10 thg 4, 2010

Tư vấn trong và ngoài công ty

Cũng giống như các nghề dịch vụ khác, nghề tư vấn được coi là nghề “làm dâu trăm họ”. Bao nhiêu khách hàng là bấy nhiêu vấn đề đặt ra buộc chúng ta phải dày công tìm hiểu và nghiên cứu.

Trước tiên, có thể nói nghề tư vấn là một nghề hoạt động trong một môi trường năng động. Nó đòi hỏi cũng lắm công phu và chịu áp lực khá lớn từ phía khách hàng thuộc đủ mọi ngành nghề khác nhau. Thêm vào đó, những vấn đề cần được tư vấn lại luôn biến chuyển theo từng ngày.

Chính điều này đã khiến các nhà tư vấn luôn phải căng hết đầu óc ra, vận dụng hết tất cả vốn tri thức và hiểu biết của mình để giải quyết từng vấn đề một. Do vậy mà đòi hỏi ở các nhà tư vấn phải có sự yêu nghề và khả năng chịu đựng thử thách trong suốt quá trình làm việc.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng không nhỏ của loại hình nghề nghiệp này. Trong môi trường làm việc, chúng ta luôn có cơ hội tiếp xúc với những người gạo cội trong ngành cũng như những người đứng đầu ngành. Nhờ đó mà đôi khi chúng ta đã tiếp cận và biết được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp, hay mức độ tác động của sự ưu tiên hoá yếu kém. Nhưng trên hết, chúng ta vẫn nhận thấy lòng nhiệt huyết, khả năng lãnh đạo và mức độ ảnh hưởng từ những vị tiền bối và từ những mối quan hệ dài lâu khác. Và điều quan trọng nhất là họ đã lắng nghe và thực sự quan tâm đến ý kiến của chúng ta. Riêng đối với những người mới vào nghề thì mười năm chính là khoảng thời gian họ phải bỏ ra để tích luỹ kinh nghiệm và nắm bắt được tâm lý của mọi người.

Thêm nữa, do đặc thù công việc, chúng ta được tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau, với nhiều vấn đề khác nhau. Nhờ đó mà chúng ta có thể trang bị được ngày càng nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu.

Trong khi các nhà tư vấn bên ngoài công ty được tiếp cận với một số lượng lớn các khách hàng thuộc đủ mọi thành phần, thì những nhà tư vấn trong công ty chỉ xử lý công việc ở nội bộ công ty đó nên đối tượng cấn tư vấn thường rất hạn hẹp. Cho dù là như vậy thì khách hàng vẫn là khách hàng. Cũng giống như các nghề dịch vụ khác, nghề tư vấn được coi là nghề “làm dâu trăm họ”. Bao nhiêu khách hàng là bấy nhiêu vấn đề đặt ra buộc chúng ta phải dày công tìm hiểu và nghiên cứu. Nếu chỉ chuyên biệt về một nghành công nghiệp nào đó, thì việc tư vấn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều vì chúng ta đã có được cái nhìn toàn cục về nghành đó. Nhưng dẫu phải đốI phó với nhiều ngành công nghiệp khác thì sự khác biệt của các ngành đó cũng chỉ vừa đủ để chúng ta cần thêm thời gian ổn định ở một hay hai lĩnh vực chuyên môn mà thôi. Đành rằng sẽ thuận lợi hơn nhiều khi tư vấn cho một khách hàng quen thuộc nhưng như thế chúng ta sẽ lại bỏ lỡ cơ hội để mở rộng sức ảnh hưởng của chúng ta tới nhiều môi trường và con người mà những nhà tư vấn bên ngoài công ty có.

Về vấn để hoàn thiện dự án, các nhà tư vấn trong công ty thường quản lý được sát sao kết quả của dự án hơn là các nhà tư vấn bên ngoài công ty. Lý do là vì các mối quan hệ khách hàng của nhà tư vấn làm việc ngoài công ty thường không đủ lâu để trở nên bền chặt, cho nên vấn đề hoàn thiện dự án cũng như việc khách hàng có thực hiện theo đúng như tư vấn hay không lại không được theo sát. Trong khi đó điều này lại hoàn toàn không xảy ra đối với những nhà tư vấn trong công ty. Ngoài ra, các nhà tư vấn ngoài công ty thường phải tìm đến khách hàng để tìm hiểu tình hình thực hiện dự án, đó là còn chưa kể đến việc đôi khi vì một vấn để nảy sinh nào đó (như: việc cấp vốn bị đình trệ, hay việc tái thiết không còn cần thiết nữa) mà công sức dành cho dự án đó bị đổ xuống sông xuống bể. Trường hợp này trái ngược hẳn với những gì mà các nhà tư vấn trong công ty gặp phải, khách hàng thường phải tìm đến họ, do vậy họ có thể nắm rõ được tiến trình của dự án và xử lý gần như ngay lập tức những vấn để nảy sinh.

Trong quá trình làm việc, các nhà tư vấn ngoài công ty thường phải chịu áp lực lớn hơn so với các nhà tư vấn trong công ty. Để khẳng định mình, các nhà tư vấn hoạt động ngoài công ty luôn phải trăn trở tìm kiếm và tiếp cận được những cơ hộI kinh doanh mới, thế nhưng đâu hẳn các khách hàng đánh giá đúng được mối quan tâm đích thực của họ. Trái lại, các nhà tư vấn trong công ty thường được đánh giá cao hơn trong nội bộ công ty đó. Vì vậy mà mỗi khi nhận thấy được cơ hội tư vấn, ban giám đốc thường tạo điều kiện cho họ hơn.

Nhưng nếu xét về khả năng di chuyển nghể nghiệp thì các nhà tư vấn ngoài công ty dễ dàng hơn trong vấn đề này. Còn đối với những nhà tư vấn trong công ty, việc chuyển sang công ty khác là khá khó khăn, họ phải đấu tranh nhiều hơn vì khi làm việc họ luôn được công ty ưu đãi. Tuy nhiên, việc dịch chuyển sẽ dễ dàng hơn nếu như các nhà tư vấn trong công ty muốn chuyển sang bộ phận khác trong nội bộ công ty.

Cho dù làm việc trong bất kỳ môi trường nào thì khách hàng của chúng ta vẫn luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp. Theo lẽ chính đáng, các khách hàng luôn tìm kiếm sự trải nghiệm từ các nhà tư vấn ngoài công ty và sự uyên thâm từ các nhà tư vấn trong công ty. Bên cạnh đó, các nhà tư vấn trong công ty có nhiều cơ hội được công ty gửi đi đào tạo tập huấn nhiều hơn so với các nhà tư vấn ngoài công ty. Tuy việc này là không dễ dàng thực hiện nhưng các công ty muốn nhìn nhận nó như là một vấn đề cần thiết cho quá trình làm việc của các tư vấn viên, và cũng muốn các nhà tư vấn đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao từ phía khách hàng.

Lời kết

Khi lựa chọn theo đuổi nghề tư vấn, bạn sẽ đểu có cơ hội phát triển nghề nghiệp dưới nhiều hình thức. Nhưng theo lẽ tự nhiên, tất cả những gì mà bạn muốn đạt được đều phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Vì vậy mà bạn nên tận dụng mọi cơ hội đê phát triển công việc, kỹ năng và tài nghệ của bạn. Đồng thời, bạn cũng nên ghi nhận những thành tựu nổi bật mà bạn đã đóng góp cho bất cứ dự án nào mà bạn đã trải qua.

0 Trả lời:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More