Tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn chiếm số lớn trong hệ thống doanh nghiệp tại Việt Nam, hiện nay đa phần các DNVVN vẫn còn phát triển vừa phải hoặc cầm chừng. | ||
Tuy nhiên, chúng ta đã và đang chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp lớn mạnh chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Nguyên nhân nào tạo nên sự khác biệt này? Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng như con người cũng phải trải qua những giai đoạn sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Chẳng phải hầu hết các doanh nghiệp khổng lồ hiện nay đều đi lên từ quy mô siêu nhỏ hay sao? Vậy tại sao khi Việt Nam đã xây dựng được một cộng đồng DNVVN rất lớn nhưng sau một thời gian phát triển, số doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được còn lại quá ít, thậm chí đã có khá nhiều doanh nghiệp phá sản chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động? Nguồn vốn: Yếu tố đầu tiên Quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được rút ngắn và tạo sự thông thoáng rất nhiều so với những năm trước, điều này giúp các doanh nghiệp giảm được thời gian và luôn cảm nhận được sự thuận tiện hơn trong việc tiếp xúc làm việc với các cơ quan chức năng. Sự hiện diện của các quỹ đầu tư quốc tế tại VN cũng như nhiều quỹ đầu tư của VN ra đời đã bước đầu hình thành và phát triển một cách có hệ thống, tuy nhiên họ chưa thực sự tham gia sâu vào quá trình hỗ trợ các DNVVN. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng thương mại trong những năm gần đây đã cho thấy tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như sức nóng của thị trường vốn. Mặc dù chúng ta đều biết trong giai đoạn đầu của sự phát triển đối với các doanh nghiệp là giai đoạn cần vốn cơ bản, tuy nhiên việc tiếp cận với nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng thương mại vẫn còn là một khó khăn đối với họ, đặc biệt là DNVVN. Cách tồn tại duy nhất là phát triển? Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ (TGĐ Café Trung Nguyên), có quá nhiều ban lãnh đạo doanh nghiệp chưa có tư tưởng đua tranh, thiếu tự tin vì e rằng mình không thể làm được hoặc sẽ đối mặt với nhiều khó khăn để vượt qua được đối thủ (ngay cả đối thủ là doanh nghiệp VN chứ chưa nói tới các DN nước ngoài). Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc định hướng chiến lược kinh doanh cũng như mong muốn đóng góp của những nhân viên nhiệt huyết. Ban lãnh đạo thiếu tự tin thì khát vọng phát triển của nhân viên cũng giảm đi và họ sẽ dễ dàng quyết định chuyển sang các công ty đối thủ, cho dù đã đãi ngộ dành cho họ rất cao. Hiện nay, Trung Nguyên với 5 đơn vị thành viên vẫn không ngừng phát triển về số lượng công ty thành viên, nhân sự cũng như gia tăng thị phần khách hàng ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng.
Trong suốt 8 tháng qua, việc tiếp tục chiến lược phát triển đã giúp Trung Nguyên khẳng định vị trí và xây dựng được thương hiệu một cách vững chắc. Với quan điểm: “Cách tồn tại duy nhất là không ngừng phát triển”, chính tư tưởng này giúp Trung Nguyên thành công. Trong quá trình tuyển dụng, đào tạo nhân sự và trực tiếp tham gia điều hành, quản lý các doanh nghiệp, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nhận thấy hầu hết mọi người đều hội tụ năng lực và khát vọng song đa phần quyết định thay đổi công ty bởi lý do: Chưa thấy bóng dáng của văn hóa doanh nghiệp, hầu hết ban lãnh đạo doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc duy trì doanh thu, lợi nhuận mà chưa chú trọng đến việc xây dựng một chiến lược lâu dài với sự lớn mạnh thực sự trong tương lai. Yếu tố khách hàng Yếu tố khách hàng chính là yếu tố chủ chốt cho sự thành công của doanh nghiệp. Số lượng khách hàng mua hàng dựa trên đặc tính thương hiệu chiếm tỉ lệ không nhỏ và đôi lúc cũng gây khó khăn cho việc tiếp thị sản phẩm và kênh phân phối (DNVVN thường yếu mảng này) nên đã khó lại càng khó hơn trong việc cạnh tranh với những doanh nghiệp đã có tiếng lợi thế hơn về chi phí tiếp thị cũng như kênh phân phối tốt. Để các DNVVN phát triển, cần có sự ủng hộ rất lớn từ khách hàng, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi rất nhiều doanh nghiệp khác nhau và khách hàng có cơ hội lựa chọn dịch vụ tốt nhất. Nhưng đó cũng là thách thức cho các DNVVN muốn chiếm lĩnh thị phần. Nguồn nhân lực: sức mạnh để phát triển Để đi đến thành công, doanh nghiệp không hẳn phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố vốn mà còn phụ thuộc chính vào tham vọng của lãnh đạo, cũng như tư duy và định hướng của lãnh đạo với doanh nghiệp và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều lãnh đạo có tham vọng và thực sự mong muốn phát triển doanh nghiệp, nhưng lại gặp phải khó khăn trong việc quản lý nguồn nhân lực. Rất nhiều bạn trẻ khi làm việc cho các công ty nhỏ thường chỉ muốn làm để tích lũy kinh nghiệm, và có tư tưởng chuyển sang các công ty lớn hơn để có thể nhận được mức đãi ngộ cao hơn (dù công ty cũng đã tăng đãi ngộ và tạo cho họ các cơ hội phát triển) hoặc mong muốn làm ở một công ty có thương hiệu nổi tiếng hơn. Chính điều đó đã làm suy giảm sự phát triển ổn định của nguồn nhân lực trong DNVVN, bởi các DNVVN thường ít nhân viên, và khi nhân sự chủ chốt nghỉ giữa chừng, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới DN. Người lao động thường không nhận thức được rằng chính các DN lớn mà họ muốn làm cũng xuất phát điểm từ những DN có quy mô siêu nhỏ, và họ phát triển được như vậy chính là nhờ tài năng và tâm huyết của tất cả đội ngũ nhân viên, cộng với sự trung thành và mong muốn trở thành một khối hợp nhất cùng phát triển với DN. Chẳng phải những CEO của các Tập đoàn khổng lồ hay những doanh nghiệp lớn tại VN đã làm việc hàng chục năm trước với vị trí ban đầu chỉ là một nhân viên công ty cũng có quy mô rất nhỏ hay sao? | ||
Theo VNN |
0 Trả lời:
Đăng nhận xét