Việc sử dụng Facebook và Twitter chỉ thực sự hiệu quả khi bạn có sự thận trọng, và biết rõ mình cần phải cấu hình dịch vụ như thế nào để toàn quyền kiểm soát những ai được phép đọc thông tin trên trang cá nhân của bạn.
Bảo vệ Facebook
Chia sẻ thông tin: Dựa vào “nguyên tắc vàng” trên bạn có thể thấy rằng không phải thứ gì cũng có thể chia sẻ với mọi người, nhất là những người bạn không thực sự tin tưởng, hoặc không biết rõ họ là ai. Để hạn chế quyền truy cập thông tin trên Facebook, bạn cần cấu hình trong phần List, gán các nhóm danh sách khác nhau, và có thể thiết lập mức độ truy cập thông tin đối với các nhóm này trong Facebook. Phần lựa chọn “Limited Profile” cho phép bạn quy định ai được phép những nội dung gì trên trang profile của bạn. Chẳng hạn bạn vừa “add” vào danh sách một người bạn mới nhưng không chắc chắn họ là ai, bạn nên chuyển người đó vào danh sách “Limited Profile” để hạn chế người đó truy cập vào các thông tin của mình.
Tiếp sau đó, bạn cần quy định xem những phần thông tin nào trên Facebook mà những người khác có thể đọc được. Phần cấu hình nằm trong trang Privacy Settings (Settings – Privacy Settings), rồi tương ứng với các phần Profile, Basic Info, Personal Info, Status and Links…, bạn có thể cho phép tất cả mọi người (Everyone) hay chỉ có bạn bè thân thích của mình (Friends) mới được phép xem thông tin trên trang cá nhân.
Profile bao gồm hầu như tất cả thông tin về bạn; Basic Info là những phần thông tin cơ bản (giới tính, ngày sinh, trạng thái các mối quan hệ…); Personal Info là các thông tin mang tính chất riêng tư (phần này bạn nên cẩn trọng hơn nếu không muốn thông tin riêng tư của mình bị lợi dụng). Nếu thay đổi phần nào thì sau khi kết thúc bạn cần nhấn vào nút Save để lưu lại những thay đổi đã tiến hành. Ngoài ra, bạn cũng cần biết thêm về đối tượng giới hạn: Everyone (tất cả mọi người), Friends of Friends (bạn của bạn của bạn), Friends (chỉ có bạn bè của bạn), và Customize (cá nhân hóa cụ thể những đối tượng được xem thông tin).
Chặn quảng cáo và spam: Khi mạng xã hội trở nên thông dụng, nhiều kẻ muốn sử dụng kênh thông tin này để phát tán spam và quảng cáo vô tội vạ. Để chặn quảng cáo, bạn vào Settings – Privacy Settings - News Feed and Wall – Social Ads, rồi chọn phần No One.
Còn về vấn đề spam thì có 2 khả năng: thứ nhất là bạn bị spam, thứ hai bạn là nguồn gốc của spam. Giải pháp cho vấn đề thứ nhất là bạn có thể khóa hoặc xóa tên người spam ra khỏi danh sách bạn bè. Còn giải pháp cho vấn đề thứ hai chính là bạn phải kiểm tra lại máy tính, có thể PC đã bị hacker kiểm soát, hoặc tài khoản Facebook của bạn đã bị lộ, và kẻ xấu sử dụng chúng như một công cụ phát tán spam.
Bảo vệ Twitter
Không như Facebook, Twitter không có cơ chế ngăn cản ai đó được phép tiếp cận với bạn. Tất cả mọi người đều có thể đọc được tin nhắn (gọi là tweet) của bạn trên Twitter. Tất nhiên, có đôi khi bạn không muốn những “message” riêng tư của mình (chỉ dành cho một số đối tượng nào đó) lại được quảng bá tới tất cả mọi người. Trong trường hợp đó, bạn hãy sử cơ chế bảo vệ tin nhắn: vào phần Settings và đánh dấu vào nút kiểm “Protect my updates”. Giờ đây, tweet của bạn sẽ không hiển thị đối với những người không có trong danh sách bạn bè.
Nếu bạn muốn khóa các tweet của mình và không cho ai đó tiếp cận chúng thì cũng làm theo cách trên. Đầu tiên phải kích hoạt tính năng “Protect my updates”, rồi vào phần Profile, tìm đến tên người có trong danh sách (following), rồi nhấn vào chức năng “block” (khóa) hoặc loại bỏ người đó ra khỏi danh sách (unfollow).
Trên thực tế, cả hai mạng xã hội Facebook và Twitter đều có thể liên kết với nhau, nhưng đôi khi chúng sẽ mang đến những phiền phức không đáng có cho người dùng. Để ngắt liên kết giữa hai mạng này, từ Facebook bạn vào phần Applications, tìm tới Twitter rồi nhấn vào dấu “X” để xóa ứng dụng này khỏi profile Facebook. Nếu bạn sử dụng các tiện ích của bên thứ ba như kiểu TweetDeck để truy cập vào Twitter thì bạn cũng sẽ phải gỡ bỏ liên kết xấu.
0 Trả lời:
Đăng nhận xét