghiệp cũng đừng nên bỏ qua các kênh tiếp thị truyền thống. Chẳng hạn doanh nghiệp có thể thực hiện việc lập một website cho riêng mình. Đây là một hình thức khá đơn giản chỉ cần một máy tính nối mạng, người quản lý biết một vài thao tác về máy tính và chụp ảnh là có thể thực hiện việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp với chi phí rất phải chăng.

Ngày nay với khoảng 20% dân số tương đương khoảng 16,7 triệu người sử dụng internet thì đây là cách tận dụng tối đa cho sự phát triển của internet tại Việt Nam trong những năm gần đây. Ngoài ra còn có thể xem xét thỏa thuận với các nhà hàng ở địa phương để cung cấp cho họ tách uống cà phê có in tên và logo của doanh nghiệp.

Một cách làm khác (tất nhiên là tùy theo sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung ứng) là đến thẳng các trường học, các câu lạc bộ, bệnh viện để bán trực tiếp sản phẩm hay dịch vụ của mình và đổi lại cho các tổ chức này bằng một số tiền hoa hồng được sử dụng làm quỹ cho một dự án nào đó.

Việc cùng tham gia (như viết chương trình, cung cấp thông tin, tổ chức các buổi hội thảo) cho các dự án công cộng để có cơ hội đưa tên tuổi của doanh nghiệp mình ra công chúng cũng là cách nên làm. Nhưng cuối cùng thì điều quan trọng nhất vẫn là doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo và luôn tạo cho mình nét độc đáo, khác lạ để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh hiện nay.


Theo Diễn đàn doanh nghiệp

0 Trả lời:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More